Đăng bởi Để lại phản hồi

Nữ kỹ sư khởi nghiệp từ trồng dưa lưới công nghệ cao ở miền sông nước.

Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. Chị bắt tay vào dự án “Ứng dụng công nghệ nhà màng. Và hệ thống tưới nhỏ giọt trong sản trồng dưa lưới Taki của Nhật” và bắt đầu khởi nghiệp.

Vườn dưa lưới 60 ngày tuổi của chị Khương.

Chị Khương cho biết : “Sau một thời gian nghiên cứu về các mặt hàng nông sản. Chị đã chọn mô hình trồng dưa lưới. Một loại dưa đang tiêu thụ mạnh và giá cả ổn định : ” Dự án do chị làm chủ nhiệm và bắt đầu thực hiện từ tháng 01/2018. Với tổng kinh phí đầu tư 540 triệu đồng, trong đó Sở khoa học và Công nghệ hỗ trợ 30%, UBND TP. Long Xuyên đầu tư 20%.

Trước hết, chị xây dựng nhà màng trên diện tích 1.000 m2 tại phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên. Vụ đầu tiên chị xuống giống 2.200 gốc dưa lưới theo công nghệ cao, SX theo quy trình VietGAP, liều lượng sử dụng thuốc theo khuyến cáo, cách ly bảo đảm.

Theo chị, dưa lưới dễ trồng, nếu nắm vững quy trình kỹ thuật người trồng sẽ đạt năng suất và chất lượng cao, bình quân từ 3,7 – 4 tấn trái/1.000m2. Chỉ cần chú ý là vào mùa mưa cây sẽ dễ bị bệnh.

Sau 80 ngày chăm sóc chị đã thu hoạch được 3,2 tấn trái, đạt kết quả như mong muốn. Sau vụ 1 thành công, chị tiếp tục xuống giống vụ 2, vụ 3… Mỗi năm có thể trồng 4 vụ, tổng doanh thu khoàng 480 triệu đồng/năm/công.

Về đầu ra, chị phấn khởi cho biết mặt hàng dưa lưới lúc nào cũng khan hiếm, người tiêu dùng rất ưa thích và giá luôn ở mức cao nên người trồng rất yên tâm. Hiện sản phẩm làm ra đều được một công ty bao tiêu với giá 30.000đ/kg, còn nếu bán lẻ sẽ được 55.000đ/kg. Theo tính toán của chị, nếu trừ tất cả các chi phí sẽ còn lời 33%.

Vườn dưa lưới công nghệ cao của chị Khương.

Để phục vụ cho du lịch, chị lấy thương hiệu là “Vườn dưa lưới công nghệ cao, SX theo quy trình VietGAP”. Lúc đầu chị mở cửa tự do cho khách vào tham quan và mua dưa. Sau đó, do lượng khách ngày càng đông nên chị bán vé vào cổng. Khách vào nhà màng vừa tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm vừa được thưởng thức dưa lưới và uống nước giải khát miễn phí.

Nhiều giới trẻ, thanh niên, sinh viên khi đến tham quan nhà màng của chị đều tỏ vẻ phấn khích, khâm phục chị, muốn học hỏi từ chị ở tính năng động và dám nghĩ dám làm.

Có thể nói vườn dưa lưới công nghệ cao (Giving’s Farm) là một nông trại lý tưởng góp phần thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020”. Đây cũng là cơ hội giúp cho bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.

Các bài đọc bạn có thể quan tâm :

Trồng Hoa Cúc và các Biện pháp Phòng trừ Sâu Bệnh

ủ cá làm phân phân bón, kết quả là 2000 gốc cam sai trĩu quả

Nguồn: nongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Doanh nghiệp sản xuất lúa gạo không cần sử dụng ruộng: Tại sao không ?

Thời đại công nghệ 4.0 đã tạo ra một hãng vận chuyển hàng đầu thế giới không sở hữu một chiếc xe nào, hay một tập đoàn thương mại điện tử lớn không có một kho hàng nào…, thì tại sao không thể có một doanh nghiệp sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới không sở hữu một thửa ruộng nào?

Dựa vào công nghệ 4.0, doanh nghiệp sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới không sở hữu ruộng đất là hoàn toàn có thể. Trong ảnh là hoạt động sản xuất lúa gạo hiện nay. Ảnh: Trung Chánh

Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Rynan Technologies Vietnam nói, con người hiện đang sống trong thế giới mới, thế giới của công nghệ 4.0, nơi công nghệ có thể tạo ra mọi sự đột phá phục vụ mọi khía cạnh đời sống, kinh tế và xã hội. Dẫn chứng điều này, ông Mỹ cho biết, công nghệ 4.0 đã tạo ra hãng vận chuyển hàng đầu thế giới không sở hữu một chiếc xe nào, một tập đoàn thương mại điện tử không cần sở hữu kho hàng hay một công ty cung cấp dịch vụ lưu trú lớn nhất thế giới không sở hữu một căn hộ nào… “Vậy, công ty sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới không sở hữu một thửa ruộng nào có được không?”, ông đặt câu hỏi và nói rằng hoàn toàn có thể làm được nhờ vào công nghệ 4.0.

Theo ông Mỹ, trong quá khứ, “cá lớn sẽ nuốt cá bé”, nhưng ở thế giới công nghệ 4.0, thì chỉ có “cá bơi nhanh nuốt con cá bơi chậm”. “Công nghệ 4.0 sẽ giúp chúng ta bơi nhanh, nếu biết tận dụng nó”, ông nhấn mạnh và cho rằng công nghệ 4.0 nó sẽ giúp tạo đột phá trong mọi lĩnh vực, kể cả sản xuất lúa gạo.

Cuối năm 2015, ông Mỹ khởi nghiệp xây dựng Rynan Technologies. “Trong gần hai năm qua, chúng tôi nhanh chóng xây dựng công ty sản xuất 20.000 tấn phân bón thông minh ở Trà Vinh”, ông cho biết và giải thích loại phân này chỉ cần bón một lần/vụ và chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp đúng vào những thời điểm cây lúa cần.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian đó, Rynan Technologies cũng đã sản xuất những thiết bị 4.0 phục vụ vào quá trình sản xuất lúa như phao quan trắc thông minh và những thiết bị khác phục vụ sản xuất lúa gạo có thể kết nối và điều khiển bằng thiết bị di động thông qua kết nối Internet vạn vật. “Trong quá trình đó, chúng tôi có cái may mắn là được hỗ trợ của tỉnh Đồng Tháp, cho nên, thử nghiệm thực tế có kết quả rất tốt”, ông cho biết.

Thông qua những thiết bị hỗ trợ thông minh, quá trình canh tác lúa sẽ không cần phải ra đồng, tất cả mọi thứ sẽ được thực hiện thông qua thiết bị di động. “Chẳng hạn, ngồi nhà cũng có thể bơm nước lên ruộng, uống cà phê cũng có thể bơm nước hay thậm chí đi ngủ cũng có thể làm được”, ông Mỹ dẫn chứng.

“Vậy một công ty sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới không sở hữu một thửa ruộng sẽ được thực hiện như thế nào?”.

Ông Mỹ cho biết, thông qua ứng dụng (app) được cài đặt trên thiết bị di động, người nông dân có thể ký hợp đồng trực tiếp với Rynan Technologies để đơn vị này thực hiện canh tác lúa thay cho nông dân. Trong khi đó, người nông dân cũng không phải “mất công” giao dịch trực tiếp cho Rynan Technologies, mà chỉ cần thao tác chuyển khoản (tiền) trên thiết bị di động.

Sau khi hợp đồng sản xuất lúa gạo đã được ký kết giữa người nông dân với Rynan Technologies, thì nhờ vào những thiết bị hỗ trợ canh tác lúa tự động như nêu ở trên, quá trình sẽ diễn ra khá thuận lợi, được điều khiển chỉ thông qua thao tác chạm lên thiết bị di động. Điều này, có nghĩa một công ty sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới nhưng không sở hữu một thửa ruộng nào.

Những nội dung có thể bạn muốn đọc :

Thành lập Ban chỉ đạo chương trình trọng điểm nghiên cứu lúa gạo quốc gia

Nguồn: tintucnongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đột phá giống táo Bom TN05 tại Ninh Thuận

Mặc dù trồng sau cây nho nhưng cây táo Bom TN05 tại Ninh Thuận đã phát triển nhanh chóng bởi hiệu quả kinh tế cao, trong khi đó chi phí đầu tư và dịch bệnh cũng ít hơn cây nho.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Ninh Thuận có hàng ngàn ha táo Bom TN05 , với năng suất cao, vị thơm ngon, giòn… rất khác biệt mà chỉ vùng đất nắng khắc nghiệt mới có được. Do vậy táo Ninh Thuận nhanh chóng được nhiều người tiêu dùng trong nước lựa chọn. Theo tính toán của người trồng táo, thu nhập hàng năm từ cây trồng này không dưới 200 – 300 triệu đồng/ ha, chỉ sau cây nho nhưng chi phí đầu tư thấp hơn, mặc khác phụ phẩm của táo như cành, quả hư hỏng…khi cắt tỉa dùng làm thức ăn cho dê, cừu.

Tuy nhiên, các giống táo đang dần bị thoái hóa, giảm năng suất, nhiều sâu bệnh. Để bổ sung giống mới có năng suất, chất lượng cao vào SX, Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố đã tuyển chọn được giống táo Bom TN05.

TS Mai Văn Hào, Viện trưởng Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố cho biết: Sau khi tuyển chọn thành công giống táo Bom TN05, từ năm 2017 Viện đã tiến hành triển khai trồng thử nghiệm trên địa bàn huyện Ninh Sơn, TP Phan Rang – Tháp Chàm và huyện Ninh Phước của tỉnh Ninh Thuận.

Kết quả trên đồng ruộng cho thấy, giống táo Bom TN05 có một số đặc điểm nổi bật như: Có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu thời tiết Ninh Thuận, sinh trưởng và phát triển khoẻ, ra hoa đậu quả tốt trong điều kiện khô hạn. Thời gian từ khi trồng (cây ghép) đến khi cho thu hoạch lứa đầu tiên khoảng 10 tháng. Quả chín co vị ngọt thanh, độ brix có thể đạt đến 14% trong khi các loại táo khác độ brix chỉ đạt 10 – 13%. Quả ăn rất giòn, ít nhớt. Khi chín có màu xanh nhạt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, khối lượng quả lớn, có thể đạt từ 150 – 180 gram/quả (6-7 quả/kg), trong khi các giống táo hiện nay quả rất bé, 25 – 30 quả/kg. Tiềm năng năng suất năm thứ 2 trên 40 tấn/ha, cao hơn hẳn các giống táo thông thường.

Theo ông Hào, các mô hình trồng táo Bom TN05 đều SX theo hướng an toàn, biện pháp kỹ thuật bao lưới quanh ruộng với chiều cao 4m, nhằm ngăn ruồi đục quả. Bên cạnh đó còn sử dụng các biện pháp bẫy dính để tiêu diệt ruồi đục quả và các loại côn trùng chích hút. Ngoài ra sử dụng bẫy chua ngọt để tiêu diệt trưởng thành sâu đục quả. Sử dụng phân hữu cơ để bón cho táo. Chính vì vậy đã giảm được 50-80% lượng thuốc BVTV so với canh tác thông thường. Tỉ lệ quả bị ruồi và sâu đục quả chỉ bị dưới 6% (tại ruộng bình thường lên đến trên 45%).

