Vì sao cần chăm sóc sầu riêng ngay sau khi thu hoạch?
Mùa mưa, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại phát triển. Trong khi đó sầu riêng vừa mới thu hoạch xong; sau một thời gian dài dốc toàn sức lực để làm bông nuôi trái, cây đã suy yếu, kiệt sức nên rất dễ bị nấm bệnh tấn công gây hại.
Chăm sóc sau thu hoạch là giai đoạn quyết định đến sức khỏe, tuổi thọ của cây trồng; và năng suất chất lượng của mùa vụ tiếp theo.
Vậy cần chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch như thế nào để cây nhanh chóng phục hồi; và kịp chuẩn bị sức làm bông cho vụ tiếp theo?
3 bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch
– Rửa vườn, xử lý nấm bệnh trên thân cành, lá
Giai đoạn sau thu hoạch, sức đề kháng của cây sầu riêng rất kém, cộng với những tổn thương trong quá trình thu hoạch trái mở đường cho nấm khuẩn tấn công cây.
Nhà vườn cần tiến hành phun chế phẩm sinh học CNX- Siêu đồng để sát khuẩn, rửa vườn, tẩy sạch rong rêu mảng bám trên thân cành lá giúp xử lý nấm bệnh; tăng khả năng quang hợp cho cây.
Lưu ý: Rửa vườn có thể thực hiện trước hoặc song song với với việc cắt tỉa cành. Việc rửa vườn, xử lý nấm bệnh trên thân cành, lá nên tiến hành càng sớm càng tốt.
– Xử lý nấm bệnh trong đất, phục hồi cây sau thu hoạch.
Đất là nơi tập trung các loài nấm khuẩn gây bệnh nguy hiểm trên sầu riêng như Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia Solani… Sau quá trình dài mang trái, bộ rễ của sầu riêng bị tổn thương nghiêm trọng; sức cây suy kiệt, đề kháng kém. Đây là thời điểm các loại nấm khuẩn dễ dàng tấn công gây hại. Việc xử lý nấm bệnh trong đất, phục hồi cây giai đoạn này là hết sức cần thiết; vừa giúp bảo vệ cây trước các loại nấm khuẩn gây hại vùng rễ, vừa giúp cây phục hồi sức khỏe nhanh chóng để chuẩn bị cho vụ làm bông tiếp theo. Nhà vườn nên sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM trong giai đoạn này.
WAO BOOM giúp:
- Kiểm soát các loại nấm khuẩn nguy hiểm gây bệnh vùng rễ như: Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia Solani; phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ, thối thân, thối gốc, nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng.
- Kích thích sầu riêng ra hệ thống rễ mới, giúp hấp thu dinh dưỡng nhanh và dễ dàng hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng Đa – Trung – Vi lượng thiết yếu + amino Acid ở dạng dễ dàng hấp thụ giúp sầu riêng nhanh chóng phục hồi.
- Cải tạo nền đất, cân bằng và ổn định pH đất; bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi giúp phân giải hữu cơ; tăng độ mùn tạo độ tơi xốp cho đất.
Lưu ý: Ngoài ra nhà vườn có thể bổ sung thêm phân bón trung vi lượng cao cấp Sao Đỏ để đẩy nhanh quá trình phục hồi cho cây sầu riêng.
– Phòng trừ côn trùng chuẩn bị cho cơi đọt tiếp theo.
Sầu riêng là loại cây ăn trái “khó tính”; để ra bông, đậu trái cần một quá trình chuẩn bị lâu dài và bắt đầu ngay sau mỗi vụ thu hoạch. Trong đó giai đoạn cơi đọt đóng một vai trò rất quan trọng. Nhà vườn nên tiến hành phun phòng trừ các loại côn trùng như rầy, rệp, nhện, bọ trĩ trước thời điểm cây ra chồi non, đọt non. Sử dụng chế phẩm sinh học CNX RS để có được bộ lá xanh dày, bóng khỏe, không sâu bệnh.
Đọc tiếp:
- Sầu riêng gãy đổ do giông lốc, nỗi đau lớn nhất của người trồng
- Sầu riêng bị vàng lá do những nguyên nhân nào?