Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách xử lý khi cây chanh dây bị thối rễ

Chanh dây bị thối rễ là vấn đề mà rất nhiều  vườn trồng chanh dây gặp phải. Bệnh thối rễ chanh dây nếu không được xử lý kịp thời sẽ lây lan ra toàn vườn, gây thiệt hại lớn cho nhà vườn. Do đó, nhà vườn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cũng như xử lý kịp thời khi cây chanh dây có dấu hiệu thối rễ.

1. Nguyên nhân khiến cây chanh dây thối rễ

Bệnh thối rễ trên cây chanh dây xuất phát từ một số nguyên nhân sâu xa sau mà các nhà vườn cần nắm rõ để xử lý đúng.

  • Vườn úng nước, đất quá ẩm ướt.
  • Đất chai cứng nén chặt, quá nhiều sét, thiếu mùn hữu cơ.
  • Vườn bón quá nhiều phân vô cơ, ít bón phân hữu cơ.
  • Sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn.
  • Đất canh tác lâu năm, thoái hóa bạc màu, không được chăm sóc.

Tất cả những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm gây bệnh như Phytophthora, Fusarium, tuyến trùng tấn công vào rễ khiến rễ tổn thương và hư thối.

2. Dấu hiệu nhận biết chanh dây bị thối rễ

Để phát hiện sớm bệnh thối rễ trên cây chanh dây, nhà vườn quan sát cây và lưu ý nếu có những biểu hiện sau:

  • Lá chanh dây chuyển vàng dần cả phần gân lá và phiến lá.
  • Cây không ra đọt mới.

Khi thấy chanh dây có những biểu hiện trên thì tiến hành bới nhẹ lớp đất mặt để kiểm tra rễ. Rễ chanh dây bị thối sẽ chuyển màu nâu đen, kéo nhẹ hai đầu rễ, nếu phần vỏ tách khỏi phần lõi gỗ là rễ đã thối nặng. Rễ sẽ thối dần từ rễ cám vào rễ chính.

3. Cách xử lý khi cây chanh dây bị thối rễ

Khi phát hiện chanh dây bị thối rễ, nhà vườn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Nếu vườn ngập úng, dư nước, tiến hành tạo mương rãnh, khơi dòng thoát nước cho vườn nhanh nhất.
  • Bước 2: Với những cây đã bị thối hỏng nặng, tiến hành nhổ bỏ và mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
  • Bước 3: Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM pha với 1000 lít nước, tưới đều quanh gốc. Mỗi gốc tưới từ 5 – 7 lít nước. Tưới liên tiếp 2 lần cách nhau 7 ngày.
  • Bước 4: Sau khi cây đã phát triển ổn định trở lại, tiến hành chăm sóc lại cây, bổ sung dinh dưỡng bằng phân cao cấp Sao đỏphân bón lá A4.

Lưu ý:

  • Trong quá trình xử lý cây bị thối rễ, tuyệt đối không bón phân NPK cho cây.
  • Vườn trồng cần xử lý đất trước khi trồng lại ở những vị trí cây trồng cũ.
Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng trừ bệnh thối hạch chanh dây

Bệnh thối hạch là một trong những loại bệnh nguy hiểm trên cây chanh dây. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà vườn khi tấn công ở mọi giai đoạn.

Để phòng trừ bệnh thối hạch trên cây chanh dây hiệu quả, nhà vườn cần thực hiện đúng các biện pháp mà WAO chia sẻ ở dưới đây.

1. Biểu hiện bệnh thối hạch

Khi nhiễm bệnh, quả chanh dây xuất hiện các vết màu nâu nhạt, sau đó lan rộng bao phủ toàn bộ quả. Một thời gian sau xuất hiện các hạch nấm nhìn thấy được bằng mắt thường, lúc này quả sẽ bị rụng hàng loạt.

Ngoài ra, các chồi non phía trên cũng xuất hiện các hạch nấm, dễ bong tróc, làm cứng chồi, khiến chồi rất dễ gãy.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thối hạch trên chanh dây do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra.

Bào tử nấm phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao. Chúng lây lan nhanh qua gió, nước và tồn tại rất lâu trong các bộ phân của cây.

