Đăng bởi Để lại phản hồi

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cây bị vàng lá

Hiện tượng cây bị vàng lá là dấu hiệu chứng tỏ cây trồng đang có vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cây bị vàng lá. Có thể do nấm bệnh, tuyến trùng, do bị mất cân đối dinh dưỡng, vi khuẩn gây hại … 

Cây trồng rất nhạy cảm, đặc biệt là các loại cây ăn quả có múi, sầu riêng.

Vàng lá là một cách cây trồng phản ứng với các điều kiện bất lợi. Nó giống như việc mình bị sổ mũi khi gặp thời tiết lạnh vậy. Khi thấy cây bị vàng lá nghĩa là chúng muốn nói với bạn rằng “tôi đang bị bệnh, hãy giúp tôi”. Để có biện pháp tác động phù hợp, trước tiên phải xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá.

Có 5 nguyên nhân chính khiến cho cây trồng đang xanh bị vàng lá.

1. Cây bị bệnh vàng lá do thối rễ (vàng lá thối rễ)

Vàng lá thối rễ là bệnh khá nguy hiểm. Bệnh xuất hiện nhiều vào giữa mùa mưa, cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Đất bị oi nước, chai cứng, nén chặt là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thối rễ và sau đó là vàng lá.

Vào mùa mưa, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa là thời điểm nấm bệnh hại bùng phát mạnh. Nghiêm trọng nhất là vấn đề “Vàng lá thối rễ trên cây đang nuôi trái”. Bệnh khiến cho cây rụng quả, quả chậm lớn, thậm chí những vườn bệnh nặng phải chặt bỏ, làm thiệt hại đến kinh tế cũng như công sức của nhà vườn.

Phytophthora, Fusarium là tác nhân chính gây ra bệnh Vàng Lá thối rễ. Đây là các loại nấm thủy sinh nên sinh sản và phát tán rất mạnh trong môi trường ẩm ướt.

Cây bị vàng lá thối rễ rất dễ nhận biết. Bệnh sẽ khiến các đọt non bị biến màu vàng nhạt sau đó lan rộng dần theo thời gian. Khi mới phát bệnh, đọt non mới ra của cây sẽ có màu vàng nhạt sau đó bắt đầu vàng hẳn từ lúc lá bánh tẻ cho đến lá già rồi rụng. Cây bị bệnh nằm rải rác khắp vườn. Lá vàng theo từng cành sau đó lan rộng ra cả cây. Lá trên cây bị vàng cả phiến lá và gân lá do thiếu hụt cả nước và dinh dưỡng.

1,460,000 Thêm vào giỏ hàng

2Cây bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng

Cây trồng phát triển tốt cần có sự tổng hợp đầy của các chất dinh dưỡng (đa, trung và vi lượng). Tình trạng cây thiếu dinh dưỡng thể hiện rõ nhất qua lá. Khi thiếu dinh dưỡng lá cây sẽ bị vàng, biến dạng, teo nhỏ hoặc rụng nhiều.

3. Cây bị vàng lá do ngộ độc

Việc thiếu dinh dưỡng sẽ khiến cây phát triển kém nhưng thừa dinh dưỡng còn nguy hiểm hơn. Dư thừa bất kỳ chất dinh dưỡng nào trong đất cũng có thể gây độc cho cây. Tình trạng ngộ độc sẽ khiến cho cây vàng lá, cháy lá và bắt đầu hút các chất dinh dưỡng khác kém hơn.

Biểu hiện cây bị ngộ độc

4. Vàng lá gân xanh do vi khuẩn

Bệnh vàng lá gân xanh (Greening) do vi khuẩn (Liberobacter asiaticum) sống trong mạch dẫn của cây gây ra. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là tác nhân lan truyền bệnh chủ yếu. Ngoài ra bệnh còn lây lan qua mắt ghép.

Cây bị bệnh phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ. Khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh (người ta thường gọi vàng lá gân xanh).

>>Phòng bệnh vàng lá gân xanh (Greening), trên cây cam, quýt, bưởi

5. Vàng lá thối rễ do tuyến trùng gây hại

Tuyến trùng gây hại sẽ làm tắc mạch dẫn của rễ, cản trở sự hút nước và dinh dưỡng khiến lá bị vàng và héo úa. Các vết thương từ tuyến trùng tạo ra sẽ mở đường cho nấm hại xâm nhập gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

Biểu hiện rễ bị tuyến trùng gây hại

Vàng lá thối rễ do cả nấm và tuyến trùng gây hại sẽ làm vàng cả lá già, lá bánh tẻ và lá ngọn tùy theo vị trí cắn phá của tuyến trùng dưới rễ. Cây bị vàng lá do tuyến trùng gây hại cũng xuất hiện rải rác trong vườn nên khi có biểu hiện nghi ngờ cần xác định rõ trước khi xử lý bệnh để tránh tình trạng sai bệnh, sai thuốc.

