Việc làm đất cho các vụ mùa ngắn ngày đã và đang góp phần làm cho đất bị thoái hóa, các loại rau màu, cây ngắn ngày, phương pháp canh tác thông thường là sau mỗi vụ thu hoạch cây trồng, người nông dân thường phải thực hiện việc làm đất ( đặc biệt khi sắp vào mùa mưa ) . Mục đích của làm đất là phá cho đất vỡ ra làm cho đất được thông khí, phá vỡ lớp đất bị nén chặt, giúp cho phân bón được trộn vòa đất và diệt cỏ dại. Sau vụ thu hoạch mang hết tàn dư trong vườn mang đi vứt hoặc đốt bỏ và họ tiếp tục làm đất theo phương pháp cày xới liên tục có thể dẫn đến tăng năng suất trong thời gian ngắn, nhưng lại làm giảm chất lượng đất trong trung và dài hạn.
Đối với các đất trồng lâu năm, đất thường ít bị xới nên chất hữu cơ trong đất mặc dù có giảm nhưng chậm hơn so với làm màu ( cây ngắn ngày ). Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng việc cày xới liên tục, đặc biệt là làm đất “ quá kỹ – quá tơi “ cấu trúc đất cũng sẽ suy giảm nhanh chóng.
Có thể lý giải ảnh hưởng của làm đất đến đất bị thoái hóa
- Đầu tiên, nó khuấy trộn đất làm đất tiếp xúc với không khí và oxi hóa đi nguồn cacbon trong đất ( hữu cơ )
- Thứ 2, cày xới đất thường xuyên sẽ làm phá hủy đi hệ sợi của nấm rễ Mycorrhizae, vốn là vi sinh
Vật đảm trách quá trịnh cộng sinh rất quan trọng cho sức sống của cây, và giúp tăng cường sự tiết dịch chứa cabon lỏng. Hệ sợi này là những mạng lưới tinh vi thẩm thấu qua đất để mang nước và chất dinh dưỡng tới rễ của cây.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng sinh khối của nấm được gia tăng khi canh tác đất giảm đi.
- Thứ 3, những khối “ kết cấu đất “ phức tạp được tạo ra nhờ chất kết dính từ vi sinh vật để bảo vệ các quá trình chuyển hóa học quan trọng như cố định đạm và ổn định Cacbon sẽ bị phá hủy bởi quá trình canh tác đất.
- Thứ 4, canh tác đất thường xuyên sẽ phá vỡ các khoảng không bên trong đất, đây là nơi rất quan trọng để cung cấp nước và không khí cho vi sinh vật sống sót.
- Cày xới đất trong mùa khô sẽ làm giảm khả năng giữ ẩm của đất ( đất bị khô nhanh chóng ). Nguy cơ sói mòn trong mùa mưa, lớn nhất là thời kỳ từ 1 đến 5 năm sau khi khai hoang, đặc biệt là khi đất bị xới xáo vào đầu mùa mưa. Mưa sẽ cuốn trôi các chất mùn quý giá và lớp keo đất và các kim loại, lâu dần đất sẽ bị chua hóa.
Vì vậy đất nông nghiệp nếu canh tác theo cách này về lâu dài sẽ giảm chất lượng của đất. Tình trạng suy thoái cấu trúc này sẽ dẫn đến hình thành các lớp cứng và nén chặt làm cho đất bị sói mòn. Quá trình này là đáng kể tại các vùng khí hậu nhiệt đới nhưng đồng thời cũng xảy ra khắp mọi nơi khắp thế giới
Tóm lại, kết cấu đất suy thoái, mất mát các chất hữu cơ, xói mòn và giảm đa dạng sinh học đó là tất cả những gì sẽ xảy ra nếu canh tác theo phương pháp cày xới liên tục.
xem thêm các bài viết về cải thiện độ phì nhiêu cho đất theo các link dưới đây :
- C đặc điểm của đất thoái hóa
- chất hữu cơ trong đất bị suy giảm
- điều kiện tự nhiên
- ảnh hưởng của làm đất
- tư duy làm sạch đất
- bón phân mất cân đối
- lạm dụng hóa chất độc hại