Đăng bởi Để lại phản hồi

4 việc nên làm khi phát hiện vườn mắc ghẻ loét

Ghẻ loét là một trong những bệnh phổ biến nhất, gây hại cây có múi nhiều nhất, hầu như nhà vườn nào cũng bị nhiễm và thường xảy ra mạnh và phức tạp, khó kiểm soát vào mùa mưa.

Bệnh phát sinh phát triển mạnh vào mùa mưa, thời điểm cây đang mang quả, nuôi lộc hè, gây hại trên cả lá, thân và quả. Bệnh do vi khuẩn Xanthomomas campestris pv. Citri gây ra khi gặp các điều kiện thuận lợi về thời tiết và vết thương cơ giới của cây. Cây có múi nhiễm ghẻ loét nặng sẽ phát triển chậm, là và quả vàng rụng, cành khô.

Ghẻ loét lây lan rất nhanh và rất khó kiểm soát nếu không kịp thời phát hiện và tìm cách xử lý. Tuy nhiên cần phải xác định rõ các yếu tố tác động đến sự lan truyền bệnh và thực hiện đúng phương pháp điều trị. Dưới đây là 4 việc bà con nên làm khi phát hiện vườn của mình mắc ghẻ loét

1. Sát khuẩn làm khô vết thương do ghẻ loét gây ra

Khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh trên lá, quả và xác định đúng là cây bị mắc ghẻ loét, bà con cần sử dụng nano đồng để sát khuẩn và làm khô vết bệnh. Vì khi bị nhiễm, các vết bệnh thường có các đốm loét nhỏ màu vàng đục, hơi ướt, đây là trạng thái khi vi khuẩn đang gây hại. Do đó, cần kịp thời phun đồng sát khuẩn, rửa sạch làm khô vết bệnh, tránh lây lan cho những cây khác.

2. Sử dụng nấm đối kháng tiêu diệt nấm bệnh gây ghẻ loét

Sau khi các vết bệnh đã được sát khuẩn, bà con sử dụng nấm đối kháng để tiêu diệt hoàn toàn nấm khuẩn nằm trong vết bệnh. Mặc dù đồng giúp sát khuẩn, tuy nhiên lại không thể tiêu diệt được hết vi khuẩn gây hại nằm sâu trong. Nấm đối kháng có có khả năng phá vỡ, làm tan vách tế bào của nấm bệnh sau đó tiêu diệt nấm bệnh một cách dễ dàng.

>> Tìm hiểu sản phẩm nấm đối kháng tiêu diệt nấm khuẩn tốt nhất hiện nay

3.Tăng kháng sinh và hạn chế lây nhiễm bệnh cho cây

Tiếp theo, khi nấm khuẩn đã được xử lý, bà con sử dụng chất kích kháng để giúp cho cây trồng tiết ra kháng sinh để tăng đề kháng cho cây từ đó phòng bệnh tốt hơn. Các cây trồng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn nếu sức đề kháng kém, tuổi cây càng non, càng dễ bị bệnh. Do đó, trong quá trình chăm sóc, bà con cần giúp cây trồng tăng đề kháng tốt hơn, hạn chế lây nhiễm bệnh.

4. Bổ sung dinh dưỡng và tăng quang hợp cho cây

Khi cây trồng đã ổn định, bà con tiến hành bổ sung amino acid để tăng khả năng quang hợp cho cây, giúp lá cây dày hơn, cây khỏe từ đó kháng khuẩn tốt hơn. Bởi giai đoạn này, cây còn yếu, khả năng quang hợp kém khi lá đã bị tổn thương. Do đó cần hỗ trợ cây quang hợp tốt, đồng thời cung cấp dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thu, giúp cây nhanh chóng phục hồi.

Ghẻ loét hay loét vi khuẩn là bệnh thường gặp và khả năng gây hại cao, do đó bà còn cần có các biện pháp phòng trừ kịp thời. Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ, thu dọn tàn dư lá bệnh trong vườn và tiêu hủy tránh tạo ra các nguồn lây nhiễm bệnh. Phun phòng định kỳ vào các thời điểm trước khi cây ra lộc non và mang trái.

Nếu cây trồng của bạn đang bị ghẻ loét và chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, hãy để lại thông tin để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ miễn phí!



    >>Xem thêm: Nguyên nhân bệnh ghẻ loét tái lại nhiều lần

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.