Đăng bởi Để lại phản hồi

Trồng rau sạch tại nhà bạn có thể làm được điều đó?

Hiện nay minh bạch nguồn gốc và chất lượng của nông sản là 1 trong những vấn đề được quan tâm. Bởi gần đây rất nhiều thương hiệu đã để xảy ra tình trạng không kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc biết nhưng vẫn làm.

Chính vì điều đó mà chúng ta cần hành động để bảo vệ sức khoẻ chủ động trong gia đình, bằng cách sản xuất các loại rau theo mùa để tự chủ động về nguồn chất xơ. Ngoài ra chúng có không gian xanh, tươi mát để mỗi lần đi làm về tưới cho nó 1 ít nước, rồi hái 1 ít rau chuẩn bị cho bữa ăn cùng gia đình.

Trên con đường này sẽ phải trả giá rất nhiều để có được những bài học về kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc đất sau mỗi lần thu hoạch.

Đó chính xác là con đường mà wao cùng với những người nông dân đã trải qua. Với ý nguyện hỗ trợ những người đi sau có thể giảm thiểu tối đa việc mất tiền cho những bài học trên con đường đó. WAO xây dựng bài viết này để đồng hành cùng với các bạn trên chặng đường sắp tới.

Để đạt được mục tiêu, chúng ta cần xem xét và lựa chọn mô hình canh tác phù hợp. Dưới đây là hai mô hình phổ biến và ưu nhược điểm của chúng:

Trồng rau trên nền đất

Ưu điểm:

Dễ dàng thực hiện, phù hợp với mọi người.

Phù hợp với mọi không gian, từ ban công nhỏ đến sân vườn rộng lớn.

Cho phép trồng nhiều loại rau khác nhau.

Rau trồng trên đất thường có hương vị tự nhiên, giàu dinh dưỡng.

Nhược điểm:

Cây trồng trong chậu có thể bị hạn chế về khả năng phát triển.

Cần tưới nước thường xuyên hơn.

Trồng rau thủy canh

Ưu điểm:

Cây trồng phát triển nhanh, năng suất cao.

Tiết kiệm nước, phân bón.

Nhược điểm:

Chi phí đầu tư ban đầu khá cao.

Cần có kiến thức và kỹ thuật nhất định.

Không phải loại rau nào cũng có thể trồng thủy canh.

Nếu bạn lựa chọn mô hình trồng rau trên đất thì hãy kết nối với WAO. Với thế mạnh của WAO là “ĐẤT” chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục được các nhược điểm của việc trồng rau trên “ĐẤT” để từ đó bạn có được những bữa rau chất lượng.

  1. Nhìn cây sửa Đất, Nhìn con sửa mình.
  2. Vật tư trồng rau sạch.
  3. Cách trồng rau sạch.
  4. Hạt giống và mùa vụ.
  5. Dinh dưỡng và thời điểm.
  6. Giải pháp kiểm sâu hại.
  7. Giải pháp phòng bệnh chủ động.

Tham gia vào nhóm Zalo của chúng tôi để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nào. Chúng tôi đã sẵn sàng hướng dẫn bạn bước vào hành trình trồng rau sạch tại nhà một cách dễ dàng và thành công.

Zalo: https://zalo.me/g/knlpgo248

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phục Hồi Cây Sầu Riêng: 3 Bước đơn giản để Vượt Qua Thối Rễ”

Khi cây sầu riêng của bạn có dấu hiệu vàng lá, còi cọc, không đi đọt thì chắc chắn là bộ rễ cây sầu riêng của bạn đang có vấn đề. Giai đoạn này bạn cần làm ngay những bước dưới đây, bởi khi hệ rễ bị thối trên 70%  thì khả năng phục hồi là rất thấp.

Cây sầu riêng suy yếu, vàng lá thối rễ

Việc cần làm ngay bây giờ là cần cải thiện kết cấu đất để xử lý tình trạng thoát nước kém, nghèo không khí, pH thấp dẫn tới hệ rễ bị suy yếu và tổn thương. Khi hệ rễ bị suy yếu và tổn thương thì đây là cơ hội để các nấm gây bệnh tấn công. 

Bước 1: Xưới xáo đất quanh tán cây sầu riêng để tăng cường không khí cho rễ cũng như tăng khả năng thoát nước cho đất. 

Bước 2: Bổ sung ngay hữu cơ để giúp cho đất ở khu vực đó được tơi xốp, thoáng khí. Hữu cơ bạn có thể sử dụng“10kg phân trâu bò ăn cỏ, 1kg phân NPK hữu cơ bã nhân sâm…”.