👉Xem ngay: Bộ giải pháp Đặc trị vàng lá thối rễ do nấm, tuyến trùng!

Đăng bởi Để lại phản hồi

Trị dứt điểm bệnh nứt thân xì mủ trên cây có múi

Nứt thân xì mủ là bệnh thường gặp trên cây có múi. Đây là một bệnh nguy hiểm và rất khó trị. Cây bị nhiễm bệnh thường có hiện tượng kém phát triển, suy nhược. Cần phải có giải pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết cây.

Bệnh do nấm Phytophthora gây ra, nấm tồn tại rất nhiều trong tự nhiên nên rất dễ lây lan, đặc biệt là trong mùa mưa ẩm. Để xử lý triệt để bệnh này cần phải nắm rõ chính xác nguyên nhân. Sau đó áp dụng quy trình sinh học để cải thiện môi trường hạn chế nấm bệnh tái phát.

1. Nguyên nhân gây bệnh nứt thân xì mủ

Bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora spp gây ra. Nấm xâm nhập làm xì mủ trên thân, cành và gốc cây thông qua các vết nứt có sẵn. Các vết nứt này là biểu hiện của tình trạng cây bị thiếu hụt canxi.

2. Triệu chứng của bệnh

Trên thân phần gần gốc bị ủng nước, thối nâu, nứt. Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài, sau hóa đen. Một số cây sẽ bị thối phần rễ, vỏ rễ dễ tuột khỏi lõi, rễ có mùi hôi.

Một số cây bị nhiễm bệnh trên lá và cành khiến gân chính của lá bị vàng, cành bị chết ngược. Cây bị chảy nhiều nhựa, tán lá xơ xác.

Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài từ vết nứt trên thân cây
Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài từ vết nứt trên thân cây

3. Tác hại

Bệnh do nấm gây ra nên tốc độ lây lan rất nhanh. Nếu không kiểm soát kịp thời bệnh sẽ trở thành dịch và rất khó chữa trị.

Bệnh làm tổn thương thân cây, ngăn cản quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng lên để nuôi cây. Làm cho cây còi cọc kém phát triển, lâu ngày sẽ dẫn đến chết cây.

Nếu cây bị bệnh trong giai đoạn nuôi trái, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng rụng trái rất nhiều. Làm giảm năng suất, thiệt hại về kinh tế.

4. Cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ triệt để

Bệnh xuất phát từ việc cây thiếu canxi khiến vỏ của thân cây, cành cây và quả bị nứt tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây xì mủ. Cho nên để xử lý triệt để bệnh nứt thân xì mủ chúng ta cần phải tiến hành theo 2 bước như sau:

Bước 1: Lau sạch vết bệnh sau đó sử dụng Vaccin + Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét đều lên vết bệnh để sát trùng vết thương và diệt sạch nấm bệnh trên đó.

Bước 2: Cùng hỗn hợp dung dịch đó pha đều với nước phun phủ toàn cây để đảm bảo diệt sạch mầm bệnh.

Bước 3: Sau khi xử lý vết bệnh, cần bổ sung Canxi cho cây đều đặn 2 tháng/lần để chống tình trạng cây bị nứt thân. Đây là bước xử lý quan trọng mà rất nhiều nhà vườn thường bỏ qua khiến cho bệnh rất nhanh tái phát mà không hiểu nguyên nhân

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp chuyên gia tư vấn.



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Tổng hợp các bài viết xem nhiều nhất

    Xin chào bạn, xin chúc mừng bạn vì đã có mặt ở đây. Bởi vì đây là chuối bài viết được hơn 4000 nhà vườn đánh giá là có giá trị nhất ở website hàng đầu về nông nghiệp sinh học này.

    Chỉ cần bạn đọc hết chuỗi bài này, chúng tôi tin chắc bạn sẽ không còn phải lo lắng về nấm bệnh trong đất cũng như cách cải tạo đất để hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững nữa.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Tình trạng đất bị ngập nước trong mùa mưa nguy hiểm như thế nào?

    Vào mùa mưa đất bị ngập nước, lớp đất mặt bị oi nước nhiều ngày khiến hàm lượng oxy trong đất bị khuếch tán hầu hết vào nước. Lượng oxy lúc này giảm hơn 10.000 lần so với bình thường nên gây ra hiện tượng yếm khí cục bộ.