Điều đặc biệt là quả rất to, màu sắc đẹp, chất lượng thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện giá bán tại vườn từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, trong khi đó táo người dân trồng đại trà chỉ từ 6.000 – 8.000 đồng/kg.

TS Mai Văn Hào khuyến cáo: Nên áp dụng phương pháp bao quanh bằng lưới cho giàn táo kết hợp với sử dụng bẫy ruồi, chất dẫn dụ để phòng ngừa các đối tượng dịch hại nguy hiểm, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chi phí lắp đặt lưới trùm chỉ khoảng 12 – 20 triệu đồng/sào, thời gian sử dụng lưới có thể kéo dài từ 3 – 5 năm tùy theo chất lượng lưới, nhiệt độ của môi trường và chi phí thiết kế thi công.

Các bài có thể bạn quan tâm :

Cải tạo đất bằng cỏ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư

ủ cá làm phân phân bón, kết quả là 2000 gốc cam sai trĩu quả

Nguồn: Nongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Gạo Việt vươn tầm thế giới.

Tại Festial lúa gạo Việt Nam lần thứ 3 diễn ra tại tỉnh Long An từ 18 – 24/12/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công bố Logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam. Đây là bước ngoặt tạo đà cho sản xuất và thương mại lúa gạo ở nước ta.



Những bài viết bạn có thể muốn đọc :

đặc trị bệnh vàng là thối rễ trên cây có múi hiệu quả nhất

Doanh nghiệp sản xuất lúa gạo không cần sử dụng ruộng: Tại sao không ?

Tiêu biểu người chắp cánh ước mơ gạo việt ra thế giới

Những ngày gần cuối năm, có dịp về huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi được gặp gỡ và trò chuyện cùng nhà khoa học – Anh hùng lao động –  Kỹ sư Hồ Quang Cua, người đã dành cả tâm huyết để nghiên cứu, khảo nghiệm và tìm ra những giống lúa chất lượng cao.

Sinh ra trong một xã nghèo thuần nông, tốt nghiệp Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ rồi quay về quê làm ở phòng nông nghiệp huyện, sau được đề bạt làm Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, cả cuộc đời kỹ sư Hồ Quang Cua gắn với cây lúa. Không chỉ có ST25, ông còn có một “gia tài” đồ sộ các giống lúa dòng ST.

Nói về sự ra đời của các dòng lúa giống ST, ông Cua kể: “Một buổi sáng mùa đông năm 1996, tôi ra thăm đồng. Lúc đó, tôi chăm chú ngắm nghía hạt lúa VD 20 no tròn thì phát hiện có những cây lúa lạ, gốc màu tím, hạt thon dài rất đẹp. Không chần chừ, tôi lội xuống ruộng ngay và phát hiện được vật quý này xuất hiện là do những cá thể VD 20 đột biến đầu tiên”.

Phát hiện tình cờ ra khóm lúa lạ đó đã khiến ông bừng lên ước mơ, khát khao tạo ra các giống lúa thơm chất lượng cao, đưa lúa thơm Việt Nam lên bản đồ lúa gạo cao cấp thế giới.

Còn nhớ, thời điểm đó, Thái Lan công bố đã lai tạo được hai giống lúa thơm không cảm quang mà họ gọi là hạt vàng. Tại các kỳ thi gạo ngon thế giới, gạo Thái Lan lúc nào cũng trong top đầu. Ông Cua đã trăn trở suy nghĩ: “Tại sao họ làm được còn mình lại không?”. Dự án nghiên cứu giống lúa ST đã ra đời như vậy.

Từ buổi sáng thăm đồng đó đến nay đã 25 năm, ông cùng các cộng sự thu thập khoảng 1.050 cá thể đột biến đầu tiên và sau đó tiến hành trồng thử nghiệm, rồi cho lai tạo theo nhiều cách khác nhau để chọn những cá thể vượt trội nhất đưa vào sản xuất.

Khởi nghiệp mất 1/4 thế kỷ chắc ít bạn trẻ nào dám làm”, ông Cua cười khi nói về chặng đường nghiên cứu ra giống lúa ST25 nức danh thế giới của mình. 

Từ gạo Bãi Xàu vang bóng trăm năm trước đến ST25 nổi danh năm châu

Ít ai biết, đất Mỹ Xuyên, nơi kỹ sư Cua sinh ra từng là cảng Bãi Xàu – cảng biển quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Cách đây khoảng 100 năm, Bãi Xàu nổi danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh không chỉ bởi đây là thương cảng lớn nhất phía Nam, mà còn vì giống gạo Bãi Xàu ngon nức tiếng. Với đặc tính giống lúa hạt nhỏ, dài, gạo Bãi Xàu khi đó đã được thương lái quốc tế săn lùng, nổi danh ở các thị trường quốc tế như Hương Cảng (Trung Quốc) và các nước châu Âu.  

Gạo thơm Sóc Trăng (ST), đặc biệt là giống lúa ST24, ST25 của ông Cua ngày nay chính là là “hậu duệ” hoàn hảo của gạo Bãi Xàu, Gò Công nức tiếng một thời. 

Hành trình để tạo ra hạt gạo ST25 ngon nhất thế giới không hề đơn giản. Năm 1996, kỹ sư Hồ Quang Cua bắt đầu nghiên cứu giống lúa ST, mãi đến năm 2001 mới có quả ngọt đầu tiên: giống lúa ST3 thơm ngon được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét đặc cách công nhận là giống lúa quốc gia. Sau đó, những giống lúa mang họ ST lần lượt ra đời – chúng tạo nên những điểm nhấn quan trọng cho đồng đất, lại được thị trường đánh giá cao. Chẳng hạn, năm 2008, 2 giống ST19 và ST20 được thị trường tiêu thụ với giá 6.000 đồng/kg lúa tươi – kỷ lục trên thị trường lúc đó.