Lưu ý: Giai đoạn này không bón phân vô cơ bởi rất dễ làm tổn thương rễ non.

Bước 3: Dùng kháng sinh thực vật để sát khuẩn cho rễ, nấm men và humic để phục hồi hệ rễ cho cây. 

Tham khảo bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM S của công ty Công Nghệ Sinh Học WAO.

Chăm sóc đất – Bí quyết bắt đầu từ gốc

Cây trồng mạnh mẽ và khỏe mạnh bắt đầu từ đất phát triển. WAO BOOM S chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường sự tương tác giữa vi khuẩn có lợi và cây trồng. Qua đó, đất trở nên tơi xốp, thoát nước tốt và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Bảo vệ rễ – Mạch sống của cây trồng

Rễ là mạch sống, là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây. WAO BOOM S giúp tăng cường hệ rễ, đồng thời bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm như vi khuẩn gây hại và nấm độc hại. Đặc biệt, sản phẩm giúp tăng cường khả năng chống chịu của cây trước những biến đổi thời tiết khắc nghiệt.

Trên đây là 1 số bước quan trọng để giúp bạn phục hồi cây sầu riêng vàng lá thối rễ. Tuy nhiên mỗi vườn sẽ có tính chất vật lý, sức khoẻ đất, cách chăm bón, cách trồng khác nhau. Để xác định đúng vấn đề và tìm giải pháp tốt nhất cho vườn của bạn cũng như hạn chế tối đa rủi ro. Hãy liên hệ với kỹ thuật của WAO để được thăm khám cũng như kê đơn 1 cách chính xác nhất.

ĐẶT LỊCH

    WAO sẽ sắp xếp và liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất, cam kết 

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Chăm sóc cây ăn quả có múi sau khi thu hoạch

    Sau khi thu hoạch xong, các loại cây ăn quả có múi thường bị tổn thương, suy yếu, mất đi dinh dưỡng. Đặc biệt là 2 bộ phận là rễ và lá.

    Rễ cây tập trung hấp thụ dinh dưỡng để nuôi quả nên sau quá trình khai thác quả hệ thống rễ bị già đi, thương tổn. Bên cạnh đó, bộ phận lá sau giai đoạn quang tổng hợp để nuôi trái sẽ bị già, không còn tốt. Vì vậy sau khi thu hoạch cần phải nhanh chóng giúp chúng phục hồi để tránh các hiện tượng ra hoa không đồng đều, rụng trái nhiều, nứt trái, vàng đít chín sớm, khô đầu múi, vỏ dày, vàng lá thối rễ…, vào vụ mùa sau.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cây không kịp phục hồi sức trước khi ra hoa, rễ cây yếu, thối rễ và mất cân bằng dinh dưỡng.

    Trong quá trình chăm sóc cây sau thu hoạch, nếu lượng phân bón hòa tan, phân giải không đủ nhanh; Rễ mới mọc ra không đều, nấm bệnh vẫn còn phát triển trong đất thì sẽ xảy ra các hiện tượng trên.

    Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất, phân tác dụng nhanh hay chậm đến cây trồng là nhờ hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tiêu thành dễ tiêu.

    Một tình trạng thường gặp nhất của cây có múi trong vụ mới là ra hoa không đồng đều. Khi rễ nhiễm nấm bệnh, rễ sẽ bị thối, tổn thương, các rễ tơ mới ra bị phá hủy thì hoạt động hút nước và vận chuyển dinh dưỡng sẽ không còn bình thường, làm cho các đọt non ra không đều, dẫn đến ra hoa không đều. Do đó, cần phải bảo vệ hệ thống rễ, tiêu diệt phòng ngừa các loại nấm ảnh hưởng đến cây trồng.

    Để khắc phục các tình trạng này thì việc quan trọng đầu tiên nên làm đó là cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp hơn, cung cấp các dưỡng chất cần thiết và vi sinh vật cho đất.

    Bà con nên bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng ủ với nấm Trichoderma để cải tạo đất tơi xốp. Trichoderma (Chuyên ủ phân chuồng và xác, bã thực vật) khi ủ chung với phân chuồng sẽ giúp phân chuồng nhanh hoai mục, hạn chế nấm bệnh gây hại trong nguyên liệu. Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong phân và giảm thiểu vi sinh vật có hại trong đất.

    Nếu không có phân chuồng thì có thể thay thế bằng các loại phân bón vi sinh. Trong các loại phân bón này cũng cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây, đồng thời cải thiện lý tính của đất giúp bộ rễ tơ phát triển.