    Khi đất bị yếm khí cục bộ sẽ khiến các chất như amoniac, hydro sunfua, sắt, mangan, metan, acetylen, ethanol gia tăng đột biến. Các hợp chất này dễ hòa tan trong nước tạo nên một môi trường bất lợi, độc hại, gây tổn thương nghiêm trọng vùng rễ, làm nhiễm độc cả cây.

    Ngoài ra, trong điều kiện đất bị ngập nước sẽ khiến cho khí khổng trong lá cây đóng lại, sự bốc thoát hơi nước giảm, quang hợp thay đổi gây ra hiện tượng “đói carbohydrate” ở rễ.

    Khi đói carbohydrate các chất dinh dưỡng và các chất điều hòa sinh trưởng bị giảm do khả năng vận chuyển từ rễ lên lá kém.

    Đất bị ngập nước lâu ngày, nếu cây trồng trên đó không có các mô dẫn khí ở hệ thống rễ để tăng lượng oxy trong đất, sẽ khiến “đất bị ngộp thở” gây tổn thương và thối rữa bộ rễ một cách nhanh chóng khiến cây vàng lá thối rễ. Đáng lo ngại hơn, là sau khi nước rút, đất ẩm ướt, nấm bệnh phát triển nhiều, nếu không có giải pháp đúng cách cây sẽ phát bệnh rất nặng. Và dấu hiệu là sau mùa mưa, khi thời tiết bắt đầu nắng thì tình trạng cây bị vàng lá thối rễ xuất hiện rất nhiều.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Giải pháp xử lý dứt điểm cây bưởi bị vàng lá thối rễ

    Vàng lá thối rễ (VLTR) là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng. Trong đó tỉ lệ cây ăn trái bị nhiễm bệnh khá cao, chiếm khoảng 40%. Cây bưởi, đặc biệt là da xanh là một trong số ít những cây mà khi nhiễm bệnh nặng sẽ rất khó trị và tốn kém. Vì vậy bà con cần phải nắm rõ cả triệu chứng trên lá và rễ, phải xác định rõ các nguyên nhân để có cách xử lý đúng và dứt điểm ngay từ đầu.

    1. Triệu chứng của cây bưởi bị vàng lá thối rễ

    Triệu chứng trên lá:

    Khi cây mới phát bệnh cây bưởi có gân lá màu vàng nhạt, phiến lá ngả sang màu vàng cam, lá vàng cả phiến và gân, lúc đầu bị rải rác trên một vài cành và càng về sau càng nhiều. Lá bệnh dễ rụng khi có gió hoặc bị rung lắc. Biểu hiện này xuất hiện từ đọt non xuống các lá già. Bệnh có thể xuất hiện trên 1-2 cành hoặc toàn bộ cây.

    cây bưởi bị vàng lá thối rễ
    Biểu hiện cảu cây bưởi bị vàng lá thối rễ (lá vàng cả phiến và gân)

    Triệu chứng trên rễ:

    Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cho đọt, lá, cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

    Sở dĩ có quy luật như vậy là bởi vì dinh dưỡng từ đất đi vào cây sẽ đi từ bộ rễ, qua thân chính, qua cành cấp 1, qua cành cấp 2, qua cành cấp 3, qua lá già, lá bánh tẻ và cuối cùng mới đến đọt non. Đây cũng chính là lý do vì sao cây bị nhiễm bệnh sẽ khiến cho các đọt non bị teo nhỏ, bị vàng đầu tiên, tiếp theo đó mới đến lá bánh tẻ, lá già…

    cây bưởi da xanh bị vàng lá thối rễ
    Hình chụp tổng thể cây bưởi bị vàng lá thối rễ

    Những cây bị bệnh như thế này thường xuất hiện rải rác khắp vườn, nhất là vào mùa mưa. Vào đầu mùa mưa, do điều kiện bất lợi nhiều, rễ bị ngộ độc, vsv trung tính biến thành gây hại nhiều nên rễ cây bắt đầu bị nhiễm bệnh. Nấm bệnh sẽ làm thối rễ cám sau đó ăn sâu vào rễ nhánh trong 1 – 2 tháng. Bệnh sẽ biểu hiện nhiều lên lá ở cuối mùa mưa và đầu mùa nắng.

    2. Tác nhân gây bệnh

    Bệnh này do nhiều tác nhân gây ra nhưng tác nhân chính vẫn và nấm Phytophthora và nấm Fusarium, … ngoài ra có thể có cả tuyến trùng chích hút. Tuyến trùng và nấm Phytophthora xâm nhập rễ tạo ra các vết thương hoặc làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện cho nấm Fusarium solani xâm nhập gây hại. Nấm Fusarium tiết ra độc tố làm thối rễ, héo lá, vàng lá, rụng lá khiến cây chết từ từ.

