Đăng bởi Để lại phản hồi

Tuyến trùng là gì? Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hại cây trồng

Tuyến trùng bùng phát mạnh và gây thiệt hại rất nhiều tới cây công nghiệp, cây ăn trái và rau củ quả. Tuy nhiên, nhiều bà con còn xa lạ với khái niệm này? Vậy nên WAO sẽ giúp bà con giải đáp chi tiết về dịch hại này cũng như cách phòng trừ hiệu quả.

1. Tuyến trùng là gì?

Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Kích thước của tuyến trùng nhỏ hơn 1mm. Bà con chỉ nhìn thấy khi quan sát dưới kính hiển vi.

Một con tuyến trùng cái có thể đẻ một hoặc thậm chí cả ngàn trứng được chứa trong túi trứng. Trứng của tuyến trùng có thể “ngủ” từ 1-2 năm khi môi trường bất lợi. Trong đất, tuyến trùng nhân mật số lên chậm hơn nấm, vi khuẩn, mycoplasma và virus nhiều. Tuy nhiên, nếu ký chủ thích hợp được trồng liên tục trong nhiều năm thì tuyến trùng sẽ nhân mật số lên dần cho đến lúc đạt mật số gây hại thì từ đó cây trồng sẽ bị hại và càng ngày mức độ thiệt hại càng tăng lên.

Tuyến trùng có 2 loại: loại có lợi (ăn xác bã thực vật) và có hại (nhóm ký sinh thực vật). Tuyến trùng nhóm ký sinh thường sống ở tế bào cây trồng, chích, hút và bơm độc tố đến rễ cây. Từ đó làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo các khối u sần hay hoại tử làm cây bị cằn cỗi, lá vàng, rụng lá, cây chết dần.

Triệu chứng bệnh do tuyến trùng gây ra thể hiện rất chậm. Nếu đợi đến khi đào rễ cây lên và phát hiện ra chúng thì đã quá muộn.Trên cây lâu năm, bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm trước khi làm chết cây nên rất khó nhận ra kịp thời.

Tuyến trùng dưới kính hiển vi
Tuyến trùng dưới kính hiển vi

>>> Phòng trừ tuyến trùng hiệu quả: WAO NEEM – Đặc trị tuyến trùng rễ

Tuyến trùng có thể tạo ra những vết thương liên hoàn khác ngay trên rễ cây. Đây là “cánh cổng” gián tiếp mở cửa cho các vi sinh vật có hại khác tiếp tục tấn công xâm nhập vào cây trồng dễ dàng hơn. Từ đó khả năng cao cây sẽ mắc các bệnh nguy hại là rất lớn. Thậm chí là truyền vi rút gây hại cây trồng.

Có thể nhận định rằng, tuyến trùng chính là nền tảng dẫn tới nhiều căn bệnh khác cho cây trồng. Theo đó nguyên lý cây yếu sẽ đi cùng với hệ miễn dịch yếu. Một khi sức đề kháng của cây không có việc chống cự lại được các dịch bệnh là điều không thể.

2. Tuyến trùng có ba cách ký sinh

Ngoại ký sinh: tuyến trùng chỉ bám bên ngoài mô bị hại, chọc kim vào trong mô để hút chất dinh dưỡng.

Nội ký sinh: tuyến trùng chui hẳn vào bên trong mô cây, sống và sinh sản bên trong mô Với cách ký sinh nầy, tuyến trùng nội ký sinh thường làm cho mô cây sưng phù lên, tạo thành các u hoặc bướu.

Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui phần đầu vào trong mô cây, còn phần thân mình thì còn bên ngoài mô cây bị ký sinh.

Trong đất có rất nhiều tuyến trùng, trong đó có cả tuyến trùng hoại sinh (ăn xác bã thực vật) và cả tuyến trùng ký sinh gây hại cho cây trồng.

Mật số tuyến trùng hiện diện trong đất mới là điều cần quan tâm. Bởi vì không phải hễ có tuyến trùng ký sinh trong đất là cây trồng sẽ bị thiệt hại, mà chỉ khi nào mật số tuyến trùng đạt đến ngưỡng gây hại thì cây trồng mới bị hại.

3. Biện pháp quản lý tuyến trùng hiệu quả

Luân canh với các loại hoa màu không bị cùng loài tuyến trùng gây hại, là biện pháp tốt nhất.

Trồng xen hoa màu chính với các loại cây có tính ức chế tuyến trùng như cây hoa vạn thọ cũng là biện pháp tốt.

Bón nhiều phân chuồng hoai mục giúp làm giảm bớt mật số tuyến trùng trong đất. Bởi vì trong phân chuồng ủ hoai có chứa nhiều vi sinh vật ức chế tuyến trùng gây hại.

Bà con nên giữ cỏ trong vườn. Đây là bí quyết giúp phân tán mật độ tuyến trùng tấn công đến cây trồng. Không những thế theo một nghiên cứu các loại cỏ bản địa còn mang trong mình những vi sinh, hoạt chất đối kháng tiêu diệt nấm, vi sinh gây hại. Thậm chí cỏ còn có thể tạo môi trường để nấm và vi sinh tốt phát triển, tạo độ tơi xốp cho đất.