    Lưu ý: Bà con bón phân chuồng cùng với các loại phân bón khác như NPK, lân,… với liều lượng phù hợp và hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm phân bón hóa học.

    Ngoài ra, bà con cũng nên kết hợp thêm humic để tăng độ màu mỡ cho đất, phân giải các chất vô cơ còn tồn dư. Đồng thời giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, kích thích hệ thống rễ phát triển, ra nhiều rễ non mới; Chống rụng trái, ghẻ trái và các bệnh thường gặp của cây ăn quả có múi.

    Để phòng trừ nấm bệnh gây hại cho cây, bà con có thể tưới bổ sung chế phẩm nấm đối kháng. Chất kháng sinh trong các loại nấm có lợi này sẽ giúp cây tăng đề kháng và ức chế các loại nấm bệnh nguy hiểm như Fusarium, Phytopthora…

    Bên cạnh việc cải tạo cho đất và rễ thì việc cắt tỉa tạo tán cho cây và rửa vườn sau thu hoạch cũng rất quan trọng. Nó giúp cây được thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại tồn tại và phát triển, tăng khả năng quang hợp giúp cây nhanh chóng phục hồi, tăng khả năng chống chịu.

    Sau khi thu hoạch nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư thực vật và nông sản ra khỏi vườn.

    Tiến hành cắt tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm, đồng thời hạ tán xuống với chiều cao từ 3 – 3,5m.

    Sau khi cắt tỉa bà con nên sử dụng nano đồng để phun rửa sạch nấm bệnh, rong rêu của mùa trước; sát khuẩnphòng trừ nhiễm bệnh qua vết cắt.

    Đồng thời kết hợp phun phân bón qua lá như phân bón lá A4 để bổ sung các chất dinh dưỡng trên lá, kích thích phát triển chồi, cân bằng dinh dưỡng và giảm áp lực cho bộ rễ.

    Sau khi thu hoạch là giai đoạn nhạy cảm của các loại cây ăn quả có múi, cây cần phải được chăm sóc cẩn thận và đúng kỹ thuật để giúp cây khỏe mạnh và sẽ tiếp tục được năng suất và chất lượng cao trong những mùa vụ tiếp theo.

    Bộ sản phẩm chăm sóc đất sau thu:https://nongnghiepthuanthien.vn/sanphamsinhhoc/cham-soc-dat-sau-thu-hoach/ “Chuyên gia khuyên dùng”

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Chú ý khẩn trương phòng trừ bọ xít muỗi, thán thư gây hại trên cây điều.

    Ngay sau tết âm lịch năm 2017, người dân trồng điều ở các huyện Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng phát hiện cả vườn điều bị khô toàn bộ lá, có những vạt đồi, sườn núi không còn cây nào màu xanh. Do bọ xít và muỗi, thán thư gây hại, vậy nên việc phòng trừ bọ xít muỗi, thán thư trong thời gian này là rất cần thiết.

    Hoa điều bị thối rụng, do bọ xít muỗi phá hoại.

    Nguyên nhân là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đầu năm 2017 ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên xuất hiện mưa trái mùa kéo dài, nhiều nơi 2 – 3 tháng có mưa liên tục đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa, thụ phấn của cây điều. Bọ xít muỗi là loài dịch hại phổ biến, gây hại nhẹ trên cây điều trong thời kỳ cây ra chồi, lá non, ra hoa đậu quả. Tuy nhiên trong điều kiện trời âm u, ẩm độ cao kéo dài như vậy bọ xít muỗi đã phát sinh rất mạnh.

    Lần đầu tiên bùng phát dịch bọ xít muỗi và bệnh thán thư (do bọ xít muỗi chích hút làm lây nhiễm nấm bệnh thán thư) trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng. Theo thống kê của ngành bảo vệ thực vật, diện tích nhiễm bọ xít muỗi tính đến cuối tháng 4/2017 là 57.795ha, trong đó diện tích nhiễm nặng 21.216ha; diện tích nhiễm bệnh thán thư là 53.018ha, trong đó diện tích nhiễm nặng 24.402ha, giảm trung bình 15 – 20% năng suất. Các tỉnh bị hại nặng là Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Đăk Lăk…

    Không chỉ gây hại trên cây điều, bọ xít muỗi còn tràn sang gây hại trên nhiều diện tích sầu riêng, ca cao, bơ, chè, cà phê chè.

    Cây điều bị héo khô do dịch bệnh.