    Rễ bị thối do nấm Fusarium gây hại (võ rễ bị tuột ra khỏi phần lõi)

    3. Mức độ nguy hiểm

    Đây là một bệnh rất nguy hiểm và gây hại nhiều vào mùa mưa làm suy kiệt cây. Tỉ lệ tái phát bệnh sau khi xử lý hiện nay đang vượt quá con số 50% do đa phần các nhà vườn đều chưa có một giải pháp xử lý cụ thể và dứt điểm.

    Muốn chữa dứt điểm được bệnh chúng ta cần phải nắm rõ toàn bộ nguyên nhân. Cần phải xác định rõ có bao nhiều nguyên nhân gây bệnh trên cây trồng của mình để có thể đưa ra được giải pháp xử lý đúng nhất. Nắm rõ được nguyên nhân trước khi xử lý bệnh sẽ giúp bạn có thêm 30 – 40% tỉ lệ thành công.

    4. Nguyên nhân nào khiến cây bưởi dễ bị vàng lá thối rễ?

    Có 3 nguyên nhân chính khiến cho bệnh vàng lá thối rễ phát sinh:

    • Vườn trồng trên đất sét nặng trong mùa nắng đất bị chai cứng, dẽ chặt thiếu nước nhưng trong mùa mưa hay bị ngập úng nên rễ cây phát triển kém, yếu ớt tạo điều kiện nấm bệnh dễ xâm nhập.
    • Vườn bón nhiều phân hóa học, ít bón phân hữu cơ làm cho đất chua, các loại vi sinh vật có lợi trong đất dần bị tiêu diệt và nấm bệnh, tuyến trùng dễ phát triển.
    • Vườn có mô thấp, đất trũng nước hoặc những vườn bồi đất bít gốc làm rễ cây thiếu oxy, cây rất dễ nhiễm bệnh.

    Đối với bệnh vàng lá thối rễ, khi phát hiện cần phải xử lý ngay. Nếu trì hoãn cây sẽ suy yếu, nấm sẽ lây lan nhanh khi gặp thời tiết bất lợi. Bệnh càng để lâu chất đất ở đó sẽ càng xấu khiến công việc chăm sóc sau này cũng sẽ vất vả hơn.

    Đối với những cây được xử lý đúng cách sẽ ra rễ sau 10 – 15 ngày. Nếu chịu khó bấm ngọn, cắt tỉa hết cành vàng trước khi xử lý thì đọt mới rẽ ra rất nhanh. Từ mỗi vết cắt sẽ phát ra từ 3 – 5 ngọn. Các ngọn non phát triển xanh, mập và rất đều. Một số lá bánh tẻ bị vàng nhẹ ở các đợt lộc trước cũng có thể xanh trở lại. Màu cây, màu đất nhìn cũng sẽ tốt hơn. Lá cây xanh mướt không đơ và xanh xong lại vàng như trước.

    cây bưởi vàng lá đã phục hồi
    Vườn bưởi bị vàng lá thối rễ đã được xử lý

    5. Giải pháp xử lý cây bưởi vàng lá đúng cách

    Để xử lý bệnh môt cách triệt để chúng ta thực hiện 4 bước như sau:

    • Bước 1: cắt hết cành vàng để ức chế cây ra rễ mới
    • Bước 2: nâng pH bằng nước vôi trong hoặc vôi dolomite
    • Bước 3: xử lý nấm bệnh, kích rễ
    • Bước 4: bổ sung dinh dưỡng giúp cây phục hồi
    đọt non của cây bị vàng lá đã phục hồi
    Cây bưởi được xử lý theo quy trình 4 bước

    6. Giải pháp phòng bệnh đúng cách

    Vàng lá thối rễ là bệnh rất dễ lây nhiễm, dễ tái phát. Đa phần chúng lây nhiễm và tái phát do hai nguyên nhân:

    • Do chưa xử lý chưa triệt để các nguyên nhân gây bệnh.
    • Do chưa thay đổi được “chất đất” sau khi đã xử lý được bệnh.

    Đây là 2 lỗi nghiêm trọng rất hay xẩy ra trong quá trình xử lý bệnh. Đa phần chúng ta chưa có được giải pháp xử lý đúng mà chúng ta hay “làm thử xem sao” nên bệnh rất dễ tái phát.

    Để xử lý được bệnh, phòng được bệnh tái phát không thể làm đơn giản như vậy được. Muốn hết bệnh mà không tái phát, không lây lan thì ngoài việc xử lý bệnh đúng cách, đủ bước chúng ta cần phải cải tạo lại đất, ít nhất là phần đất xung quanh tán cây đó.

    Cải tạo đất nó chỉ đơn giải là tối ưu 5 chỉ số vốn có trong đất: độ ẩm, độ thoáng khí, độ mùn, độ pH và độ dinh dưỡng có trong đất. Cái tạo đất chính là chuyển hóa đất chai cứng, oi nước, thiếu hữu cơ, pH thấp thành đất tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn và pH ổn định.