3. Cách phòng trừ bệnh thối hạch chanh dây

Để phòng trừ bệnh thối hạch hiệu quả, nhanh chóng, hạn chế thiệt hại cho vườn, bà con thực hiện theo các biện pháp sau:

Cách xử lý khi cây nhiễm bệnh:

Bước 1: Tỉa bỏ những cành lá, quả đã nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy, tránh lây lan.

Bước 2: Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3 ngày.

Bước 3: Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới ướt đẫm vùng đất xung quanh gốc cây (toàn vườn) để xử lý các loại nấm gây bệnh trong đất, làm sạch đất.

Cách phòng bệnh:

  • Phun phòng nấm bệnh định kỳ từ 10-15 ngày/lần bằng chế phẩmVaccinsiêu đồng.
  • Tưới phòng nấm đất định kỳ 3 tháng/lần bằng bộ giải pháp WAO BOOM.
  • Tạo mương rãnh thoát nước, tránh để vườn ẩm ướt.
  • Tỉa bỏ những cành lá không cần thiết, tạo thông thoáng. Mang tàn dư thực vật vụ trước đã nhiễm bệnh ra khỏi vườn tiêu hủy.
  • Thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.

Đọc thêm:

Biện pháp khắc phục hiệu quả bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây

Đặc trị bệnh đốm nâu hại trên chanh dây

Đăng bởi Để lại phản hồi

Toàn cảnh chuyến xuất Trung đầu tiên của sầu riêng Việt Nam

Hơn 100 tấn sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu sang Trung Quốc xuất phát từ huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trên 6 container, của 5 doanh nghiệp.

Chiều 17/9, tại huyện Krông Pắc, thủ phủ sầu riêng của Đắk Lắk diễn ra lễ công bố xuất khẩu lô sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Trong lễ công bố lô sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc có 5 doanh nghiệp tham gia bao gồm Dũng Thái Sơn, Vạn Xuân Phát, Chánh Thu, Minh Thiện và CHH. Tổng số container sầu riêng xuất khẩu là 6 và khối lượng vào khoảng hơn 100 tấn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác tìm hiểu quy trình sơ chế, đóng gói sầu riêng tươi phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tại kho của Công ty Dũng Thái Sơn. Tại đây, các quy trình vệ sinh được tuân thủ nghiêm ngặt, sầu riêng được phân loại, thổi sạch bằng hơi áp suất cao trước khi vào vệ sinh tiếp bằng bàn chải.

Đối tác của Dũng Thái Sơn là Công ty TNHH Cung ứng toàn cầu Việt Hải (Tô Châu), Tổng giám đốc của doanh nghiệp này, ông Lâm Long Đức khẳng định, phía Trung Quốc cũng tổ chức đón lô sầu riêng đặc biệt này.

Tại sự kiện này, Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung đã trao chứng thư cho 5 doanh nghiệp đại diện là Dũng Thái Sơn, Vạn Xuân Phát, Chánh Thu, Minh Thiện và CHH.

Trước đó, vào ngày 11/7, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, sự kiện tại Đắk Lắk hôm nay ghi dấu những trái sầu riêng ngon lành của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch, hiện diện trên các kệ hàng, bắt đầu hành trình tự tin chinh phục người tiêu dùng tại thị trường lớn nhất thế giới.

Theo Bộ trưởng, để có được những lô sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch ngày hôm nay, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đã phải chuẩn bị kỹ lưỡng và trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn hai nước, đáp ứng được tất cả yêu cầu nghiêm ngặt của phía đối tác.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng khẳng định, lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, không phải đích đến cuối cùng, mà chỉ là những bước bắt đầu cho hành trình phát triển ngành hàng sầu riêng chuyên nghiệp, minh bạch, trách nhiệm, với tất cả các khâu, các quy trình đều được chuẩn hóa.

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chuẩn bị chỉn chu nhất cho ngày vui của sầu riêng

Sau khi Bộ NN-PTNT thống nhất thời gian xuất khẩu lô sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc, các doanh nghiệp đang tất bật chuẩn bị những bước cuối cùng.

Tại Hội nghị triển khai xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc diễn ra ngày 12/9, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói rằng việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc là kết quả của “4 năm vất vả, trăn trở”. Ông nhấn mạnh đến việc xây dựng niềm tin cộng đồng trách nhiệm giữa doanh nghiệp với nông dân, dưới sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để mang lại thương hiệu sầu riêng Việt Nam. 