    Hiện các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ đã bước vào mùa khô, nhưng liên tục có mưa trái mùa. Thời điểm này cây điều đang trong giai đoạn lộc non – ra hoa – đậu quả đợt 1 nhưng diện tích nhiễm bọ xít muỗi đã trên 17.000ha, bệnh thán thư nhiễm gần 24.000ha, hầu hết là diện tích nhiễm nhẹ. Theo dự báo, chỉ từ nay đến tết âm lịch, bọ xít muỗi sẽ gia tăng mật độ rất nhanh, nhiều diện tích điều có thể bị mất trắng như năm 2017 nếu không phòng trừ.

    Ngày 24/12/2018 Cục Bảo vệ thực vật đã gửi công văn số 3618/BVTV-TV đôn đốc, nhắc nhở các địa phương thực hiện nghiêm túc công tác điều tra phát hiện sinh vật gây hại trên cây điều, nhất là bọ xít muỗi và bệnh thán thư để chủ động dự báo, tham mưu cho UBND các cấp chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời.

    Theo dự báo của ngành bảo vệ thực vật, bọ xít muỗi và bệnh thán thư sẽ phát sinh gia tăng gây hại mạnh trên điều giai đoạn ra lộc non – phân hóa chồi hoa, ra quả từ nay kéo dài đến tận tháng 2/2019; bọ xít muỗi và bệnh thán thư sẽ hại nặng trên diện rộng đến tận tháng 3 – 4/2019.

    Do vậy, từ nay đến giáp Tết Nguyên đán là thời gian khá dài cho các địa phương tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ bọ xít muỗi hại điều, không còn chuyện bất ngờ như năm 2017 nữa.

    hãy liên hệ với sinhhocvietnam.vn để được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề trên

    Nguồn: tintucnongnghiep.vn

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Cam Xã Đoài – một loại cam đặc sản thơm ngọt nổi tiếng của xứ Nghệ

    Dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng cam Xã Đoài – một loại cam đặc sản thơm ngọt nổi tiếng của xứ Nghệ đã có giá 70.000 đồng/trái.

    Tham quan các gian hàng tại hội chợ cam Vinh đang diễn ra tại TP Vinh, Nghệ An, nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước gian hàng cam Xã Đoài của huyện Nghi Lộc bởi ở đây trưng bày loại cam Xã Đoài đặc sản có giá 70.000 đồng/quả.

    Điểm khác biệt ở gian hàng này là cam được bán theo quả chứ không bán theo ký. Ngoài ra, mỗi khách hàng cũng không được mua quá 5 quả.

    Chị Nguyễn Thị Hoa – người giới thiệu gian hàng – cho hay cam Xã Đoài là giống cam đặc biệt thơm ngon, ngọt, được coi là cây ăn quả đặc sản “tiến vua” nức tiếng ở xứ Nghệ lưu truyền hơn 150 năm và chỉ trồng được một nơi duy nhất tại vùng đất xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc.

    “Hiện nay, một số địa phương có lấy giống về để trồng nhưng chất lượng thì không thơm ngon như cam được trồng ở vùng đất Nghi Diên. Giá cam Xã Đoài ở các vùng khác chỉ từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, nhưng cam Xã Đoài chúng tôi có giá từ 60.000 – 80.000 đồng/quả, khoảng 5-6 quả mới được 1kg. Khách mua chủ yếu dùng để làm quà biếu hoặc ngâm rượu cam”, chị Hoa nói.

    Theo UBND xã Nghi Diên, cam Xã Đoài là giống cam quý, giá trị kinh tế cao. Với giá bán mỗi trái 60.000-80.000 đồng, mang lại thu nhập từ 70-200 triệu đồng/năm cho các vườn trồng, cao hơn gấp 5-8 lần so với các loại cây trồng khác tại địa phương.

    Hội chợ cam Vinh, Nghệ An lần thứ 2 năm 2018 quy tụ 60 gian hàng là cam quả và các sản phẩm được sản xuất từ cam của các hợp tác xã, công ty, hộ sản xuất, kinh doanh cam trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra tại hội chợ cũng trình bày giới thiệu một số sản phẩm dược liệu, mứt vỏ cam, rượu cam sản xuất tại Nghệ An.

    Cùng là cam xã Đoài nhưng được trồng ở địa phương khác nên giá rẻ hơn.

    Từ năm 2007, cam Vinh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Vinh cho cam quả với diện tích gần 1.700 hecta.

    Năm 2018, Nghệ An dán tem truy xuất nguồn gốc cho hơn 1 triệu quả cam Vinh đủ điều kiện chất lượng.

    Mứt cam được làm từ vỏ quả cam.
    Người dân chuộng cam có dán tem truy suất nguồn gốc.

