Đăng bởi Để lại phản hồi

3 sai lầm thường gặp nhất khi trồng cây có múi

Hiện nay, cây có múi được trồng rải khắp Việt Nam, nó mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Để thu được năng suất cao thì chăm sóc vườn là yếu tố quan trọng nhất. Chăm sóc vườn đúng cách sẽ làm cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, tạo năng suất chất lượng cao. Chăm sóc sai cách sẽ khiến cho cây phải đối mặt với nhiều loại sau bệnh hại. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng. Liệu bạn có đang mắc 3 sai lầm thường gặp này trong chăm sóc cây có múi ?

1. Sai lầm thường gặp: Trồng sâu chôn chặt

Đây là lỗi ở khâu kỹ thuật trồng. Ngay phần tiếp giáp rễ và thân có hàng triệu van một chiều đi lên đó. Những gốc bị vùi phần cổ rễ thì cây không hấp thụ được nước và dinh dưỡng, làm cho cây bị yếu đi.

Rễ dễ bị úng vì các tầng rễ mặt thiên hướng ăn sâu xuống, dễ bị vàng lá thối rễ. Đặc biệt các vườn chăm hữu cơ trồng sâu quá thì nó thường xảy ra hiện tượng. Mỗi lần bón hữu cơ mình cứ vun vào, vun vào gốc. Khi mà hữu cơ chưa được phân hủy hoàn toàn mà gặp hiện tượng mưa lâu ngày. Hữu cơ sẽ được phân hủy trong môi trường ngập nước. Nó sẽ sinh ra khí H2S và các độc chất hữu cơ. Khi rễ hấp thụ những cái đó thì nó sẽ chị chết và cây sẽ bị yếu.

2. Sai lầm thường gặp: Diệt sạch cỏ dại

Diệt sạch cỏ để ngăn chặn sự sinh trưởng của cỏ, hạn chế việc cây trồng bị cạnh tranh chất dinh dưỡng là sai lầm cực kì nghiêm trọng. Làm sạch cỏ khiến cho đất vườn trở nên trọc trắng. Trời mưa, không có thảm thực vật che phủ sẽ làm trôi tầng đất mùn và các tầng đất mặn khiến cho đất ngày càng trở nên bạc màu, các tầng đất sâu lâu thoát nước. Trời nắng, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp làm cho đất bị bỏng rát, tổn thương bộ rễ của cây. Thuốc diệt cỏ đồng thời đã tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi trong đất và thiên địch trong vườn.

Tìm hiểu thêm về cách quản lý cỏ tại: https://nongnghiepthuanthien.vn/bien-phap-quan-ly-co-dai-hop-ly-de-canh-tac-hieu-qua/

3. Sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật

Làm mất Cân bằng hệ sinh thái:

Trong môi trưởng tự nhiên, có các loài gây hại những cũng có sinh vật có lợi. Các loài thiên địch để cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, khi con người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì đã tác động một cách tiêu cực, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng tiêu diệt  các loài gây hại. Đồng thời nó cũng giết chết nhiều loài có lợi. Ví dụ như những loại Thiên địch như ong kí sinh hay côn trùng bắt mồi. Sau khi dùng thuốc, số lượng côn trùng với sâu gây hại chết rất nhiều. Làm các loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác lại bị ngộ độc từ con mồi đã bị trúng độc.

Gây ô nhiễm đất:

Đất sau một thời gian dài dùng thuốc bảo vệ thực vật, sẽ bị chai cứng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất sẽ gây hại cho cây trồng. Điều này dẫn đến việc lượng tồn dư  khi ở lại trong đất quá lâu sẽ sinh ra một hợp chất mới. Thường sẽ có độc tính cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất.

Tác hại thuốc Bảo vệ thực vật

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

Nếu người canh tác hay người phun thuốc rất chủ quan, không trang bị đầy đủ bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun xịt thuốc. Điều này khiến sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vê thực vật trên nông sản và trong môi trường (đất, nước, không khí) sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người, gây hại trực tiếp cho con người và môi trường. Chúng có thể tác động ngay lập tức hoặc tích lũy theo thời gian ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề kể trên hoặc bất kỳ vấn đề nào trên cây trồng. Hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ miễn phí kịp thời!



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.