“Ban đầu là làm chơi thôi, từ từ nó thành thiệt, trình độ mình cũng được từng bước nâng cấp”, ông Cua vui vẻ nói.

Việc thiếu trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ và nhất là tiêu chuẩn về giống lúa thơm của Việt Nam khi đó là một trở ngại lớn đối với ông Cua và các cộng sự. Tuy nhiên, niềm đam mê nghiên cứu cháy bỏng và sự “nặng lòng” với cây lúa quê khiến cho ông Cua không chùn bước, trong cái khó ló cái khôn.

Ông Cua chia sẻ: “Lúc đó hết cách, chúng tôi mượn tạm tiêu chí lúa thơm của Thái Lan để thực hiện”. Tuy nhiên, học hỏi và có chọn lọc, năm 2003, ông Cua cùng hai cộng sự là TS. Trần Tấn Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương tiếp tục tìm giải pháp thực hiện. Bằng phương pháp đánh giá mùi thơm nhanh chóng và hiệu quả của TS. Phương phát minh ra, ông Cua cùng cộng sự loại ra những giống lúa ST không đạt chuẩn mùi thơm rất nhanh. 

Cho đến nay, ông Cua và nhóm nghiên cứu đã tạo ra được bộ sưu tập hơn 20 giống lúa ST. Riêng ST24 và ST25 – hai giống gạo đoạt các giải thưởng quốc tế lớn năm 2019 – là các giống lai phức hợp nhiều giống, chọn bố mẹ ngon để cho con lai thụ hưởng các đặc tính tốt. 

Gạo của hai giống lúa này có chu kỳ sản xuất ngắn với cùng 95 ngày. Hai giống lúa như anh em sinh đôi, cùng thơm, trắng, đẹp, nhưng ST25 hạt cơm dẻo hơn ST24”, ông Cua say sưa nói về hai giống lúa của mình

Năm 2019, không chỉ ST25 được vinh danh “gạo ngon nhất thế giới” tại Hội thi Lúa gạo quốc tế tổ chức tại Manila (Philippines) tháng 11/2019, mà trước đó, giống ST24 cũng mang lại vinh quang cho “cha đẻ” Hồ Quang Cua khi lọt top 3 loại gạo ngon nhất tại Hội nghị quốc tế lần 9 về mua bán gạo, do Tổ chức The Rice Trader (Tổ chức Thương mại gạo) tổ chức tại Ma Cao tháng 11/2017. 

Niềm vui như vỡ òa, ông Cua và TS. Trần Tấn Phương cho biết: “Duy trì vị thế hiện tại của gạo ST là ưu tiên hàng đầu. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi sẽ tiếp tục lai tạo, phát triển ra những giống mới nhằm đa dạng giống lúa cho thị trường gạo trong nước”.

Rạng danh hạt gạo Việt Nam

Giống một nông dân chính hiệu hơn là một nhà khoa học, kỹ sư Hồ Quang Cua tự nhận là “nhà khoa học nông dân”, chứ không phải nhà khoa học hàn lâm trong các viện nghiên cứu. Niềm vui lớn nhất của nhà khoa học ruộng đồng này là thấy các giống lúa mình làm ra được người tiêu dùng đón nhận, người nông dân sản xuất có hiệu quả cao.

Khi giống gạo ST25 được vinh danh trên toàn thế giới, người tiêu dùng trong nước vô cùng háo hức tìm mua khiến kỹ sư Cua vô cùng xúc động.

“Hóa ra, người tiêu dùng trong nước không hề sính ngoại. Trước đây, nhiều người chỉ mua gạo Thái, gạo Campuchia chẳng qua là do Việt Nam chưa có hạt gạo nào được công nhận có đẳng cấp trên thế giới, trong khi Thái Lan, Campuchia đã nhiều lần được vinh danh rồi. Việc người tiêu dùng trong nước rủ nhau tìm ST25 đã đánh thức được tinh thần người Việt dùng hàng Việt. Anh em tôi cũng phấn khởi bảo nhau, mệt đến cỡ nào cũng phải cố gắng”. 

Với những công trình nghiên cứu của mình, ông Hồ Quang Của đã làm “rạng danh” cho ngành lúa gạo Việt Nam, chắp cánh cho hạt gạo Việt Nam bay cao ra thế giới.

Nói về ông Cua, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện không khỏi tự hào: “Ông Hồ Quang Cua đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi ông có công lao rất lớn trong việc nghiên cứu các giống lúa thơm xuất khẩu có giá trị cao. Giải thưởng Gạo ngon nhất thế giới là thành quả ghi nhận quá trình nghiên cứu đầy tâm huyết của ông Hồ Quang Cua và cộng sự. Thành quả này đóng góp rất lớn cho việc xây dựng thương hiệu gạo của Sóc Trăng nói riêng và gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế nói chung”.

Mong ước của ông Cua hiện nay là làm sao bảo vệ được thương hiệu của ST25 cũng như tận dụng cơ hội vàng để xây dựng lại thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam, hướng tới định vị phân khúc gạo cao cấp, chất lượng cao.

“Đối với ngành gạo, Nhà nước Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về xây dựng và quản lý thương hiệu gạo thơm, nên chúng ta cần xúc tiến nhanh, tránh việc tự phát, hiểu sai, làm sai, dần dần trở thành khó sửa và mất đi cơ hội bứt phá khỏi nhóm gạo giá rẻ”, ông Cua trăn trở.

Nguồn: tintucnongnghiep.vhttp://tintucnongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

vụ xoài tết – xoài lại mất mùa

Giống xoài Úc quả to màu hồng như trái đào, hình dáng bắt mắt, hương vị thơm ngon, được thị trường ưa chuộng, giá bán vụ xoài tết trên dưới 100.000 ngàn đồng/kg (tùy loại)

Tại huyện Cam Lâm “thủ phủ” trồng xoài Úc ở tnh Khánh Hòa, với diện tích lên đến hàng ngàn ha, năm nào nông dân cũng kích thích cho xoài ra hoa nghịch vụ, đậu quả để bán tết.

Thời điểm này mọi năm, diện tích xoài nơi đây đã đậu trái, nông dân đang tất bật chăm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi hiện hầu hết xoài nghịch vụ đã bị thối đen bông, rụng trái hàng loạt, nông dân buồn ra mặt.

Vườn xoài Úc với diện tích 5 sào (40 cây) được cắt ghép chồi trên gốc xoài Canh nông (giống xoài địa phương) trồng trên 30 năm tuổi của gia đình ông Trần Quý, ở thôn Bãi Giếng 2, xã Cam Hải Tây trong tình trạng này.

Ông Trần Quý cho biết, nguyên nhân xoài bị rụng bông và trái do ảnh hưởng hai đợt mưa lớn của hoàn lưu bão số 8 và 9 vừa qua. Hầu hết các vườn xoài nghịch vụ trong huyện đều bị thiệt hại chứ không riêng vườn xoài của gia đình.

“Xoài Úc rất hút hàng trong dịp tết, bà con ở đây ai nấy đều đầu tư vụ này. Gia đình tôi từ tháng 9 âm lịch đã chi ra gần 1 triệu đồng/cây để bón phân và phun thuốc kích thích ra hoa. Tưởng chừng dịp tết gia đình sẽ lấy lại tiền đầu tư, nào ngờ giờ xoài rụng sạch. Tết này gia đình thất thu nặng”, ông Quý than vãn.

Tương tự, vườn xoài Úc hơn 100 gốc nhà ông Nguyễn Văn Tuấn, người cùng thôn ông Quý cũng bị hư hỏng sạch. Theo ông Tuấn, mỗi năm vườn xoài giúp gia đình ông có nguồn thu dịp tết trên dưới 100 triệu đồng. Tuy nhiên tết này mất nguồn thu. Vườn chẳng có quả, hoa đang trổ cũng bị đen rồi hư dần, không phát triển được.

Tại các vườn xoài úc ở thị trấn Cam Đức và các xã Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam… chúng tôi quan sát chỉ thấy lá, một số vườn đậu trái lác đác. Để chuẩn bị cho vụ xoài tết

Các địa phương đều xác nhận mất trắng vụ xoài tết. Hiện 100 vườn, may ra có được một vườn đậu trái, nhưng sản lượng chẳng được bao nhiêu. Số vườn may mắn còn giữ được trái là do nông dân kích thích ra bông sớm vào cuối tháng 9 và đầu 10 nên tránh đợt mưa lớn vào tháng 11.

Ông Trương Thanh Trường, một chủ vựa xoài ở xã Cam Hải Tây cho biết, nhiều vựa xoài đã đóng cửa. Vựa nhà ông mọi năm thời điểm này hoạt động nhộn nhịp, mỗi ngày thu mua cho nông dân từ 3-5 tấn, nay 3 ngày chỉ được 1 tấn là cùng.

Ông Trường còn cho biết thêm, do nguồn cung khan hiếm nên hiện giá xoài bắt đầu nhích lên so với tháng trước. Cụ thể, xoài Úc loại 1 có giá 50.000 đ/kg và loại 2 là 25.000 đ/kg. Dự kiến từ nay đến tết giá xoài tiếp tục sẽ tăng mạnh, vì các vườn đã bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ.

Vào vụ xoài tết giá của xoài úc có thể lên đến 100.000 vnđ/1kg

Ông Đặng Chí Liêm, Phó phòng NN-PTNT huyện Cam Lâm, cho biết, toàn huyện có hơn 5.000 ha xoài, trong đó xoài Úc đã chiếm đến khoảng 4.000 ha, tập trung chủ yếu các xã Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Thành Bắc… Dự kiến đợt tết này chỉ có khoảng 20% diện tích là cho thu hoạch.

bạn có thể quan tâm :

50 triệu đồng một cây chanh tứ quý chơi tết.

Bưởi tạo hình độc đáo có giá trong Tết Nguyên Đán.

Nguồn: nongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bưởi tạo hình độc đáo có giá trong Tết Nguyên Đán.

Hiện nhiều nhà vườn ở tỉnh Bến Tre đang tất bật việc tạo hình cho trái bưởi da xanh. Theo hình dạng vàng thỏi, hình vuông có in chữ Lộc, Tài hứa hẹn sẽ hút hàng vào dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.


Nhiều nhà vườn ở tỉnh Bến Tre tạo hình cho trái bưởi từ lúc còn là trái non

Ông Cảnh cho biết: “Để có được những quả bưởi hình thù đặc sắc, bắt mắt để bán ra thị trường thì đòi hỏi, người tạo hình phải rất kỳ công, khéo léo. Từ khi bưởi còn rất nhỏ, tôi đã cho vào các loại khuôn, để tạo hình theo mong muốn. Nhưng không phải cho vào khuôn mẫu như vậy là xong đâu, tôi còn phải theo dõi suốt quá trình cho đến khi thu hoạch”.

Để thu hút thị hiếu của người tiêu dùng, mong muốn một năm mới với những điều tốt đẹp cho gia đình, tài lộc hưng vượng, tiền bạc dồi dào, từ năm 2016 đến nay, nhà vườn Nguyễn Văn Cảnh, ngụ TT. Châu Thành đã miệt mài nghiên cứu, học hỏi để tạo hình cho các cho trái bưởi da xanh, loại đặc sản của quê hương Bến Tre đủ các kiểu để phục vụ thị trường tết hằng năm. Góp phần, tăng thu nhập cho gia đình.

Ông Cảnh cho biết: “Để có được những quả bưởi hình thù đặc sắc, bắt mắt để bán ra thị trường thì đòi hỏi, người tạo hình phải rất kỳ công, khéo léo. Từ khi bưởi còn rất nhỏ, tôi đã cho vào các loại khuôn, để tạo hình theo mong muốn. Nhưng không phải cho vào khuôn mẫu như vậy là xong đâu, tôi còn phải theo dõi suốt quá trình cho đến khi thu hoạch”.

Theo ông Cảnh, nếu sơ suất, chủ quan trong quá trình chăm sóc thì quả bưởi sẽ rụng, hoặc mắc sâu bệnh. Khi ấy, sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà vườn. “Bưởi da xanh bình thường thì giá không cao, chỉ vài chục ngàn đồng mỗi ký. Nhưng khi, sáng tạo hình thù như thế này, khi cung ứng ra thị trường, giá rất đắt, trên nữa triệu đồng mỗi quả, mà không đủ hàng để bán”.

Theo tìm hiểu của PV, hiện giá bưởi da xanh thông thường (chưa tạo hình) ở Bến Tre có giá từ 32 – 37 ngàn đồng/kg. Riêng bưởi thỏi vàng, bưởi in hình chữ Lộc, Tài sẽ ra mắt thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm nay sẽ có mức giá dao động khoảng từ 450 – 800 ngàn đồng/trái (có trọng lượng từ 1,5 – 1,8kg).

Ông Nguyễn Hữu Thiết, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết: “Giá bưởi da xanh tại địa phương sẽ tiếp tục tăng vào dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Thậm chí, tăng lên khoảng 50 ngàn đồng/kg (tăng khoảng 15 ngàn đồng/kg so với thời điểm hiện tại). Các mặt hàng bưởi tạo hình thì có giá khá cao, chỉ cung ứng cho thị trường Tết”

Việc bưởi tăng giá, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Đó sẽ là động lực để nhiều nhà vườn ở Bến Tre cẩn thận chăm sóc để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm nay.

Nguồn: nongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hơn 2000 ha cây có múi thối rễ chết tràn lan.

Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Toàn tỉnh hiện có khoảng 8.056 ha cây có múi, trong đó huyện Lai Vung là 5.215 ha (chiếm 65% diện tích); từ năm 2016 tình trạng cây có múi bị bệnh chết xuất hiện rãi rác vào nhưng năm 2017 đến nay chết tràn lan khiến nhiều nông dân lo lắng. Thống kê mới nhất ở huyện Lai Vung hiện có hơn 2.000 ha cây có múi bị nhiễm bệnh, mức độ thiệt hại từ 20%- 40%, một số diện tích thiệt hại trên 50%. Cụ thể, quýt hồng có khoảng 337 ha bị hiện tượng chết vàng, chết xanh; quýt đường có 920 ha bị bệnh; cam có 812 ha bị bệnh…”.

Nông dân huyện Lai Vung khốn đốn vì cây có múi bị bệnh chết tràn lan.

Trước tình hình dịch bệnh hoành hành dữ dội trên cây có múi, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng huyện Lai Vung, các chuyên gia ở Trường Đại học Cần Thơ, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam… khảo sát, điều tra.

Đánh giá bước đầu về nguyên nhân do pH đất vườn thấp tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển mạnh, mưa dầm kéo dài làm cho rễ cây bị thiếu oxy, nhà vườn bón phân và thuốc hóa học chưa đúng cách, kích thích sinh trưởng với mục đích cho cây phát triển nhanh, cho trái nhiều… từ đó khiến cây bị bệnh.

Các chuyên gia ở Trường Đại học Cần Thơ lưu ý, nhiều nông dân dùng đất ruộng để bồi gốc cho cây quýt hồng quá dày, không đúng kỹ thuật, lạm dụng nhiều phân đạm, cộng với cây giống bầu chiết tràn lan… là những vấn đề dễ phát sinh mầm bệnh trên cây có múi.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận: “Cây có múi là một trong những thế mạnh nông nghiệp của tỉnh, trong đó quýt hồng cho hiệu quả kinh tế khá cao; vì vậy nếu tình trạng dịch bệnh phát sinh nhiều sẽ khiến nông dân thiệt hại lớn. Do đó, vấn đề cấp bách đặt ra là cần có biện pháp dập dịch, không để lây lan thêm, tạo sự an tâm cho nông dân. Bên cạnh đó, thí điểm các mô hình canh tác sạch, sử dụng phân hữu cơ nhằm phát triển bền vững…”.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, vấn đề quan trọng hiện nay là nhanh chóng tuyên truyền để người dân thay đổi tập quán canh tác, phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ nhằm cải thiện đất, nâng pH cho đất, thiết kế mô trồng cao ráo thoát nước tốt… Ngoài ra, xử lý tận gốc các cây bị nhiễm bệnh, tránh lây lan.

Chỉ riêng tại huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã có hơn 2.000 ha cây có múi bị bệnh chết vàng, chết xanh.

Những bài viết bạn có thể quan tâm đến các bài viết của sinhhocvietnam.vn

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong trồng cây hồ tiêu

Nguồn: tintucnongnghiep.com

Đăng bởi Để lại phản hồi

Sầu riêng nghịch vụ _ Ế đồng đắt chợ lý do vì đâu ?