    Nguồn: tintucnongnghiep.vn

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Rầy nâu- đối tượng cần đặc biệt quan tâm trong vụ Đông – Xuân.

    Hiện tại ĐBSCLvụ lúa Đông Xuân 2018-2019 đã xuống giống cơ bản trên 971.000 ha với nhiều giai đoạn song song từ mạ đến trổ – chín. Với thực tế canh tác liên tục nhiều vụ lúa trong năm, đa dạng về trà lúa thì hệ sinh thái đồng ruộng cũng dần mất đi sự cân bằng, khiến dịch hại diễn biến ngày một phức tạp hơn.Đặc biệt là rầy nâu.

    Một trong số đó chính là rầy nâu. Bà con cần hết sức thận trọng và phải chủ động tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhằm đối phó với loại dịch hại này để năng suất vụ mùa không bị ảnh hưởng.

    Rầy nâu là loại côn trùng chích hút, thường sống tập trung dưới gốc lúa, có thể xuất hiện và tấn công trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt là đòng – trổ. Chúng luôn được các nhà chuyên môn và bà con nông dân xem là đối tượng nguy hiểm vì không dễ để phòng trị. Tác hại trực tiếp của rầy nâu là việc chích hút nhựa làm cây lúa suy kiệt, khi chích vào lúa, chúng sẽ để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng gây cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng. Chúng không chỉ chích hút mà còn tiết nước bọt làm phân hủy mô cây, khiến cây lúa dần khô héo do tắc nghẽn quá trình vận chuyển nhựa cây.

    Ngoài ra, những nơi rầy đẻ trứng và cắn phá còn là môi trường phù hợp cho sự tấn công và phát triển của các đối tượng cơ hội như nấm và vi khuẩn. Nếu rầy gây hại nặng thì sẽ gây cháy rầy làm ruộng lúa khô héo. Hiện tượng cháy rầy đầu tiên có thể diễn ra ở một diện tích nhỏ chỉ khoảng vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ lan rộng rất nhanh chỉ trong vòng 1 – 2 tuần.

    Bên cạnh đó, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn lúa cỏ. Đây là các loại bệnh rất nguy hiểm vì tính đến thời điểm hiện tại vẫn không có thuốc trị. Với khả năng di chuyển thì rầy nâu sẽ truyền virus gây bệnh từ ruộng nhiễm sang ruộng khỏe. Do đó, khi rầy nâu bộc phát sẽ là một nỗi lo rất lớn của bà con.

    Để hạn chế sự thất thoát do rầy nâu gây hại bà con cần áp dụng đúng biện pháp trừ rầy và trang bị cho cây lúa một sức sống khỏe mạnh ngay từ đầu để có thể vượt qua áp lực bệnh hại khi chúng tấn công. Sau khi kết thúc mùa vụ và trước khi xuống giống tiếp tục bà con nhất định phải vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày, trục thật kỹ, dọn sạch mương dẫn nước, dọn sạch xác bã thực vật đặc biệt là lúa chét để rầy không có cơ hội lưu trú tại ruộng.Nên chọn giống xác nhận phù hợp với đặc điểm canh tác của vùng vì giống xác nhận sẽ đảm bảo cho bà con về độ sạch cũng như tỷ lệ nảy mầm, song song đó là gieo sạ với mật độ phù hợp vào khoảng 100-120 kg giống/ha hoặc 70-80kg nếu sạ hàng để vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo sự thông thoáng cho đồng ruộng.

    Đặc biệt, bà con cần gieo sạ đồng loạt và tập trung theo chỉ đạo của cơ quan BVTV địa phương để né rầy. Đây là một giải pháp luôn được ưu tiên trong công tác phòng trừ rầy nâu, đã được nhiều nơi áp dụng với hiệu quả mang lại là rất cao. Ngoài ra, bà con nên bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa, tránh thừa dinh dưỡng vì sẽ thu hút dịch hại, thăm và theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nhằm phòng trị kịp thời. Bà con cũng cần bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loài thiên địch ký sinh, giữ sự cân bằng sinh thái bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn đầu của cây lúa. Tuy nhiên, nếu bà con phát hiện rầy nâu đã tấn công đến mức độ trên 3 con/tép thì ngay lúc này cần phải nhanh chóng hạ áp lực gây hại bằng thuốc trừ rầy theo nguyên tắc 4 đúng.

    Những bài đọc bạn có thể quan tâm :

    CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỊ NHỆN ĐỎ TRÊN CÂY ỚT

    nhện đỏ trước mùa khô, cách lấy lại 3 phần năng suất trên cây có múi

    Nguồn: nongngiep.vn

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    50 triệu đồng một cây chanh tứ quý chơi tết.