Nguồn: Sưu tầm

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách đặc trị và phòng sâu đục thân cây chuối

Sâu đục thân cây chuối làm cho thân bị thối, lá vàng, nõn bị héo, củ thối và cuối cùng là cả cây bị chết. Vậy làm thế nào để tiêu diệt, loại bỏ nó? Bài viết này WAO sẽ chia sẻ đến bà con cách đặc trị và phòng sâu đục thân cây chuối.

1. Đặc điểm sinh học của sâu đục thân cây chuối

Sâu đục thân cây chuối (Cosmopolites sordidus), chúng thuộc họ vòi voi (Curculionidae), bộ cánh cứng (Coleoptera). Có người gọi là con bọ đầu dài hay con sùng đục gốc chuối.

Con trưởng thành là một loại bọ cánh cứng đầu dài, có màu nâu đen hoặc màu xám đen, cơ thể hình bầu dục, dài khoảng 12-16mm, chiều ngang khoảng 3-4 mm, có vòi dài khoảng 3mm, chúng hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm, ít khi bay mà thường di chuyển bằng cách bò. Con cái thường đẻ trứng rải rác ở giữa các bẹ lá, vào chỗ bẹ hay cuống lá bị thối nhũn, hoặc đục lỗ nhỏ ở mặt ngoài bẹ của những cây chuối đang có hoặc sắp có buồng rồi đẻ trứng vào đó.

Con trưởng thành cái cũng có thể chui xuống đất dùng vòi nhọn ở đầu đục củ chuối thành những lỗ nhỏ rồi đẻ trứng vào trong đó. Con trưởng thành có thể sống tới 2 năm.

Trứng có hình bầu dục dài khoảng 2mm, màu trắng, thời gian trứng kéo dài khoảng 7-8 ngày. Sau khi nở sâu non (ấu trùng) có màu trắng sữa, mập mạp nhưng không có chân đục vào trong thân, thành những đường hầm ngang dọc trong thân, các đường hầm này ngày càng dài và rộng ra (tại các lỗ đục thường thấy có nhựa chuối tiết ra màu vàng đục), đi đến đâu sâu để lại một đường phân như mùn cưa.

2. Đặc điểm gây hại của sâu đục thân

Thân cây chuối có thể bị rỗng như xơ mướp, làm cho thân bị thối, lá vàng, nõn bị héo, củ thối và cuối cùng là cả cây bị chết. Nếu cây đã có buồng thì thường sẽ bị gãy ngang thân hoặc gãy cuống buồng. Thời gian sâu non kéo dài khoảng 3 tuần. Đẫy sức sâu non làm một cái kén hình bầu dục ở những bẹ bị thối nhũn phía ngoài, rồi hoá nhộng bên trong, thời gian nhộng kéo dài khoảng 5-8 ngày. Những cây bắt đầu trổ bông trở đi thường là những cây bị sâu gây hại nhiều nhất.

3. Đặc trị sâu đục thân cây chuối

Sau khi đã xác định cây chuối bị sâu đục thân tấn công, bà con sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA để xử lý sâu đục thân như sau:

  • Đối với những ấu trùng đã xâm nhập vào thân cây, cần bơm thuốc trực tiếp vào theo lỗ nhỏ đã xác định trên thân.
  • Phun xịt WAO AKA khắp vườn để tiêu diệt những ấu trùng còn nằm trong trứng chưa nở. Lưu ý phun kĩ ở các vị trí xén tóc đẻ trứng như kẽ, hốc cây, chạc cây.

Cách pha: pha 1 gói WAO AKA 100gr với 200 lít nước.

Cơ chế hoạt động của WAO AKA:

Thành phần chính của sản phẩm chuyên dụng xử lý sâu đục thân WAO AKA là vi khuẩn Bacillus Thuringiensis.

Bacillus Thuringiensis (Bt) là một vi khuẩn tiết ra tinh thể độc gama – endotoxin, Bacillus Thuringiensis được sản xuất bằng phương pháp lên men.

Sau khi sâu nhiễm tinh thể độc, lúc này độc tố mới phát huy, khiến sâu tê liệt thần kinh, ngừng ăn và chết.

Virus nhân đa diện NPV có tác dụng lây nhiễm, nhằm xử lý các loại sâu đục vào trong, không tiếp xúc với BT.

Virus nhân đa diện NPV cũng tạo ra những trận dịch kéo dài khiến trứng ấu trùng không thể nở. Sâu hại sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.

4. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân cây chuối

Không nên lấy cây giống ở những vườn đang bị sâu gây hại. Trước khi trồng nên cắt bỏ hết những bẹ, những cuống lá bị thối ở cây giống, thu gom tất cả những bộ phận cắt bỏ này đem chôn hoặc tiêu hủy.

Thường xuyên thu gom những bẹ lá, cuống lá đã bị thối, bị khô, dọn sạch lá già, lá khô, cỏ rác trong vườn,…tạo cho vườn chuối luôn được thông thoáng.

Với những vườn đã bị sâu hại nhiều, sau khi thu hoạch buồng cần chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết cả phần củ rồi đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.

Dùng những cây chuối vừa thu hoạch buồng chặt thành những khúc dài khoảng bảy, tám khúc, bổ đôi thành hai mảnh rồi úp mặt vừa chẻ xuống mặt đất xung quanh gốc chuối. Cũng có thể dùng những đoạn cây như đã nói ở trên chẻ dọc ở một đầu làm hai hoặc làm bốn khe. Sau đó đặt úp phía có chẻ xuống  đất gần các gốc chuối. Ban đêm con trưởng thành sẽ mò ra ăn, ẩn nấp phía dưới của các mảnh thân cây chuối và ở những khe chẻ này này. Sáng ra bà con lật khúc chuối lên để bắt con trưởng thành.