    7. Giải pháp xử lý bệnh kết hợp phòng bệnh bằng phương pháp cải tạo đất

    Để xử lý dứt điểm bệnh vàng lá thối rễ kết hợp với phòng bệnh một cách bền vững chúng ta cần một bộ công cụ bao gồm xử lý nấm bệnh , kích rễ, nâng pH, humic tạo mùn, kali tăng sinh khối, dinh dưỡng cho cả đất và cây bao gồm 5 sản phẩm:

    Lưu ý:

    Trên đây là 5 sản phẩm hữu cơ và sinh học 100% nên phù hợp với mọi hình thức canh tác, đặc biệt là những vườn đang bước đầu chuyển nhưng lưu ý cần phải cách ly toàn bộ thuốc hóa học tưới vào đất trước khi xử lý tối thiểu 10 ngày. Tìm hiểu thêm bằng cách click vào tên từng sản phẩm (hoặc để lại thông tin để được tư vấn về toàn bộ giải pháp).

    Trọn bộ 5 sản phẩm pha đều với 600 lít nước xử lý được tối đa cho 50 gốc cây ăn trái bị vàng lá thối rễ. Chi phí cho mỗi gốc khoảng 30.000đ/2 lần tưới.

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN!



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con

      Sầu riêng là một loại cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng tại các nước Đông Nam Á. Do nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao hơn . Ngoài những giá trị về dinh dưỡng như chứa nhiều protein, chất béo vitamin A, sắt…Quả sầu còn có hương vị đặc trưng rất khó quên. Cây sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao nên được bà con nông dân quan tâm. Vì vậy, cây được chăm sóc trong điều kiện sinh trưởng, đúng kỹ thuật và chặt chẽ từ khi cây còn non.

      1. Điều kiện ngoại cảnh

      Khí hậu: Sầu riêng là giống cây ưa khí hậu nóng ẩm nhiệt độ không quá cao, hoặc quá thấp vào khoảng (24 đến 30°C), nhiệt độ quá thấp cây con sẽ ngừng sinh trưởng. Mùa khô phải được giữ ẩm, mùa mưa phải giữ ráo.

      Đất: Cây sầu riêng và trái sầu riêng cần rất nhiều dinh dưỡng, nên chúng thích hợp được trồng ở những vùng đất màu mỡ, thoát nước tốt, tơi xốp và có pH trung bình khoảng 5-6. Đặc biệt nên trồng cây sầu riêng ở những vùng đất bằng phẳng, không quá dốc.

      2. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng con

      Kỹ thuật trồng cây sầu riêng con không khó nhưng cần phải có thời gian và công sức . Ở giai đoạn đầu từ 1 đến 3 năm cây phát triển tương đối chậm. Cần chăm sóc kỹ để giữ cho cây khoẻ mạnh. Cây mới trồng nên chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển. Dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt sâu bệnh gây hại, quá trình chăm sóc không tốt sẽ bị còi cọc và chậm phát triển, nặng sẽ gây chết cây. Bà con cần lưu ý cách chăm sóc cây sầu riêng con sau đây.

      Bà con nên dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín dưới gốc 10 đến 12cm để chống xói mòn khi tưới cây. Cây nên tưới hàng ngày, sau 2 tháng thì ít hơn. Thiếu nước cây sẽ bị héo ngọn chậm phát triển, còn mùa mưa thì chú ý đến thoát nước tránh ngập úng để giảm sự phát triển của một số loại nấm gây hại.

      2.1. Chọn giống sầu riêng cho vườn trồng

      Nhằm tạo được khả năng thụ phấn chéo cho vườn sầu riêng giai đoạn ra hoa tạo quả, từ ban đầu khi chọn giống bà con có thể chọn lựa nhiều giống khác nhau để kết hợp, tuy nhiên nên chọn một giống chủ lực rồi kết hợp thêm giống khác để tăng hiệu quả. Ngoài ra việc chọn nhiều giống khác nhau khi bước vào thời điểm nở hoa, vườn sẽ tạo thành nhiều đợt nở hoa khác nhau, cây thụ phấn được nhiều hơn và năng suất cũng tăng.