    Hơn 500 gốc chanh bonsai được chăm bón bằng bột đậu tương có giá bán từ 2 đến 50 triệu đồng.
    Anh Nguyễn Hữu Hà – chủ nhân vườn chanh vàng bonsai tại xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên cho biết chuẩn bị đưa ra thị trường 500 gốc chanh đã được tạo dáng tứ quý chơi Tết. Các cây chanh có giá bán dao động từ 2 đến 50 triệu đồng tùy thuộc vào độ tuổi, hình dáng.
    Riêng cây có giá cao nhất là gốc chanh khoảng trên 50 triệu đồng theo anh Hà được trồng hơn 7 năm nay. Cây này được anh ghép gốc của cây chanh thường lâu năm cùng với thân của cây chanh vàng, đồng thời tạo thế cho cây, cắt tỉa, tạo lộc… nhằm đáp ứng kỳ vọng về sự may mắn của khách hàng vào dịp Tết.

    Chanh vàng tứ quý trị giá 50 triệu đồng.

    Chia sẻ về giống chanh vàng, anh Hà cho biết :

    có xuất xứ từ Australia, ra quả quanh năm, quả tồn tại trên cây đến 6 tháng nên vừa để chơi trong ngày Tết vừa có thể dùng được lâu dài. Tuy nhiên, loại cây này đòi hỏi lượng dinh dưỡng sạch nên anh phải dành nhiều tâm sức để nghiên cứu cách chăm sóc. Theo đó, dinh dưỡng nuôi cây được anh tự tạo bằng các loại “thức ăn” hữu cơ với thành phần chính gồm đỗ tương luộc, bột đậu tương, nấm vi sinh ủ lên men…, sau đó mới bón cho cây.

    Cách chăm bón này tuy mất nhiều thời gian, song anh Hà cho biết, đổi lại cây sẽ bền và đẹp hơn. Quả chanh sau khi chín vàng vẫn có thể chơi thêm 3-4 tháng mà không phải sử dụng đến chất kích thích để giữ quả.

    Các bài viết bạn có thể quan tâm :

    Quy trình trồng và chăm sóc chanh không hạt

    đặc trị bệnh vàng là thối rễ trên cây có múi hiệu quả nhất

    Nguồn: tintucnongnghiep.vn

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Làm nông sản thông minh, Nông sản Việt không khó để vào thị trường EU

    Sáng 6/12/2018, Bộ Công Thương phối hợp cùng Phái đoàn Liên minh châu Âu, đại diện các Đại sứ quán các nước EU tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU với chủ đề “Thương mại nông sản Việt Nam – EU, đối tác phát triển bền vững” tại Hà Nội.

    Diễn đàn thương mại Việt Nam – EU

    Ông Trần Văn Công, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, EU là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam, là điểm đến của 18% lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, nông sản Việt, đặc biệt là rau quả..được có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu  sang khối EU ngày càng lớn.

    11 tháng 2018, xuất khẩu rau quả 3,5 tỷ USD, bằng cả năm 2017, trong đó, xuất sang EU hơn 100 triệu USD, 10 tháng 2018 đạt 92,3 triệu USD.

    Chia sẻ những thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững và sản xuất thực phẩm của Pháp, ông Alexandre Bouchot, Tham tán Nông nghiệp Pháp cho biết, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Pháp cần hết sức lưu ý những quy định về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu, tốt nhất là hãy bán vào Pháp những sản phẩm được sản xuất theo mô hình hữu cơ.

    “50% sản phẩm nông nghiệp phục vụ thị trường nội địa Pháp đều có dán nhãn xuất xứ và chất lượng hoặc các sản phẩm hữu cơ, Pháp cũng có lệnh cấm sử dụng đồ đựng bằng nhựa trong nấu ăn và phục vụ thức ăn trong khu vực phục vụ Chính phủ; lệnh cấm sử dụng thìa, ống hút nhựa trong nhà hàng, căn tin và cửa hàng thực phẩm từ 2020….doanh nghiệp Việt Nam cần để ý những quy định này”, ông Alexandre Bouchot cho biết.

    Năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 103 triệu USD hàng thủy sản vào Pháp, 17,7 triệu USD rau quả, 40,7 triệu USD hạt điều, 12 triệu USD hạt tiêu, sản phẩm từ cao su hơn 9 triệu USD…

    Cơ hội tăng mạnh xuất khẩu nông sản vào Pháp và nhiều thị trường có nhu cầu tiêu dùng cao trong khối EU là hiện thực khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được thông qua trong thời gian tới, cùng với việc các nhà sản xuất nắm bắt thông tin về thị trường để tổ chức sản xuất hàng hóa đánh trúng và đúng tâm lý tiêu dùng và tiêu chuẩn nhập khẩu.