Sầu riêng nghịch vụ đang rớt giá thê thảm vì Trung Quốc ngưng mua nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải chấp nhận ăn sầu riêng với giá “cắt cổ”.

Gía sầu riêng nghịch vụ ở Việt Nam cao cắt cổ ? vì sao ?

 
Từ giữa tháng 11, nhiều nhà vườn trồng sầu riêng vụ nghịch ở ĐBSCL phải lao đao vì không có đầu ra, giá sầu riêng loại 1 giảm từ 70.000 đồng xuống còn 50.000 đồng/kg. Hiện đang vào đợt thu hoạch rộ, giá tiếp tục giảm chỉ còn 30.000 – 40.000 đồng/kg; loại 2 – 3 còn rẻ hơn nhiều. Nguyên nhân được các thương lái và đại diện Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn xác nhận do Trung Quốc ngưng nhập.
 
Nhà vườn kêu ế, giá rớt không ai mua nhưng giá bán sầu riêng ở thị trường nội địa hiện tại vẫn cao ngất. Tại các điểm bán sầu riêng trên đường Nguyễn Tri Phương, giá sầu riêng loại 1 (khoảng 3 – 4 kg/trái) đến 120.000 đồng/kg, loại 2 nhỏ và xấu hơn một chút là 90.000 đồng/kg. Khi chúng tôi thắc mắc vì sao giá cao như vậy thì được giải thích là do nghịch vụ và bao ăn. Tại chợ An Đông (Q.5), chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10) giá các loại sầu riêng cũng dao động trong khoảng 90.000 – 120.000 đồng/kg.
 
Tại siêu thị Co.op Mart trên đường Lý Thường Kiệt, giá sầu riêng là 80.000 đồng/kg khuyến mãi giảm còn 62.000 đồng/kg. Còn tại siêu thị Lotte Mart gần đó, sầu riêng to hơn một chút và khá bắt mắt hơn được bán với giá 89.000 đồng/kg. Riêng tại các cửa hàng bán trái cây, giá sầu riêng hiện tại từ 130.000 – 150.000 đồng/kg tùy loại và tùy nơi bán. “Cái đó là chuyện ở Bến Tre, Tiền Giang, còn đây là ở Sài Gòn”, một chị bán sầu riêng ở gần chợ Nguyễn Tri Phương nửa đùa nửa thật trả lời khi chúng tôi thắc mắc.

Trung Quốc đã khó tính.

 
Không chỉ sầu riêng, rất nhiều loại trái cây, nông sản khác đều rơi vào nghịch lý “ế đồng, đắt chợ”.
 
Mọi lý giải đều đổ cho khâu phân phối nhiều tầng nấc, mỗi khâu ăn một tí, đẩy một tí đến tay người tiêu dùng giá đã đội cao. Nghịch lý này dẫn đến người Việt hiếm khi được mua hàng với giá cả phải chăng, còn người nông dân luôn đối mặt với đầu ra bấp bênh.
 
Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, để khắc phục tình trạng này, phải tổ chức lại cả khâu phân phối và sản xuất. Người nông dân nên liên kết lại với nhau và tổ chức thành các hợp tác xã kiểu mới và sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn. Có như vậy sẽ dễ tìm đầu ra hơn và đáp ứng được yêu cầu số lượng hàng hóa lớn để phù hợp với nhu cầu của các nhà phân phối.
 
Một điều quan trọng khác là nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc với kiểu buôn bán tiểu ngạch. Ngoài việc luôn có chiêu trò “làm giá” với nông sản Việt thì điều quan trọng là chúng ta có quá ít thông tin về thị trường này. Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VINA T&T, dẫn chứng: Bà con mình sản xuất theo thói quen mà ít quan tâm tới thị trường. Như hồi đầu tháng 10 thanh long rớt giá thê thảm nhưng thời điểm này loại ruột đỏ lên tới 50.000 – 60.000 đồng/kg nông dân lại không có hàng để bán. Tuy nhiên, với “chính sách linh hoạt” của Trung Quốc cũng rất khó để nắm bắt, cách tốt nhất là phải tổ chức sản xuất để sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt qua đó đa dạng hóa thị trường.
Hiện có đến 75% rau quả của Việt Nam xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc – vì thị trường này ít quan tâm đến chất lượng. Tuy nhiên, thị trường này đang muốn thay đổi “mác” dễ tính. Đơn cử đối với hạt gạo, họ đặt ra các tiêu chuẩn và vào tận đồng ruộng, nhà máy kiểm tra quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc. Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, đối với rau quả cũng vậy họ yêu cầu có nguồn gốc xuất xứ, chỉ tiêu chất lượng, nhãn mác… Đến nay tới lượt sầu riêng gặp khó vì những yêu cầu đó.
 
Ngay cả thị trường Trung Quốc cũng ngày càng trở nên khó tính thì Việt Nam chẳng còn đường nào khác ngoài việc tổ chức lại sản xuất theo hướng đầu tư vào chất lượng nông sản và tổ chức lại khâu phân phối nội địa theo hướng hàng Việt phải phục vụ tốt cho người Việt trước tiên, tránh được chiêu làm giá của thương lái nhằm trục lợi như câu chuyện giá sầu riêng đang diễn ra.
Nguồn: tintucnongnghiep.com
Đăng bởi Để lại phản hồi

Chăm sóc cây cam, quýt, bưởi sau thu hoạch

Cây có múi là cây trồng lâu năm, cho thu hoạch hàng năm. Vì thế việc chăm sóc phục hồi cây sau thu hoạch là cực kì quan trọng, nó ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch qua các mùa.

Qua mỗi đợt thu hoạch cây thường bị suy kiệt dinh dưỡng do tập trung nuôi trái. Bộ phận tổn thương nhiều nhất là hệ thống rễ, tiếp theo là lá.