      Một số loại sầu riêng hiện đang được trồng nhiều trên thị trường như sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre, sầu riêng Ri6, sầu riêng Monthong, sầu riêng khổ qua xanh, sầu riêng hạt lép Đồng Nai, sầu riêng cơm vàng hạt lép…

      2.2. Khoảng cách trồng

      Sầu riêng là một trong những loại cây ăn quả ưa sáng, thân gỗ mọc thẳng và bộ tán rộng nên luôn cần được trồng thưa để có thể phát triển hết bộ tán của mình. Khoảng cách thích hợp để trồng là từ 8-12m/cây với mật độ trồng sầu riêng là 120 cây/ha. Với khoảng cách trồng hợp lý sẽ giúp vườn sầu riêng thông thoáng, mầm bệnh khó ẩn náu, vệ sinh dễ dàng, trường hợp có mưa bão các cành cũng không va đập vào nhau.

      2.3. Chuẩn bị đất trồng

      Đây là giai đoạn sẽ chuyển cây sầu riêng con từ bầu đất xuống vườn trồng, khả năng hấp thụ và tìm kiếm chất dinh dưỡng của rễ sầu riêng con khi vừa chuyển đổi môi trường sống vẫn còn hạn chế. Do đó bà con nên chuẩn bị đất trồng như sau:

      • Trước 15-30 ngày dùng phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma 2-3kg/hố trộn với đất cho vào hố lấp lại, sẵn sàng dinh dưỡng để cây con có thể sử dụng ngay.
      • Sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM tưới lên đất giúp phòng trừ nấm bệnh có trong đất.
      • Kích thước hố trồng sầu riêng thường được thiết kế là 60x60x60cm.

      Lưu ý: Bà con không nên dùng phân chuồng chưa qua xử lý bón trực tiếp cho cây trồng, phân chưa ủ hoai sẽ chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại, làm đất nhiễm độc và chai cứng khiến cây dễ bị nhiễm bệnh.

      2.4. Đưa cây sầu riêng con xuống đất

      Để đưa cây từ ụ vào đất, bà con dùng tay bóp chặt bầu rồi tiến hành cắt phần đáy bầu sau đó rạch nhẹ nhàng phần thân túi bầu, tránh việc bầu đất bị vỡ, kiểm tra cây giống có bị cong rễ hoặc xoắn rễ hay không để thay thế những cây có bô rễ thẳng và khỏe mạnh.

      Trồng cây chắn gió:

      Bộ rễ của cây con mới trồng chưa kịp bám hết vào đất nên việc trồng cây chắn gió hạn chế ngăn ngừa cây bị đổ nghiêng ngả.

      Làm cỏ:

      Bà con nên làm sạch cỏ dưới gốc cây sầu riêng con và giai đoạn này cỏ dại phát triển rất mạnh. Bà con hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ.

      Tạo bóng râm:

      Cây mới trồng rất cần bóng râm, bà con có thể lấy lá dừa, lá cọ, cành khô để che mát cho cây nhưng không che quá 50% ánh sáng. Sau khi qua mùa khô thì loại bỏ để cây phát triển theo hướng ánh sáng.

      Trồng xen canh:

      Sầu riêng là cây lâu năm khi mới trồng thì đất trống nhiều bà còn có thể trồng xen canh với các họ đậu để vừa cải tạo đất và tạo độ ẩm.

      3. Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng con

      Phân hữu cơ dạng nước:

      Sau khi trồng xong cho tiến hành phun phân bón lá định kỳ 3 lần 1 tháng và kéo dài 6 tháng. 6 tháng tiếp theo thì 2 lần 1 tháng và cây được 1 tuổi thì 1 tháng 1 lần. Cây sầu riêng con rễ còn yếu bà con không nên lạm dụng phân vô cơ sẽ xảy ra hiện tượng cháy lá héo ngọn. Phát triển cây theo xu hướng nông nghiệp bền vững sử dụng phân hữu cơ sinh học dạng nước dễ hấp thụ và an toàn khi sử dụng.

      Phân hữu cơ dạng bột:

      Khi chăm sóc cây sầu riêng mới trồng bà con nên sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh kết hợp phân lân trong giai đoạn bón lót. Vi sinh có lợi hoạt động trong phân hữu cơ sẽ tạo dinh dưỡng cho cây con thông qua việc tổng hợp chất hữu cơ từ đất nước và không khí.

      Tóm lại: Bà con trồng cây sầu riêng con từ 1 đến 6 tháng đầu, đặc biệt chú ý đến ánh sáng độ ẩm và dinh dưỡng cho cây. Để phát triển tốt và ăn sâu rễ vào đất tránh các hiện tượng cây con rụng lá do thiếu chất và chết đi.

      Đăng ký nhận tư vấn: “Xử lý sâu bệnh trên cây Sầu riêng” từ WAO (miễn phí)


        Đọc thêm: Kỹ thuật trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Hiểu đất trồng để có thể canh tác hiệu quả hơn

        Đất trồng cũng giống như cơ thể con người vậy:

        Da” chính là cây cỏ che phủ trên bề mặt đất. Nhiệm vụ của lớp “da” này là bảo vệ đất khỏi những tác động bên ngoài như nắng, mưa. Chúng giúp duy trì và giữ ẩm cho đất rất tốt.

