Tây Nguyên vào mùa khô là thời điểm làm bông thích hợp nhất. Để có thể làm bông một cách thuận lợi và thành công, bà con cần theo dõi và thực hiện các bước một cách chuẩn chỉnh . Dưới đây là 4 bước trình bày cách làm bông sầu riêng ở Tây Nguyên cho bà con có thể tham khảo:
Bước 1: Rải lân, xịt tạo mầm
Thời gian thực hiện: Sau khi cơi lá làm bông đã mở từ 2-3 lá, chúng ta tiến hành bón lân cho sầu riêng.
Cách thực hiện:
Rải lân đều xung quanh tán, ra ngoài tán, cách tán 50cm với lượng 0.5kg/ 1m đường kính. Tưới nước ướt đẫm để lân nhanh tan, cây hấp thu nhanh chóng.
Sau 5-7 ngày có thể dùng thêm kali trắng với lượng 200gram/1 gốc để thúc đẩy nhanh quá trình già lá.
Lưu ý: Trước khi rải lân, chúng ta cần làm sạch cỏ xung quanh gốc giúp cây hấp thu lân và kali nhanh hơn. Thoát hơi nước vùng rễ nhanh, tránh ẩm ướt thuận lợi cho công cuộc siết nước làm hoa.
Khi lá đã già, cứng, có màu xanh đen, chúng ta tiến hành xịt tạo mầm.
Sử dụng những sản phẩm tạo mầm có hàm lượng lân và kali cao.
Xịt 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
Xịt ướt đẫm cây, đặc biệt là phần dạ cành bởi đây là nơi mang trái của sầu riêng.
Xịt duy trì đến khi bắt đầu siết nước hoặc lá già hết cỡ thì dừng.
Bước 2: Siết nước, cắt cành bơi.
Thời gian thực hiện: Thông thường, sau khi rải lân 20 – 25 ngày thì chúng ta tiến hành siết nước.
Cách thực hiện:
Siết nước: Ở Tây Nguyên, chúng ta chỉ cần siết nước bằng cách ngừng tưới nước cho cây. Qúa trình này giúp kích thích các mầm hoa phát triển đồng loạt. Tiến hành siết nước từ 15-20 ngày để đảm bảo cây tạo đủ mầm hoa.
Cắt cành bơi: Sau khi lá của cành bơi đã già, cứng lá thì chúng ta mới tiến hành cắt tỉa. Cần tiến hành đồng loạt, tốt nhất nên hoàn thành trong 1 ngày để việc phân hóa mầm hoa được đồng đều hơn. Tránh hiện tượng ra hoa nhiều đợt.
Bước 3: Tưới nước kéo cơi
Thời gian thực hiện:
Sau khi mắt cua đã sáng đều, dài 1-3cm chúng ta bắt đầu tiến hành tưới nước, kéo cơi.
Cách thực hiện:
Ban đầu, nên tưới nước sương mặt đất rồi sau đó tăng lượng lên từ từ. Tránh tình trạng sốc nước sau một thời gian dài siết nước. Nhìn chung 2-3 ngày nên tưới 1 lần. Tuỳ vào tình trạng đất của mình, sao cho đảm bảo độ ẩm trong nước từ 60-70%.
Đối với những vườn tưới béc, 2 ngày nên tưới 1 lần. Mỗi lần tưới 1-2 tiếng với lượng nước 150 lít/ tiếng.
Sau tưới nước lần 1, tưới WAO BOOMs + phun Amino A4 ở trên cây. WAO BOOMs giúp phục hồi bộ rễ bị tổn thương sau thời gian dài siết nước, cải thiện độ pH, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Đồng thời bảo vệ sầu riêng trước những tác nhân gây hại như nấm Phytophthora, tuyến trùng…
Amino A4 giúp bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng qua lá, giúp đi đọt nhanh, bông ra to, khoẻ, đồng đều.
Bảo vệ cơi đọt, mắt cua trước sự tấn công của sâu, rầy, nhện đỏ, nấm bệnh bằng cách phòng trừ trước cho chúng.
Bước 4. Dưỡng bông, dưỡng cơi
Giai đoạn này cây rất cần các dinh dưỡng trung, vi lượng, amino acid để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Chính vì thế, chúng ta cần sử dụng phân bón lá Amino A4 xịt cho cây. Bởi trong đó chứa đầy đủ những dinh dưỡng mà sầu riêng cần trong lúc này.
Bên cạnh đó, giai đoạn này là thời điểm rầy xanh, nhện đỏ, rệp sáp, bọ cánh cứng… cùng với nấm bệnh tấn công mắt cua. Chúng ta không nên chủ quan, cần phòng trừ một cách cẩn thận để bảo vệ bông và cơi đọt. Bởi mùa màng có bội thu hay không phụ thuộc rất lớn vào điều đó.
Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như WAO M19, WAO B52 + Siêu đồng để phòng côn trùng, nấm bệnh hại.
Lưu ý:
- Giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông. Dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt. Gây ảnh hưởng đến khả năng đậu trái, nuôi trái.
Trên đây là 4 bước trình bày cách làm bông sầu riêng Tây Nguyên đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Nếu có vấn đề cần thắc mắc, vui lòng để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn !