Hạn mặn đang là vấn đề nhức nhối của bà con khu vực ĐBSL. Với tỷ lệ chiếm đến 58% diện tích nông nghiệp của toàn Miền Nam. Vựa cây ăn trái lớn nhất nước đang gồng mình chống chịu các con nước mặn theo mùa.
Vậy đâu là giải pháp để ứng phó với hạn mặn được dự báo là sẽ diễn biến ngày càng phức tạp trong những năm tới. Sau đây là 7 yếu tố có thể giúp bà con ứng phó được với hạn mặn trong dài hạn. Giúp cho cây ăn trái luôn có đủ nước để có thể phát triển một cách tốt nhất.
1. Dịch chuyển mùa vụ tránh mùa nước mặn lên
PGS-TS Trần Kim Tính (trưởng phòng khoa học và phì nhiêu đất DH Cần Thơ) có nói : Kể từ nay trở về sau hạn mặn ở ĐBSCL sẽ xẩy ra thường xuyên cho nên việc dịch chuyển mùa sao cho vụ mùa thu hoạch sớm vào khoảng tháng 2 trước khi hạn mặn xâm nhật là hết sức cần thiết. Sau khi thu hoạch xong chúng ta tiến hành cắt bỏ khoảng 2/3 tán cây để sẵn sàng cho cây chịu hạn. Cắt bỏ như vậy cây vẫn sẽ phát triển bình thường mà sẽ sử dụng rất ít nước.
2. Thiết kế lại hệ thống mương vườn
Việc thiết kế lại hệ thống mương vườn như thế nào để có thể giúp chúng ta trữ được nước ngọt nhiều nhất là hết sức cần thiết. Đối với những vườn có diện tích lớn chúng ta nên thu hẹp đi một ích diện tích trồng cây để đào hồ trữ nước ngọt, nuôi cá để vừa có thêm thu nhập vừa có đủ nước tưới khi mùa hạn mặn đến.
3. Làm quen với các giải pháp tưới tiết kiệm nước
Tưới tiết kiệm nước là tưới đủ ẩm, không tưới dư thừa gây lãng phí nước. Tưới tiết kiệm là tưới sao cho cây không bị héo, đất không bị quá khô. Tưới tiết kiệm là kéo giãn thời gian giữa các lần tưới, giảm số lần và khối lượng nước tưới. Sau khi tưới, sử dụng thêm các vật liệu hữu cơ che phủ đất như rơm rạ, cỏ khô, lục bình,… để che phủ gốc, giữ ẩm cho cây.
4. Làm quen với các con nước
Để có được lượng nước ngọt nhiều hơn trong mùa nước mặn chúng ta cần theo dõi sát sao các con nước. Con nước rong là con nước bị nhiễm mặn, con nước kém là con nước không bị nhiễm mặn nên có thể lấy vào mương, hồ để dự trữ.
5. Nuôi giữ cỏ trong vườn
Để đối phó với hạn mặn thì việc nuôi giữ cở trong vườn trong các giai đoạn tiếp theo để giữ ẩm và tạo nhiều sinh khối hữu cơ là hết sức quan trọng. Nên lựa chọ các loại cỏ ít cạnh tranh nước với cây trồng chính, ưu tiên các loại cỏ bui, cây họ đậu (đậu xanh đen, đậu săng, lạc dại,…) và các loại cây tạo nhiều sinh khối hữu cơ như cỏ sả, cỏ voi, cốt khí, chùm ngây, chuối,… để vừa che phủ vừa tạo sinh khối giúp đất giữ nước tốt hơn.
6. Làm quen với việc sử dụng ít phân hóa học
Sử dụng nhiều phân hóa học sẽ khiến cây phát triển nhiều cành lá khiến đất mất nhiều nước. Mặt khác, nếu bón phân hóa học trong điều kiện không có nước thì phân sẽ biến thành muối khiến đất đã mặn càng mặn hơn.
7. Chuyển đổi dần sang canh tác hữu cơ
Canh tác theo hướng hữu cơ, sử dụng nhiều phân bò, gà, dê, tro trấu,… sẽ giúp cho đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn, nhiều keo đất, giữ nước, giữ dinh dưỡng tốt hơn. Canh tác theo hướng hữu cơ sẽ giúp đối phó với tình trạng hạn mặn một cách dễ dàng hơn, đất giữ được nhiều nước nên cây sẽ ổn định, giữ được năng suất và chất lượng,…
Để lại thông tin bên dưới để được tư vấn và định hướng canh tác hữu cơ