Ghẻ loét là bệnh khá nguy hiểm trên cây có múi. Phát sinh từ lộc xuân (tháng 3), tăng mạnh khi có lộc hạ (tháng 7 – 8), tiếp tục gây hại ở lộc đông (tháng 10 – 11), sau đó mới giảm dần và ngừng phát triển.
Thời điểm mà ghẻ loét dễ xuất hiện nhất là giai đoạn lộc cành vừa bước vào ổn định nhưng chưa kịp già. Bệnh xuất phát từ lá non sau đó gây hại cả trái non và trái già làm giảm năng suất đáng kể. Bà con cần hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp phòng trừ tốt ở giai đoạn này. Tránh tình trạng bệnh di căn sâu vào cành rất khó chữa trị và dễ lây lan.
Vấn đề chính cần được quan tâm nhất của bệnh ghẻ là bộ lá và lượng nấm bệnh, vi khuẩn trong đất. Bộ lá và da quả không đủ dày để chống lại những va đập khi gặp mưa hay gió lớn sẽ tạo ra nhiều vết thương ở lá và quả. Các vết thương này là điều kiện cho khuẩn Xanthomomas campestris pv. Citri (khuẩn gây ghẻ loét) và nấm bệnh dưới đất phát tán lên gây hại. Chúng xâm nhập tạo ra các vết loét màu vàng sáng nhỏ như kim châm, sau đó lan rộng ra thành màu vàng nhạt, có quầng vàng xung quanh.
Cách phòng trừ bệnh ghẻ loét
Để xử lý phòng trừ bệnh ghẻ loét trên cây có múi ở các đợt lộc cần phải ngăn chặn phần nguyên nhân của vấn đề. Cụ thể bằng 4 bước sau đây:
Bước 1: Cắt tỉa cành vượt, cành tăm tạo thông thoáng, tránh tình trạng ghẻ loét phát tán, lây lan không thể kiểm soát.
Bước 2: Sử dụng amino acid + nấm xanh nấm trắng để trừ sâu vẽ bùa khi đọt non nhú bằng hạt gạo. Amino sẽ giúp dưỡng lộc, bổ sung thêm vi lượng nhằm tăng vách tế bào của lá, tăng khả năng quang hợp, giúp lá xanh, nhanh dày hơn. Hạn chế tổn thương bề mặt lá và quả.
Bước 3: Sử dụng bộ đôi phòng trừ nấm khuẩn là VACCIN và đồng xanh sunfat phun trước và sau khi cây ra lộc. Đồng xanh CuSO4 là đồng mát nên phun không hại lộc non. Tác dụng làm khô các vết bệnh cũ và diệt hết nấm khuẩn trong vườn tránh lây lan.
Bước 4: Sử dụng nấm đối kháng tưới gốc để diệt trừ mầm bệnh sẵn có trong đất giúp ngăn ngừa tình trạng lây lan lên cây khi gặp mưa.