Tin liên quan:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị bệnh đốm lá trên cây chuối

Bệnh đốm lá trên cây chuối là bệnh hại phổ biến và gây hại ở hầu hết các vùng trồng chuối. Bệnh làm cháy khô lá, rụng lá, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, khiến cây sinh trưởng kém và còi cọc.

1. Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cây chuối

Bệnh đốm lá trên cây chuối do nấm Mycosphaerella sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng có thời tiết nóng ẩm, có nhiều mưa gió hay nhiều sương mù, ẩm ướt. Bệnh cũng phát triển mạnh trong các vườn thoát nước kém, bón thừa đạm, nhưng thiếu kali, canxi và phân hữu cơ, vườn nhiều sâu chích hút như rầy rệp,…

Qua quan sát thực tế, bệnh phát triển mạnh ở những vườn trồng quá dày, rậm rạp kém thông thoáng, thiếu ánh sáng, thiếu chăm sóc, những vườn cây lớn tuổi. Trong mùa mưa, nhất là trong những tháng mưa dầm liên tục là điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm lá phát triển.

2. Triệu chứng bệnh đốm lá trên cây chuối

Ban đầu, vết bệnh là một đốm nhỏ màu nâu đỏ hoặc xanh vàng, có đường kính khoảng 1mm ở mặt dưới lá. Sau đó, vết bệnh kéo dài thành những vệt nhỏ và phát triển dần thành các đốm sọc hẹp màu nâu đỏ, rồi nâu đen.

Triệu chứng bệnh đốm lá gây hại cây chuối
Triệu chứng bệnh đốm lá gây hại cây chuối

Vết bệnh chạy dài song song với gân lá, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Giữa vết bệnh có màu xám tro. Các đốm lá thường xuất hiện ở mép lá, đặc biệt trên các lá phía dưới. Về sau, các vết bệnh liên kết lại với nhau và gây ra hiện tượng vàng và khô lá.

Triệu chứng bệnh đốm lá gây hại cây chuối
Triệu chứng bệnh đốm lá gây hại cây chuối

3. Đặc trị bệnh đốm lá trên cây chuối

Khi bệnh phát triển dày đặc trên lá, nhà vườn sử dụng chế phẩm vaccin kết hợp với siêu đồng phun kép 2 lần cách nhau 2-3 ngày. Bà con cho phun ướt đẫm cành và hai mặt lá để diệt các loại nấm khuẩn và kích kháng cho cây.

>>>Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

4. Biện pháp phòng ngừa

Vào mùa mưa dầm cần tạo mương rãnh để vườn thoát nước tốt, tránh gây ứ đọng, ẩm ướt trong vườn.

Kiểm tra vườn thường xuyên và cắt tỉa những cành lá già, nhiễm bệnh để tạo thông thoáng cho vườn.

Phun Amino acid định kỳ để giúp lá dày, xanh bóng, chắc khỏe.

Sau thu hoạch nên rửa vườn bằng Siêu đồng để tẩy rửa mảng bám rong rêu và diệt nấm khuẩn trên cành lá.

Tăng cường sức đề kháng cho cây bằng việc bổ sung Enzyme kích kháng và bón đầy đủ, cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng.

Tăng cường bón phân hữu cơ để cải thiện nền đất, giúp đất tơi xốp, đa dạng vi sinh vật có lợi trong đất.

Tin liên quan:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp đặc trị bệnh thán thư trên cây chuối

Bệnh thán thư trên cây chuối do nấm Colletotrichum musae gây ra, tồn tại trong lá khô hoặc lá đang hoai mục và cả trên quả. Các bào tử nấm này có thể được phân tán bởi gió, nước, côn trùng cũng như chim và chuột ăn chuối.

1. Nguyên nhân gây bệnh thán thư

Bệnh thán thư do nấm colletotrichum sp gây ra, nấm sẵn có trong đất trồng và môi trường.

Bệnh phát sinh ở những vườn đã trồng từ 2 năm trở lên, nhiều lá và trồng dày. Trong cùng một cây, lá ngoài cùng bị trước rồi lần lượt đến các lá trong. Tốc độ lây lan và phá hại mạnh khiến cây chết khô

Thời tiết có nhiều nắng nóng, nhiệt cao, lượng mưa ít tạo điều kiện cho nấm phát sinh gây hại.

2. Triệu chứng bệnh thán thư

Mặt dưới phần mép của lá xuất hiện những đốm màu thâm to bằng cúc áo, ăn phá lên mặt trên rồi chuyển sang cháy khô loang rộng cùng viền vàng. Phần cháy khô hiện lên những đường vân chạy dọc cậng hoặc thành các đường tròn đồng tâm. Bệnh nặng các tàu lá bị gãy treo khô; thân chuối thối đen,…

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây chuối
Triệu chứng bệnh thán thư trên cây chuối

Bệnh gây vết đốm trên vỏ quả ngay từ khi vừa tròn cạnh nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng thu hoạch.