        Máu” chính là nước. Nước trong đất giúp hòa tan chất dinh dưỡng và tạo môi trường cho các phản ứng trong đất. Nếu thiếu nước, mọi hoạt động trong đất bị ngưng trệ.

        Mạch máu” chính là các khe hở. Động mạch là khe hở to, mao mạch là khe hở nhỏ. Nếu các mạch máu này mất đi do đất bị nén chặt, đóng ván, suy thoái thì quá trình lưu thông nước, oxy, dinh dưỡng sẽ bị ngưng trệ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng.

        Cây cỏ che phủ bảo vệ đất trồng

        Đất cũng hô hấp giống như người. Chúng cần oxy để “thở” nhưng không cần quá nhiều. Chỉ cần một lượng oxy vừa đủ và một lượng ẩm thích hợp. Đây là 2 yếu tố gần như đi đôi với nhau, thông thoáng nhưng phải có khả năng giữ ẩm.

        Đất ăn gì và tiêu hóa thức ăn ra sao ?

        Nếu thức ăn của người là cơm, thịt, cá thì thức ăn của đất chính là chất hữu cơ. Con người chúng ta dùng răng để nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước. Tiếp đó thức ăn được đưa xuống dạ dày cho vsv tiêu hóa. Đất cũng vậy! Các chất hữu cơ khi bón vào đất sẽ được giun đất, cuốn chiếu, các con mối nghiền nhỏ và tiêu hóa một phần. Tiếp đó hệ vsv trong đất sẽ giúp tiêu hóa hết phần còn lại. Quá trình tiêu hóa này tạo ra dinh dưỡng và năng lượng dự trữ cho đất.

        Hữu cơ được giun đất và các sinh vật đất tiêu hóa, xới trộn

        Nếu hệ vi sinh vật trong đất bị suy yếu quá trình tiêu hóa thức ăn trong đất bị ngưng trệ. Sự ngưng trệ này sẽ dẫn đến tình trạng “rối loạn tiêu hóa”. Đây là điều kiện thuận lợi các vsv gây hại trong đất sẽ trỗi dậy.

        Ngoài ra, khi con người tự đi kiếm nguồn thức ăn thì đất cũng vậy, chúng tạo ra các môi trường cần thiết để nuôi cây, bảo vệ cây để đổi lại cây sẽ cung cấp thức ăn cho đất thông qua rễ, thông qua các cành cây, lá rụng. Các nguồn hữu cơ này sẽ được vsv đất tiêu hóa thành các chất dinh dưỡng. Như vậy giữa đất, cây trồng và vsv đã tạo thành một hệ khép kín. Nếu thiếu một trong 3 thì chu trình này sẽ bị ngưng trệ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái, và đối tượng thiệt hại cuối cùng chính là con người chúng ta.

        Xem thêm các bài viết về cải tạo đất tại đây.

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Tầm quan trọng của “đất sống” đối với cây trồng

        tầm quan trọng của đất

        Đất không chỉ có tính chất vật lý làm giá đỡ cho cây. Không chỉ giúp giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà còn là một vật thể sống (đất sống).

        Trong canh tác theo phương thức nông nghiệp hóa học. Khá nhiều người đã không nắm được ý nghĩa quan trọng này. Họ không coi đất là một vật thể sống nên đã vô tình làm cho đất bị tổn hại. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng về lâu về dài.

        Đất bị tổn hại, thoái hóa không nảy sinh một cách tự nhiên mà là do con người gây ra. Đất rừng không thoái hóa, nhưng đất vườn lại đang dần bị cạn kiệt, thoái hóa.

        Để phục hồi lại đất, chúng ta cần thay đổi quan niệm về đất. Cần phải xem đất là một vật thể sống chứ không phải là vật thể chết.

        Vậy “Đất Sống” là gì?

        Đất sống là đất chứa vô vàn sinh vật sống hoạt động trong đó. Bao gồm các loài sinh vật nhỏ bé như giun đất, bọ, ve, mối, kiến cùng hàng tỷ tỷ chủng vi sinh vật chung sống ở trong đó. Chúng hoạt động, phân giải chất hữu cơ sau đó thải ra các chất dinh dưỡng dễ tiêu, dễ tan giúp cho đất trở nên màu mỡ hơn.

        Hoạt động của vi sinh vật là yếu tố quyết định sức khỏe và độ phì nhiêu của đất. Như vậy, đất cũng cần được nuôi dưỡng và chăm sóc giống như các sinh vật sống vậy. Đất khỏe – cây khỏe – năng suất – chất lượng.