Đáp lại kỳ vọng của Bộ trưởng, ngay ngày hôm sau, nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuẩn bị chu đáo cho sự kiện xuất khẩu lô sầu riêng đầu tiên.

Cắt những quả đầu tiên

Sáng 13/9, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã tiến hành thu mua sầu riêng của các thành viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Lập Đông (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) để chuẩn bị cho lô hàng xuất khẩu đầu tiên sang Trung Quốc.

Trong đợt đánh giá vừa qua, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Lập Đông được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp 4 mã vùng trồng với diện tích 49,5ha, sản lượng dự kiến 750 – 850 tấn.

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Lập Đông cho biết, khi được cấp mã vùng trồng HTX đã liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Điều này giúp đầu ra ổn định, đưa giá trị của trái sầu riêng lên cao hơn.

“Năm nay giá cao hơn 40 – 50% so với năm ngoái do HTX đã có sự liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Đảm bảo cho trái sầu riêng đã có mã vùng đủ điều kiện để xuất khẩu, HTX đang tăng cường quản lý về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật gây hại theo yêu cầu phía nước nhập khẩu”, ông Chiến thông tin.

Vị giám đốc cho biết thêm, định hướng của HTX trong thời gian tới là kết hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt để tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân về quy trình canh tác sầu riêng bền vững nhằm nâng cao chất lượng trái sầu riêng. Đặc biệt, các ngành sẽ hướng dẫn cho thành viên HTX thực hiện những công việc gì để đáp ứng tốt các yêu cầu của nước nhập khẩu không chỉ riêng thị trường Trung Quốc.

Hơn 10 ngày nay, bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, đã trực tiếp có mặt tại các vườn trồng để ổn định tư tưởng, đưa ra những quy tắc để cùng người dân khắc phục những khó khăn.

Bà Thu đã yêu cầu các nhân viên kỹ thuật chọn, cắt những quả sầu riêng đạt chất lượng xuất khẩu để đảm bảo lô hàng đầu tiên được thuận lợi.

Bà Thu cho biết, trước khi chuẩn bị cho lô hàng xuất khẩu đầu tiên, những vùng trồng mà công ty liên kết với các HTX sẽ được giám sát trước đó 1-2 tuần.

Theo bà Thu, việc này nhằm xác định, phân loại được chất lượng vườn sầu riêng như thế nào. Ngoài ra, các vườn sẽ được test dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cùng đó, đây là lúc đánh giá lại thời điểm thu hoạch cho người dân, xem vườn nào được cắt trước nhằm đảm bảo quả sầu riêng đủ độ già.

“Những vườn đủ tuổi cắt quả, công ty đã thu hái để phân loại những quả chất lượng nhất cho chuyến hàng đầu tiên. Đây là năm đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch nên người dân chưa quen thu mua như thế nào. Trước đây, người dân bán xô nhưng giờ xuất khẩu chính ngạch bắt buộc phải chọn lựa những quả đạt quy chuẩn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, công ty quyết định mua xô cho người dân với giá từ 60.000 – 75.000 đồng/kg”, bà Thu nói.

Theo bà Thu, sau khi thu mua, công ty sẽ tiến hành phân loại, làm sao để cho sản phẩm thật tốt, thật chất lượng khi đưa đi xuất khẩu. Công ty sẽ bắt đầu cắt từ hôm nay đối với những vườn đủ tuổi.

“Khu vực HTX Tân Lập Đông liên kết với công ty được cấp 4 mã vùng trồng với sản lượng từ 600 – 700 tấn. Do đó, dự kiến tại Đắk Lắk công ty sẽ xuất khẩu chính ngạch hàng trăm tấn sầu riêng trong mùa vụ năm nay”, bà Thu chia sẻ.

Trọng trách, lo lắng

Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết thêm, trong ngày đầu tiên, công ty sẽ cho xuất 40 tấn sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Theo bà Thu, việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch được công ty chuẩn bị từ lâu. Hiện nay, công ty lo lắng nhưng cũng mong đợi thời điểm lịch sử này. Chính vì lo lắng nên công ty tiến hành kiểm soát chặt những vấn đề mà nghị định thư đã quy định.