Triệu chứng bệnh thán thư hại quả chuối
Triệu chứng bệnh thán thư hại quả chuối

3. Đặc trị bệnh thán thư trên cây chuối

Khi thấy dấu hiệu một số cây trong vườn bị bệnh, bà con sử dụng 200ml Vaccin kết hợp với 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun đều thân lá, phun đậm, phun kỹ, phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày.

Đối với những vùng tiếp giáp vùng bệnh, chưa nhiễm bệnh. Dùng 200ml Vaccin + 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun đều thân lá, phun kỹ, phun đậm, phun 2 lần liên tiếp.

Phòng trị bệnh thán thư trên buồng quả, ngăn cản lây nhiễm bệnh thán thư trên buồng quả, tạo mẫu mã quả đẹp, sáng bóng: Dùng 200ml Vaccin + 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun buồng quả, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày.

4. Biện pháp phòng bệnh thán thư trên cây chuối

Bà con cần kiểm tra kịp thời, nhận diện được triệu chứng bệnh hại. Đồng thời phải thường xuyên thực hiện dọn vệ sinh, cắt xén các loại cỏ dại và các loại tàu lá đã già chết khô hoặc do bệnh hại, thu gom và đốt tiêu hủy nơi xa vườn.

Chủ động phòng trừ bệnh bằng các chế phẩm vi sinh.

Tin liên quan:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp phòng trừ bệnh chùn đọt trên cây chuối

Bệnh chùn đọt trên cây chuối là bệnh hại phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến đến năng suất của cây chuối sau này. Vậy triệu chứng của bệnh này là gì, nguyên nhân do đâu, cách phòng trừ ra sao, mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh chùn đọt trên cây chuối

Bệnh do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra.

Bệnh được truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống, lây truyền từ cây này sang cây khác thông qua một loài rệp có tên là Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối làm môi giới truyền bệnh.

Bệnh phát sinh quanh năm nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có ẩm độ cao.

Những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây…thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.

2. Triệu chứng bệnh

Khi bị bệnh lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó vào nhau, nhìn giống như một bó lá, cuống lá ngắn lại và lá bị giòn, rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường sọc màu xanh sậm.

Nếu cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho buồng thì trái cũng sẽ rất nhỏ và không chín. Nếu cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng chuối trổ sẽ không thoát, hoặc nếu có trổ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không ngon hoặc buồng có thể trổ ra ngang thân.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh chùn đọt trên cây chuối

Đây là một lọai bệnh do Virus gây ra nên một khi cây đã bị nhiễm bệnh thì thông thể chữa trị được. Vì thế muốn hạn chế bệnh các bạn phải áp dụng các biện pháp phòng trừ là chính. Sau đây là một số biện pháp cơ bản:

  • Tuyệt đối không lấy cây chuối con ở những vườn chuối, khóm chuối đã bị bệnh gây hại làm giống cho vụ sau.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn chuối để phát hiện sớm cây bị nhiễm bệnh. Nếu phát hiện cây đã bị bệnh phải chặt bỏ ngay cả cây, bứng hết cả gốc rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây lan sang cây khác.
  • Không nên trồng vườn chuối ngay bên cạnh những vườn đang bị bệnh gây hại nặng để tránh bệnh lây lan sang vườn mới trồng.
  • Thường xuyên vệ sinh vườn tược, cắt tỉa bỏ bớt những lá già, lá khô, tỉa bớt những cây con nếu thấy vườn quá dày…để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa.
  • Không nên trồng chuối liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất. Sau khi trồng vài năm nên luân canh với cây trồng khác vài năm rồi lại quay trở lại trồng chuối.
  • Khi phát hiện có rệp nên dùng Bộ giải pháp phòng trừ rệp để phun xịt, tiêu diệt rệp là tiêu diệt môi giới mang bệnh đi truyền cho cây. Về cách sử dụng thuốc các bạn có thể đọc hướng dẫn có in trên nhãn thuốc.
  • Chăm sóc vườn chuối chu đáo để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt có sức chống đỡ với bệnh.

Đọc thêm:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Top 4 loại sâu bệnh hại cây chuối phổ biến nhất

Cây chuối là loại cây trồng quen thuộc của người Việt Nam. Nó được trồng chủ yếu để lấy quả nhiều hơn so với để lấy thân và lá. Nhưng để trồng chuối đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì người làm vườn cần hiểu về một số sâu bệnh thường gặp ở cây chuối để có biện pháp phòng tránh.

1. Bệnh chùn đọt chuối

1.1. Nguyên nhân và đặc điểm gây hại

Bệnh do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra.

Bệnh được truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống, lây truyền từ cây này sang cây khác thông qua một loài rệp có tên là Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối làm môi giới truyền bệnh.

Bệnh phát sinh quanh năm nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có ẩm độ cao.

Những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây…thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.

1.2. Triệu chứng bệnh

Khi bị bệnh lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó vào nhau, nhìn giống như một bó lá, cuống lá ngắn lại và lá bị giòn, rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường sọc màu xanh sậm.

Triệu chứng chuối bị chùn đọt
Triệu chứng chuối bị chùn đọt

Nếu cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho buồng thì trái cũng sẽ rất nhỏ và không chín. Nếu cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng chuối trổ sẽ không thoát, hoặc nếu có trổ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không ngon hoặc buồng có thể trổ ra ngang thân.