        Xem thêm nhiều kiến thức về cải tạo đất tại đây.

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Cách sử dụng các loại cây phân xanh hiệu quả

        cây phân xanh

        Ở nước ta, những cây phân xanh thường được sử dụng nhiều nhất là các loại cây họ đậu, bèo hoa dâu, bớp bớp, keo dậu, lục lạc sợi, điên điển, lục bình, dã quỳ, đậu triều, … Ngoài ra còn có một số loại cỏ nhiều sinh khối như cả sả, cỏ voi, cỏ ruzi,…

        Để sử dụng các loại cây này một cách hiệu quả chúng ta nên cắt ngắn lá sau đó cày vùi trực tiếp vào đất. Đây là cách đơn giản, thuận tiện, ít tốn công. Chúng ta cũng có thể cắt thân cành lá của cây này che phủ lên bề mặt đất. Hoặc tấp vào gốc cây để tăng thêm mức độ che phủ.

        Có một cách khác hiệu quả hơn nữa là dùng nó làm thức ăn cho gia súc để lấy phân. Đây là cách có hiệu quả kinh tế cao. Nhưng như vậy cần phải chọn loại cây hợp khẩu vị của gia súc và giàu dinh dưỡng nữa. Một số cây thích hợp nhất đó là cỏ voi, cỏ sả, cây họ đậu,…

        Cây phân xanh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ canh tác. Để tối đa hóa được lợi ích từ loại cây này người sản xuất phải tìm hiểu kỹ. Cần phải hiểu rõ, chọn đúng loại và trồng đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất.

        Cây phân xanh giúp cải tạo tầng canh tác. Trồng và cày vùi loài cây này xuống đất không những làm tăng chất hữu cơ và đạm mà còn làm phong phú thêm lân, canxi, magiê giúp tăng hương vị và chất lượng cho cây trồng.

        Cây phân xanh còn giúp tăng cường khả năng trao đổi cation (CEC). Điều này làm giảm sự thất thoát dưỡng chất qua các tầng của đất. Các ion mang điện dương như vôi sẽ được “giữ lại” bởi các phần tử hữu cơ có trong đất. Rễ của chúng xâm nhập vào đất, làm đất tơi hơn. và gắn kết dinh dưỡng trong đất giúp chúng không bị rửa trôi…

        Tìm hiểu thêm các loại phân hữu cơ khác có tính ứng dụng cao tại đây.

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Nấm bệnh trong đất và nguyên nhân khiến cây bị thối rễ

        nấm bệnh trong đất

        Nấm bệnh trong đất có rất nhiều loại nhưng nguy hiểm nhất thì có hai loại. Đó là nấm Phytophthora và nấm Fusarium.

        Nấm Phytophthora gây ra rất nhiều loại bệnh. Chúng gây hại cả trên thân, cành, lá, rễ và cả quả của cây trồng. Một số loại bệnh như nứt thân xì mũ, thối cành, thối quả, thán thư, thối rễ, thối ướt lá trên cây trồng hầu hết là do nấm Phytophthora gây ra.

        Còn về nấm Fusarium, nấm Fusarium là một loại nấm đặc biệt nguy hiểm. Chúng là loài nấm bệnh trong đất gây thối rễ cực mạnh. Khi mưa xuống, chỉ cần có môi trường thích hợp cho nấm này chúng sẽ phát triển cực nhanh. Chúng lây lan trong nước và nguy cơ gây thối rễ trên diện rộng là rất lớn.

        Cả hai loài nấm này khi ở trong đất đều ưa môi trường pH thấp. Đất càng yếm khí chúng càng phát triển mạnh. Điều này khác biệt hoàn toàn so với môi trường phát triển của các vi sinh vật có lợi.

        Thức ăn cũng vậy. Nếu như thức ăn của vi sinh vật có lợi là các chất hữu cơ chưa hoai mục hoặc bán hoai. Thì thức ăn của các loài nấm có hại này lại là các chất hữu cơ sẵn có trên rễ cây trồng. Đây chính là lý do vì sao chúng luôn tìm đến rễ cây trồng chính để mà ra sức “phá hoại” gây ra chứng thối rễ trên cây trồng.

        Cây bị thối rễ thường sẽ chưa phát hiện được ngay như các loại bệnh khác nên rất nguy hiểm. Thường trong mùa mưa nấm phát triển mạnh nên rễ thối nhiều trong giai đoạn này. Thế nhưng cây sẽ phát bệnh mạnh vào cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Cần lưu ý phòng trừ và xử lý sớm bệnh này để tránh tình trạng suy cây.

        Lưu ý: Xem tiếp các bài viết khác tại đây để hiểu thêm về cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả hơn