    Tư vấn cho các doanh nghiệp Việt, ông Handyn Craig, Trung tâm phát triển kỹ thuật nông nghiệp Vương quốc Anh cho biết, nông nghiệp thông minh với các phương pháp canh tác bền vững, sản xuất theo chuỗi giá trị…là hướng đi cần thiết của các nhà sản xuất của Việt Nam nếu muốn vào được châu Âu và tăng được giá trị của sản phẩm

    EU hiện là một trong hai đối tác quan trọng nhất của Việt Nam về thương mại và đầu tư và cũng là một trong những thị trường chính của nông sản Việt Nam đặc biệt là hàng thủy sản và cà phê. Đồng thời cũng ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp của EU được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

    Một động lực đáng kể với kỳ vọng gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản vào EU cũng được ông Ông Trần Văn Công cho biết, đầu tư vào ngành nông nghiệp tại Việt Nam đang tăng rất nhanh, với tổng số 25.339 dự án, tổng vốn đăng ký 318 tỷ USD, riêng số dự án FDI trong nông nghiệp là 522 dự án với tổng vốn 3,5 tỷ USD, chiếm 1,22%

    Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-EU liên tục được củng cố trong những năm qua. Hết năm 2017, thương mại 2 chiều đạt mức trên 50 tỷ USD, trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU đạt 38,27 tỷ USD, tăng 12,7% (tương ứng tăng 4,31 tỷ USD) so với một năm trước đó và chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

    Đáng lưu ý, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU đạt trên 5 tỷ USD tăng gần 12%.10 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 4,3 tỷ USD nông sản vào EU, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2017.

    Nguồn: baodautu.vn

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Bón phân cho cây ăn trái sau thu hoạch

    Vậy là  vụ mùa nữa lại trôi qua, năng suất của các bạn thế nào? Năm nay thời tiết thay đổi từ El Nino qua La Nina nên lượng mưa nhiều hơn năm trước. Ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cũng như năng suất.

    Đặc biệt là bộ rễ bị ảnh hưởng nặng nhất, khi mưa nhiều làm thối các đầu rễ non. Biểu hiện chúng ta có thể quan sát được là trái rụng nhiều, đọt non bị vàng.  Vì vậy cần có 1 chế độ chăm sóc hợp lý để đạt năng suất cho vụ tới.

    Bước đầu tiên cần làm sau khi thu hoạch là tỉa cành tạo tán. Vườn cây sẽ trở nên thông thoáng hơn, ánh sáng có thể chiếu xuống vùng đất quanh tán. Chính điều này sẽ làm giảm ẩm độ, phòng tránh nấm bệnh phát triển tấn công cây.

    Một mùa vụ trên lá sẽ bám nhiều thuốc bvtv rong rêu, mòng hóng. Nên việc rửa lá sạch sẽ là rất cần thiết, pha 500ml CNX-Siêu đồng với 200l nước xịt đều lên thân cành lá nhé.

    Sau khi tiến hành rửa vườn xong, chúng ta tiến hành bón phân với tỉ lệ như sau.

    Phân chuồng ủ hai mục bằng nấm trichodemar: 30 – 50kg / 1 gốc

    Lân nung chảy:  1kg – 3kg / 1 gốc

    NPK ( có tỉ lệ N : P : K là 1 : 1 : 1 hoặc 2 : 2 : 1): 300gr – 500gr / 1 gốc.

    Ở đây có 2 phương pháp để bón phân cho cây, mình chia sẻ để các bạn lựa chọn nhé.

    Cách 1:

    • Đào rãnh xung quanh gốc, cách gốc 60cm, sâu 10 – 15cm, rộng 15 – 20cm, bón phân, lấp đất, tưới đất ẩm.
    • Trộn đều công thức trên cho bón vào rãnh, sau đó lấp rãnh lại.
    Kỹ thuật bón phân đào rãnh
    Cách bón cây theo rãnh

    Cách 2 (khuyên dùng):

    • Các bạn trộn đều nguyên liệu trên sau đó bón rải mặt quanh tán, sau khi bón xong các bạn dùng rơm khô, cỏ, lá cây, phủ lên trên nhé.
    • Về ưu và nhược điểm của 2 cách bón trên mình sẽ chia sẻ trong một bài viết khác.
    Kỹ thuật bón phân rải mặt
    Bón phân rải mặt