2. Bệnh Thán thư

2.1. Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh

Bệnh thán thư do nấm colletotrichum sp gây ra, nấm sẵn có trong đất trồng và môi trường

Bệnh phát sinh ở những vườn đã trồng từ 2 năm trở lên, nhiều lá và trồng dày. Trong cùng một cây, lá ngoài cùng bị trước rồi lần lượt đến các lá trong. Tốc độ lây lan và phá hại mạnh khiến cây chết khô;

Thời tiết có nhiều nắng nóng, nhiệt cao, lượng mưa ít tạo điều kiện cho nấm phát sinh gây hại.

2.2. Triệu chứng

Mặt dưới phần mép của lá xuất hiện những đốm màu thâm to bằng cúc áo, ăn phá lên mặt trên rồi chuyển sang cháy khô loang rộng cùng viền vàng. Phần cháy khô hiện lên những đường vân chạy dọc cậng hoặc thành các đường tròn đồng tâm. Bệnh nặng các tàu lá bị gãy treo khô; thân chuối thối đen,…

Triệu chứng chuối bị thán thư
Triệu chứng chuối bị thán thư

Bệnh gây vết đốm trên vỏ quả ngay từ khi vừa tròn cạnh nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng thu hoạch.

3. Bệnh đốm lá

3.1. Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh

Do loài vi khuẩn mang tên Hycospha erellafyensis var difformis gây ra.

Bệnh truyền lan theo gió mưa, xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp qua vết thương xây xát trên lá.

Thời tiết nóng nhiệt độ từ 25-300C, độ ẩm >75% là điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng mạnh.

3.2. Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu trên phiến lá. Vết bệnh xuất hiện đầu tiên là chấm nhỏ xanh vàng, sau chuyển sang màu nâu. Vết bệnh kéo dài lan rộng thành đốm hình bầu dục dài, giữa vết bệnh có màu xám tro.

Triệu chứng chuối bị đốm lá
Triệu chứng chuối bị đốm lá

Trong thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của phiến lá thứ 3 và thứ 4; hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 5-10mm x 0.1-1mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở chóp lá chuối. Về sau đốm mọc loang ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng. Đến thời kì cuối nó trở thành màu đen, sau cùng ngay giữa đốm biến thành màu xám và lá chuối sớm bị héo chết.

4. Sâu đục gốc chuối

4.1. Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh

Do con sâu đục Cosmopolites sordidus gây ra. Chúng thuộc họ vòi voi Curculionidae, bộ cánh cứng Coleoptera.

Thành trùng là một loại mọt đẻ trứng vào thân và củ chuối. Sâu non (sùng) đục phá củ chuối làm cây còi cọc, hoặc chết.  Ấu trùng là sùng màu trắng dài 1-1,5 cm, đục phá củ chuối thành những lỗ đường kính độ 1-1,5 cm, tạo đường đi cho nấm xâm nhiễm, đi đến đâu sâu để lại một đường phân như mùn cưa.

Thời tiết nóng, ẩm là điều kiện tốt để sâu sinh trưởng và phát triển.

4.2. Triệu chứng

Cây còi cọc, trái nhỏ, lá bị gãy rủ xuống và héo, có khi cả khóm chuối bị chết rũ, buồng chuối dễ bị gãy, cây chuối dễ bị đổ ngã. Khi chẻ cây chuối ra thì thấy bên trong có những con sâu màu trắng ngà, rất mập, nhưng không có chân.

Triệu chứng chuối bị sâu đục gốc
Triệu chứng chuối bị sâu đục gốc

Nếu nặng thân cây có thể bị rỗng như xơ mướp, làm cho thân bị thối, lá vàng, nõn bị héo, củ thối và cuối cùng là cả cây bị chết. Nếu cây đã có buồng thì thường sẽ bị gãy ngang thân hoặc gãy cuống buồng.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách đặc trị bệnh thán thư trên cây khoai sọ

Thán thư là một trong những bệnh gây hại trên cây khoai sọ. Bệnh thán thư gây hại các lá và toàn thân dọc bị cháy khô làm mất khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến chất lượng củ.

1. Tác nhân gây bệnh thán thư

Bệnh thán thư trên cây khoai sọ do nấm thuộc nhóm Colletotrichum gây ra. Đây cũng là loại nấm gây ra bệnh thán thư trên các loại cây trồng khác.

Khi trong vườn có một cây bị nhiễm, bào tử nấm gây bệnh thán thư sẽ được truyền theo gió, nhanh chóng lan từ cây này sang cây khác. Chúng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền qua nước tưới hay mưa.

Bệnh thán thư phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều.

Trong các vườn khoai sọ ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không đúng cách như bón phân không cân đối, bón dư đạm và thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng khác. Những vườn không được cắt tỉa, rậm rạp, thiếu ánh nắng chiếu vào nên ẩm độ tăng cao thì bệnh thường nặng.

2. Triệu chứng và tác hại của bệnh

Ban đầu vết bệnh là các đốm nhỏ màu nâu đen hoặc nâu vàng. Vết bệnh lớn dần lên thành các hình tròn đồng tâm ở cả 2 mặt lá. Mặt dưới của vết bệnh xuất hiện các hạt nấm nhỏ màu gạch cua. Khu vực thịt lá quanh vết bệnh xuất hiện quầng vàng.