“Ngành sầu riêng được công ty triển khai gần 10 năm nay. Năm nào công ty cũng tiến hành xuất khẩu nhưng lần này cảm giác như trách nhiệm rất cao. Hiện nay xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là sự mong đợi của bà con, khách hàng, chính quyền địa phương. Do đó, doanh nghiệp cố gắng làm chỉn chu, chất lượng, ổn định để cho việc thông quan thuận lợi”, Giám đốc Công ty Chánh Thu nói.

Theo nữ giám đốc, việc xuất khẩu sẽ đánh dấu một bước ngoặt phát triển của ngành sầu riêng nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

“Trước đến nay nhiều loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Nhưng lần xuất khẩu này doanh nghiệp cũng lo lắng vì trọng trách của doanh nghiệp lớn với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cho quả sầu riêng. Bởi vì quả sầu riêng có giá trị cao hơn so với những loại trái cây khác. Đây là nhiệm vụ cũng là trọng trách của doanh nghiệp phải mở đường, đi như thế nào, đi cho bền vững và có giá trị”, bà Nguyễn Thị Hồng Thu cho hay.

Ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Dũng Thái Sơn, cho biết, hiện việc chuẩn bị cho công hàng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất.

Theo ông Tâm, trong đợt đầu tiên công ty đăng ký xuất 10 công tương đương hơn 150 tấn sầu riêng. Hiện công ty đã tổ chức khảo sát những vùng trồng sẽ cắt sầu xuất đi trong đợt đầu tiên.

“Ngày 16/9, công ty sẽ tiến hành cắt quả sơ chế rồi đóng gói theo tiêu chuẩn. Công ty đã hoạt động trong việc xuất khẩu sầu riêng hơn 10 năm nên việc kiểm dịch hàng hóa, chất lượng tại cơ sở đã ổn định. Việc thông quan sẽ được cấp mã kiểm dịch trực tiếp tại buổi lễ. Khi đến cửa khẩu Trung Quốc thì sẽ có đối tác sẽ lo việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp giấy kiểm dịch. Đây là cơ hội cho ngành sầu riêng Việt Nam. Việc xuất khẩu chính ngạch sẽ giúp tăng giá trị của ngành sầu riêng Việt Nam. Trong đó người hưởng lợi đầu tiên là nông dân”, ông Tâm chia sẻ.

Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho biết, công tác chuẩn bị cho việc xuất khẩu những lô hàng sầu riêng đầu tiên đang được cơ quan chức năng gấp rút chuẩn bị.

Theo ông Côn, việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên vô cùng quan trọng. Do đó, những lô hàng đầu tiên sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ tất cả thủ tục.

“Ban đầu chính quyền sẽ tham gia kiểm tra. Đối với những lô hàng sau các doanh nghiệp phải tư tuân thủ những nội dung mà nghị định thư quy định. Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký xin được xuất khẩu trong lần đầu tiên”, ông Côn thông tin.

Liên quan đến việc kiểm soát các mã vùng trồng, cơ sở đóng gói ông Côn cho biết về phía cơ quan nhà nước chỉ tăng cường tuyên truyền, vận động những người trực tiếp được cấp mã vùng, cơ sở đóng gói.

Theo ông Côn hiện nay ngành nông nghiệp không có lực lượng để kiểm tra việc đánh cắp các mã này.

“Xét về lâu dài chính những người được cấp mã số vùng trồng phải trực tiếp bảo vệ tài sản của mình. Ngoài ra sầu riêng cũng như bao nhiêu mặt hàng khác khi đã ra khỏi vườn thì thuộc tầm kiểm soát của Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan. Ngành nông nghiệp chỉ thông qua mạng lưới của đơn vị nắm bắt được thông tin chứ không có lực lượng kiểm tra và chế tài đối với việc doanh nghiệp đánh cắp mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói của đơn vị khác”, ông Côn nói thêm.

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đắk Lắk đề xuất là tỉnh đầu tiên xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Các đơn vị được cấp mã vùng trồng, cơ sở đóng gói được Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông qua vui mừng vì có thể đưa quả sầu riêng vào thị trường tỷ dân.