1. Tỉa cành tạo tán.

Bước đầu tiên cần làm sau khi thu hoạch là tỉa cành tạo tán.  Vườn cây sẽ trở nên thông thoáng hơn, ánh sáng có thể chiếu xuống vùng đất quanh tán. Chính điều này sẽ làm giảm ẩm độ, phòng tránh nấm bệnh phát triển tấn công cây.

Tạo được độ thông thoáng trong vườn thì tăng khả năng quang hợp cho cây trồng, đặc biệt sau khi tỉa cành tạo tán chúng ta cần phun siêu đồng để rửa sạch nấm bệnh, rong rêu của mùa trước.

Ngoài ra giai đoạn này dinh dưỡng rất cần thiết cho cây trồng cần phun chế phẩm sinh học A4 để tăng khả năng quang hợp, kích thích cây phát triển chồi, dưỡng cây.

Đa phần khi nói đến chăm sóc cây sau thu hoạch thì chúng ta chỉ nghĩ đến việc bón phân. Tuy nhiên trong quá trình cây nuôi trái hệ rễ bị tổn thương rất nhiều nên chúng ta cần phục hồi hệ rễ trước.

Các bước để phục hồi hệ rễ và bón phân hiệu quả:

Để phục hồi hệ rễ tốt và bổ sung dinh dưỡng ban đầu cho cây bạn sử dụng bộ combo chuyên dùng để phục hồi cây sau thu hoạch:

Khi sử dụng bộ sản phẩm này:

Kích thích phục hồi lại hệ rễ, giúp hễ thống rễ phát triển nhiều và khỏe.

Cải tạo đất, phòng trừ nấm bệnh phát triển trong đất. Bổ sung vi sinh vật có lợi vào đất tăng độ tơi xốp và tăng độ phì nhiêu cho đất.

Bổ sung đất đủ các chất dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là trung và vi lượng. Giúp cây vận chuyển dinh dưỡng nhanh hơn,  tăng thời gian phục hồi.

Kích thích lộc non phát triển mạnh, lộc mập, lá xanh tốt.

Khi bạn chăm sóc tốt cho cây sau mỗi vụ thu hoạch thì cây sẽ khỏe. Nền tẳng cây phát triển khỏe thì trong quá trình ra hoa thì hoa sẽ ra đều và đồng loạt. Tỷ lệ đậu trái cao và giảm thiểu rụng trái sinh lý. Kết hợp với kĩ thuật bón phân chăm sóc thì chắc chắn năng suất và chất lượng trái sẽ tăng rất nhiều.

Cách sử dụng:

Sử dụng 5kg sao đỏ + 4 kg Abi trichoderma + 2 lít phân bón lá A4 pha 2000 lít nước.

Tưới ướt đẫm quanh gốc tùy theo độ tuổi của cây.

Phun trên lá: sử dụng 500ml Siêu đồng pha 200 lít nước. Việc này giúp rửa sạch rong rêu và phòng nấm bệnh phát triển.

Lưu ý:

Trong bộ sản phẩm phục hồi cây có bổ sung đây đủ dinh dưỡng cho  cây trồng nên sau 15 ngày kể từ ngày sử dụng sản phẩm bạn mới cần bón phân chuồng ủ hoai mục, phân lân, NPK,…

Cùng chăm sóc vườn cam, quýt, bưởi đúng cách để có mùa tiếp theo bội thu:

Hiện tại, khi bạn sử dụng bộ combo chăm sóc cây sau thu hoạch này ngoài nhận được những giá trị lớn cho cây trồng lâu năm nhà mình. Bạn còn nhận được mức giá ưu đãi và 1 phần quà dành cho cây là 1 chai siêu đồng 500ml phun để rửa sạch rong rêu nấm, khuẩn trên lá giúp cây phát triển khỏe mạnh không lo nấm bệnh tấn công.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách chăm sóc quất, mai, đào sau tết.

1. Chăm sóc cây quất.

Trước khi đưa ra trồng 10 ngày. Sử dụng đặc hiệu tưới gốc 3 in 1 tưới để kích thích ra rễ mới. Vặt tỉa bớt lá trên cây. Tiến hành trồng và duy trì độ ẩm cho cây.

Quất thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là 5-6.

Hố trồng cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục để bón lót. Tránh cây bị ngập nước, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.

Khoảng 5-7 ngày, người trồng cần xới xáo quanh gốc (cách gốc 30cm) cho đất tơi xốp và tưới hoặc bón phân. Có thể tưới, bón thêm nước hoặc phân chuồng hoai mục cho quất tốt bền và giảm sâu, bệnh hại.

2. Chăm sóc cây mai sau tết.

Chăm sóc mai sau Tết thế nào còn tùy thuộc vào từng loại cây và chọn đúng thời điểm.

Đối với cây trồng chậu trong nhà nên đem cây mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì có thể khiến lá mai bị cháy. Ngắt bỏ hết hoa mai và nụ hoa để cây không phải dồn dinh dưỡng nuôi hoa.

Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai để tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông – cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.

Sử dụng phân bón lá A4 để bổ sung dinh dưỡng qua lá giúp cây sớm đâm chồi.

Khi cây đã hồi lại thì đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh. Lưu ý là ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Do đó sử dụng CNX-RS để phun phòng các loại sâu bọ hại lộc cây mới ra.

Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khoảng 5mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.

Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ cả hai tháng nữa hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ trung, hoa nở sung mãn.

Lưu ý:

khi mới đưa cây ra vùng đất mới tuyệt đối không bón phân dưới rễ. Có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách sử dụng phân bón lá A4 để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây.

Click vào tên sản phẩm để biết thông tin chi tiết.