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây khoai sọ
Triệu chứng bệnh thán thư trên cây khoai sọ

Khi bệnh gây hại nặng toàn bộ lá hoặc toàn bộ đoạn dọc bị nhiễm bệnh sẽ cháy khô, gãy gục làm mất khả năng quang hợp của cây dẫn tới giảm năng suất, phẩm chất củ.

3. Cách đặc trị bệnh thán thư trên cây khoai sọ

Khi phát hiện cây trồng có dấu hiệu mắc bệnh thán thư, bà con cần nhanh chóng thực hiện các việc sau:

Tiến hành nhổ bỏ hoặc cắt tỉa các cây bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.

Sử dụng siêu đồng kết hợp với vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.

>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin.

4. Phòng trừ bệnh thán thư trên cây khoai sọ

Chăm sóc cho cây trồng khỏe mạnh, tưới đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Cải tạo nền đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục hay phân đã được ủ với nấm trichoderma. Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất.

Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cây cỏ dại hay các vật liệu hữu cơ.

Cắt tỉa, tạo tán cho cây hợp lý, tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao.

Phun phòng nấm bệnh và côn trùng định kỳ.

Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.

Đọc thêm:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp đặc trị hiệu quả sâu khoang hại khoai sọ

Sâu khoang hại khoai sọ đang là vấn đề được bà con nông dân hết quan tâm. Sâu khoang là một loại sâu ăn tạp, mỗi lần có hàng trăm hàng nghìn con cùng tấn công cây trồng lúc nên hậu quả để lại rất nghiêm trọng và thậm chí là mùa vụ đó nông dân có thể mất trắng. Do đó, bà con cần có biện pháp đặc trị sâu khoang hại khoai sọ để tránh thiệt hại nặng nề.

1. Đặc điểm nhận biết sâu khoang

Sâu giai đoạn trưởng thành thường có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vằn đen trắng, cánh sau màu hơi trắng.

Giai đoạn trứng: Trứng được đẻ thành ổ ở mặt dưới lá và được phủ một lớp lông bảo vệ. Một ổ có từ 50 – 200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500 – 2.000 trứng.

Giai đoạn sâu: Sâu non mới nở màu xanh sáng, sống tập trung và phân tán khi lớn. Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng.

Nhộng dài màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn. Sâu hóa nhộng trong đất.

2. Đặc điểm của sâu khoang hại khoai sọ

Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, màu, cây họ đậu, sắn, họ cải, khoai tây….Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ thân, vỏ quả làm giảm phẩm chất.

Ở giai đoạn ấu trùng, sâu khoang thường tập trung lại một chỗ về sau chúng sẽ tỏa ra và ăn lá. Ban đầu chúng tấn công phần thịt lá tạo thành các vết sọc trên lá, về sau chúng ăn cả gân lá và cuốn lá khoai môn

Ở giai đoạn trưởng thành thường ăn lá khoai sọ về đêm, chúng có thể ăn một lượng lớn lá chỉ trong vòng một đêm, do đó thiệt hại gây ra là rất lớn.

Sâu non có 6 tuổi, sâu non mới nở tập trung dưới lá ăn biểu bì của lá, sau đó lớn dần thì ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3 và 4 sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn chụi lá, cánh hoa, nụ quả, thậm chí gặm cả vỏ thân cây. Thời gian sâu non kéo dài từ 15 – 23 ngày. Khi đẫy sức chúng chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 12 ngày thì vũ hoá.

3. Đặc trị sâu khoang hại khoai sọ

Để xử lý sâu khoang hại khoai sọ nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, nhà vườn sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA.

Chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA với thành phần chính là vi khuẩn Bacillus Thuringiensis (Bt) có khả năng tiết ra tinh thể độc gama – endotoxin, sau khi sâu ăn phải độc tố thì lúc này độc tố mới phát huy tác dụng khiến sâu tê liệt thần kinh, ngừng ăn (ngừng phá hại) và chết sau 2-3 ngày.

Ngoài ra, trong WAO AKA còn chứa các chủng Virus nhân đa diện NPV có tác dụng lây nhiễm. Nhằm xử lý các loại sâu đục vào trong không tiếp xúc với BT như sâu vẽ bùa, sâu đục quả, sâu đục thân. Chúng cũng tạo ra những trận dịch kéo dài khiến trứng ấu trùng không thể nở. Sâu hại sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.

Cách sử dụng chế phẩm trừ sâu WAO AKA để đặc trị sâu khoang hại khoai sọ:

  • Pha 1 gói chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA với 200 lít nước sạch. Sau đó khuấy đều cho thuốc tan hoàn toàn.
  • Cách phun: Phun ướt đẫm thân, cành, lá, quả, tập trung vào những nơi sâu ẩn nấp.
  • Phun 2 – 3 lần cách nhau 3 ngày.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Nên kết hợp với phân bón lá A4 để tăng hiệu quả.
  • Nên phun ngay sau khi pha thuốc để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
  • Có thể phối hợp với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác.
  • Không pha chung với thuốc có tính kiềm.
  • Phun trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều để đạt hiệu quả cao nhất.

4. Biện pháp quản lý sâu khoang hại khoai sọ

Khi mật độ sâu khoang khoai sọ ít, bà con có thể sử dụng tay để ngắt lá hoặc bắt sâu.