    Tính chất của hữu cơ là cải tạo đất, nhưng để thúc đẩy nhanh qua trình cải tạo các bạn cần bổ sung các loại vi sinh vật có ích

    Để cải thiện vấn đề trên chúng ta cần bón thêm các loại vi sinh vật đối kháng, cải tạo đất, phân giải xenluloza……

    • Chaetomium được biết đến là một loại nấm có khả năng tổng hợp một số hợp chất kháng sinh, có khả năng ức chế sinh trưởng của một số nấm gây bệnh cây như Colletotrichum gloeosporioides, Col. dematium, Fusarium oxysporum, Phytophthora palmivora, P. parasitica, P. cactorum, Pyricularia oryzae, Rhizoctonia solani and Sclerotium rolfsii
    • Bón trung vi lượng giúp cây phục hồi nhanh hơn sau thu hoạch, giúp cây vận chuyển dinh dưỡng nhanh hơn, tăng sức đề kháng và khả năng sinh sản.

    1. Nguyên liệu:

    • 5 kg Phân bón trung vi lượng Sao Đỏ.
    • 2.5 lít Nấm đối kháng Cheatomium.

    2. Cách bón

    Chúng ta pha tất cả nguyên liệu trên với 2000 lít nước.

    • Với cây từ 1 – 3 năm tuổi, tưới 5 – 7 lít cho mỗi gốc.
    • Với cây từ 3 năm tuổi trở lên, tưới 7 – 15 lít cho mỗi gốc.
    • Tưới theo hình chiếu tán của cây
    vườn cam trồng theo hướng hữu cơ
    Vườn cây canh tác theo hướng hữu cơ vi sinh

    Với việc bổ sung nấm đối kháng Cheatomium đã góp phần hạn chế sự phát triển của các loại bệnh như Thán thư, Ghẻ nhám, Ghẻ lồi, Ghẻ lõm, Vàng lá thổi rễ. Giúp nhà vườn giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

    Chia sẻ của bác Nguyễn Lê Việt “Canh tác hữu cơ vinh sinh – Có vườn chanh đang xuất khẩu cho hoàng gia Nhật Bản”.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Nông dân được mùa hồ tiêu nhưng mất giá, Lý do vì sao ?

    Sắp vào mùa thu hoạch, nhưng giá tiêu giảm chỉ còn khoảng 57.000 – 60.000 đồng/kg đang khiến cho người trồng tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu lo lắng.
    Hiện tại hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang trong giai đoạn nuôi trái, sắp cho thu hoạch dự kiến năng suất và sản lượng hồ tiêu sẽ tăng hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, hiện nay giá tiêu đang giảm chỉ còn khoảng 57.000 – 60.000 đồng/kg khiến cho người trồng tiêu lo lắng, không mấy phấn khởi.

    Thời điểm này, hầu hết các hộ trồng tiêu trên địa bàn Bà Rịa Vũng Tàu đang thực hiện phun xịt dưỡng trái cho cây tiêu. Nhiều nhà vườn cho hay, mùa tiêu năm nay cây tiêu phát triển tốt, thời tiết thuận lợi nên cây tiêu sinh trưởng ổn định, ít sâu bệnh do vậy năng suất cao hơn so với vụ tiêu năm ngoái.
    Tuy nhiên, qua tìm hiểu giá tiêu hiện đang ớ mức thấp khoảng từ 57.000 – 60.000 đồng/kg, với giá này người trồng tiêu sẽ lỗ vốn do chi phí đầu tư giống, công chăm sóc, tưới nước, phân bón, thuốc trừ sâu, công thu hoạch… ở mức khá cao.
    Ông Mai Gia Phới, ấp 5, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc có cho biết, có hơn 3 sào tiêu được 7 năm tuổi, dự kiến sản lượng thu hoạch khoảng 2,5 tấn, cao hơn 3 tạ so với năm ngoái. Dù sản lượng tăng nhưng do giá tiêu giảm đã khiến ông Phới không mấy phấn khởi.
    “Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên vườn tiêu của gia đình tôi đạt hơn năm ngoái. Tuy nhiên, do giá tiêu thấp hơn mọi năm nên lợi nhuận không cao. Nếu tiêu đạt giá từ 60.000 đồng/kg thì mới có lãi” – ông Phới cho biết./.

    Những bài viết bạn có thể quan tâm :


    Xót xa thủ phủ “vàng đen”, nhiều hộ gục ngã theo cây hồ tiêu tây nguyên

    Giải pháp cho chết nhanh chết chậm trên hồ tiêu.

    Nguồn: tintucnongnghiep.com