Trong trường hợp ruộng bị xâm nhiễm mật độ cao, tiến hành cắt bỏ thân và lá. Thậm chí cả cây, sau đó thu gom lại và tiến hành đốt. Đối với ruộng vụ trước bị sâu khoang gây hại, sau khi thu hoạch tiến hành bỏ hoang khoảng 3 tháng để cắt nguồn thức ăn và vòng đời sâu. Đây là cách đơn giản và hữu hiệu để quản lý sâu khoang hại khoai sọ..

Cây tía tô cảnh hay còn gọi là cây lá gấm có tác dụng xua đuổi sâu khoang.

Hạn chế phun thuốc bvtv hóa học để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh…

Có thể bạn muốn biết:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị và phòng trừ bệnh cháy lá hại khoai sọ

Bệnh cháy lá hại khoai sọ là một trong những bệnh hại đang được bà con nông dân quan tâm nhất hiện nay. Bệnh làm giảm diện tích lá, giảm hiệu suất quang hợp của cây khoai sọ, dẫn đến giảm năng suất từ 30-50%.

1. Triệu chứng bệnh cháy lá hại khoai sọ

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến cuống lá và thân ống. Giai đoạn đầu, dấu hiệu đặc trưng là ở mặt trên của lá hình thành các đốm sũng nước tròn màu nâu nhỏ, rộng từ vài milimet đến 2cm. Thông thường, vết bệnh xuất hiện ở chót lá và bìa lá, nơi nước tích tụ, hoặc cũng xuất hiện ở giữa phiến lá. Trên một lá có thể xảy ra nhiều vết bệnh cùng lúc. Sau đó, các cạnh của vết bệnh bắt đầu lan rộng thành vết lớn hơn, màu xám, hoặc màu đen đến gần tím. Thường thấy có lớp lông màu trắng mịn xung quanh vết bệnh, đặc biệt vào buổi sáng sớm.

Triệu chứng bệnh cháy lá hại khoai sọ
Triệu chứng bệnh cháy lá hại khoai sọ

Khi vết bệnh lan nhanh chiếm diện tích phần lớn của lá, phần lá bệnh bị mục nát trong một vài ngày dẫn đến thủng rách lá. Lá bị thối nhưng không rời khỏi cuống lá. Thông thường 6-7 lá trên mỗi cây chỉ còn khoảng 3-4 lá sau khi bệnh xâm nhập. Cây bệnh nặng sẽ làm tàn lụi bộ lá trước khi thu hoạch.

Triệu chứng bệnh cháy lá hại khoai sọ
Triệu chứng bệnh cháy lá hại khoai sọ

Bệnh làm giảm diện tích lá, giảm hiệu suất quang hợp của cây khoai sọ, dẫn đến giảm năng suất.

2. Nguyên nhân và điều kiện phát triển bệnh

Bệnh do nấm Phytophthora colocasiae gây ra.

Bệnh cháy lá khoai sọ gây hại quanh năm, tuy nhiên bệnh phát triển mạnh nhất khi gặp điều kiện môi trường có ẩm độ cao, nhất là khi có mưa.

Nấm Phytophthora colocasiae có khả năng tồn tại lâu trong các mô đất khô. Nấm xâm nhập vào lá bằng cách nảy mầm bọc bào tử hoặc động bào tử xuyên qua biểu bì trên và biểu bì dưới của lá. Khi lá bị bệnh, xung quanh vết bệnh hình thành một lớp bột trắng mọng là các bào tử vô tính gọi là bọc bào tử có hình bầu dục nhọn ở một đầu, bọc bào tử trong suốt có 1 cuống gai ngắn.

Bọc bào tử phần lớn nảy mầm gián tiếp tạo thành các động bào tử bơi lội trong nước, bơi trong nhiều giờ và bị hấp dẫn bởi chất hữu cơ hay mô cây khoai sọ. Sau đó tạo thành nang bào tử (mất đuôi), nang bào tử nảy mầm thành các sợi nấm (mycelium) sợi nấm xâm nhiễm vào cây. Các bọc bào tử cũng có thể nảy mầm trực tiếp bằng cách hình thành ống bào tử xâm nhập vào cây khoai sọ nhưng ít xảy ra.

Bệnh lây lan rất nhanh và dễ dàng giữa các tầng lá trong một cây hoặc từ cây này sang cây khác. Quá trình lây lan bệnh có thể xảy ra có thể xảy ra với một khoảng cách rất xa do sự di chuyển hoặc trao đổi củ giống, chồi lá, và dọc lá đã bị nhiễm bệnh.

3. Đặc trị bệnh cháy lá hại khoai sọ

Khi phát hiện vườn khoai sọ của mình đã nhiễm bệnh, bà con có thể xử lý như sau:

Cắt bỏ những cây bị bệnh, mang ra khỏi vườn và tiêu hủy để tránh bệnh lây lan.

Sử dụng bộ giải pháp kiểm soát nấm bệnh để khống chế nấm khuẩn gây hại. Bộ giải pháp với các thành phần chính là Chaetomium sppBacillus sp và Enzyme kích kháng cây trồng giúp tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của nấm bệnh.

Sau khi xử lý, nấm gây bệnh sẽ được kiểm soát, không tiếp tục lây lan trên các lá và cây khác. Đồng thời sức đề kháng của cây được tăng lên, có khả năng kháng lại nấm khuẩn gây hại.

4. Phòng trừ bệnh cháy lá hại khoai sọ

Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, gom những cọng bệnh, lá bệnh từ vụ trước hoặc các cây mới bị nhiễm bệnh đem tiêu huỷ.

Chọn củ giống có màu sáng, không thối hoặc khô ở đít, không bị tróc vỏ, lớp vỏ ngoài có nhiều lông.

Phun phòng trị bằng bộ sản phẩm kiểm soát nấm bệnh cây trồng.

Ngoài ra bà con cũng nên kết hợp bổ sung các dưỡng chất trung vi lượng để giúp cây khoai khỏe mạnh tăng sức chống chịu với sâu bệnh.

Đọc thêm:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai hại khoai sọ

Bệnh sương mai là bệnh thường gặp gây tác hại đối với khoai sọ ở Việt Nam. Để nhận biết và phòng trừ hiệu quả bệnh sương mai hại trên khoai sọ, bà con cần lưu ý những đặc điểm sau:

1. Điều kiện phát sinh gây hại của bệnh

Bệnh do nấm Phytophthora colocasiae gây ra, bệnh chủ yếu gây hại trên lá.

Trong thời tiết ẩm ướt các vết bệnh lan rộng rất nhanh chiếm diện tích phần lớn của lá. Phần lá bệnh bị mục nát trong một vài ngày, sau đó thủng rách lá, lá bệnh hoại tử cháy khô thường treo trên cuống lá như 1 lá cờ. Trong điều kiện thuận lợi thời gian từ khi xâm nhiễm đến khi phát bệnh khoảng 2- 4 ngày. Sự lan truyền bệnh xảy ra bởi nước mưa và gió.

Trên lá mới các bào tử nấm nhanh chóng nảy mầm và xâm nhập cây chủ. Mặc dù lá khoai sọ có sáp trên bề mặt nhưng chỉ cần một lượng nước nhỏ (như giọt sương) tích tụ ở bề mặt của lá là đủ cho các bào tử nấm nảy mầm và xâm nhập vào cây chủ và gây hại.

Bệnh sương mai chủ yếu gây hại trên lá, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến cuống lá và thân, bẹ cây. Cây bị bệnh nếu không phòng trừ kịp thời sẽ lây lan nhanh, làm cây mất khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến sinh trưởng, giảm năng suất (củ nhỏ, ít củ) và chất lượng củ (bị sượng). Nấm Phytophthora colocasiae còn có thể tạo thành các bào tử trứng có khả năng tồn tại lâu trong các mô đất khô. Sự vận chuyển của các củ giống bị nhiễm bệnh cũng làm phát tán mầm bệnh sang vụ sau và các khu vực khác.

2. Biểu hiện bệnh sương mai hại khoai sọ

Biểu hiện bệnh sương mai gây hại khoai sọ
Biểu hiện bệnh sương mai gây hại khoai sọ

Ban đầu khi mới xâm nhập vào cây, vết bệnh xuất hiện các vết đốm nhỏ hình tròn màu xanh nhợt nhạt. Sau đó hình thành các điểm chết hoại tử màu nâu với những đường viền đồng tâm ở mặt trên của lá. Những vết bệnh thường xuất hiện ban đầu ở chóp lá và bìa lá hoặc có thể xảy ra ở giữa phiến lá nơi nước tích tụ, trên 1 lá có thể xuất hiện nhiều vết bệnh. Sau đó vết bệnh lan rộng thành vết đốm lớn hơn, màu xám, hoặc màu đen đến gần tím. Khi vết bệnh bị hoại tử hoàn toàn, ở trung tâm vết bệnh thường có màu nâu đậm, đôi khi màu đen, rất giòn và có thể mục nát. Vết bệnh có thể phát triển đan xen vào nhau và làm cho toàn bộ bộ lá bị tàn lụi.

Biểu hiện bệnh sương mai gây hại khoai sọ
Biểu hiện bệnh sương mai gây hại khoai sọ

3. Đặc trị bệnh sương mai hại khoai sọ

Điều trị bệnh sương mai thường có hiệu quả cao nhất trong giai đoạn cây mới bị dưới 5%. Vì vậy, bà con cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp Siêu đồng với cơ chế tác động kép của Nấm đối kháng và Enzyme kích kháng cây trồng giúp tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của mầm bệnh. Bà con cho sử dụng 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày.

4. Phòng trừ bệnh sương mai hại khoai sọ

Nên áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng trừ ngay từ đầu vụ sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ bệnh cao:

  • Nên luân canh với cây trồng khác họ.
  • Làm đất sớm, xử lý các tàn dư thực vật trên đất. Sử dụng các chế phẩm từ nấm Trichoderma bón vào đất trước khi trồng.
  • Lên luống cao, vét sạch rãnh, hạn chế nước bị úng, đọng trên mặt luống.
  • Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh (không lấy giống từ những vườn đã bị bệnh từ vụ trước).
  • Trồng với mật độ vừa phải, bón phân đầy đủ, chăm theo đúng quy trình, thường xuyên vệ sinh tạo độ thông thoáng, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

Bạn cần biết: Top 3 loại sâu bệnh hại cây khoai sọ phổ biến nhất