Kiểm tra rất kỹ

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa thông báo cấp 76 mã vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 51 mã số vùng trồng, trong đó Đắk Lắk là đơn vị được cấp nhiều nhất với 23 mã. Đối với các cơ sở đóng gói, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng cấp 25 mã, trong đó Tiền Giang nhiều nhất với 10 mã.

Khi công bố danh sách các đơn vị được phía Trung Quốc cấp mã, các doanh nghiệp phấn khởi vì quả sầu riêng của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào quốc gia tỷ dân sau thời gian dài chuẩn bị.

Ông Lê Minh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Nông sản Thiện Tâm (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) vui mừng cho biết, sau thời gian dài chuẩn bị và kiểm tra đơn vị đã được cấp mã vùng trồng để xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc.

Theo ông Tâm, Trung Quốc hiện nay là thị trường rất khó tính nên việc cấp mã số xuất khẩu họ làm rất kỹ. Để được kiểm tra đơn vị đã thiết lập các hồ sơ cấp mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói cho phía Trung Quốc thông qua.

Vị giám đốc cho biết thêm, việc cấp mã là một trong những bước để được xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc. Để được cấp mã vùng trồng, cơ sở đóng gói đơn vị đã chuẩn bị mọi thứ từ cơ sở hạ tầng, vườn trồng… trong nhiều tháng nay. 

Hiện nay, công ty đang triển khai mở rộng mã vùng trồng cho một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk như huyện Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắk… Công ty phấn đấu đạt từ 6.000 đến 7.000 ha sầu riêng đủ tiêu chuẩn làm mã cơ sở đóng gói để bảo đảm các điều kiện xuất khẩu đi Trung Quốc.

“Doanh nghiệp hy vọng việc cấp mã sẽ kịp với mùa vụ sầu riêng của Đắk Lắk để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trong đợt này”, ông Tâm nói.

Còn ông Nguyễn Đình Kiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nông sản CHH Việt Nam (huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) cho biết, doanh nghiệp được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp một mã đóng gói.

“Kế hoạch giữa công ty và đối tác phía Trung Quốc đã sẵn sàng mọi thủ tục. Bây giờ công ty chỉ chờ giữa Việt Nam và Trung Quốc thống nhất lại lần cuối để cấp mã số cho các chuyến hàng để xuất khẩu. Nếu được cấp mã số các chuyến hàng thì phía công ty sẽ tiến hành xuất khẩu luôn”, ông Kiên thông tin.

Theo ông Kiên, việc xuất khẩu sầu riêng là kỳ vọng cũng như ước mơ của người nông dân và cơ quan chức năng nhiều năm nay. Bây giờ, phía Trung Quốc đã có thông tin chính thức thì đây là việc tốt và mở cho ngành sầu riêng của Việt Nam. Khi xuất khẩu chính ngạch, người nông dân sẽ được hưởng lợi đầu tiên vì giá cả tăng. Còn việc tăng bao nhiêu thì phụ thuộc vào thị trường và mùa vụ giữa 2 bên.

“Việc xuất khẩu chính ngạch sẽ giúp sầu riêng Việt Nam cạnh tranh với các quốc gia khác và đặc biệt là nâng cao vị thế của chúng ta. Ngoài ra, xuất khẩu chính ngạch sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho người dân, doanh nghiệp”, ông Kiên chia sẻ.

Thất vọng nhưng sẽ chuẩn bị tốt cho đợt cấp mã tới

Ngoài các đơn vị được cấp mã vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói thì nhiều trường hợp khác dù đề xuất nhưng không được phía Trung Quốc thông qua. Việc không được cấp mã gây nhiều thất vọng nhưng các đơn vị này cho biết sẽ chuẩn bị kỹ cho đợt kiểm tra trong thời gian tới.

Ông Phạm Đức Cảnh, HTX Tâm Hồng Phúc (Đăk Nông) cho biết, HTX có 15,5ha sầu riêng làm hồ sơ đề xuất cấp mã vùng trồng trong đợt vừa qua.

Theo ông Cảnh, HTX thiết lập hồ sơ, chuẩn bị các yêu cầu phía Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sau khi đánh giá trực truyến đã không thông qua, cấp mã số cho đơn vị.

“Khi thiết lập hồ sơ, phía Trung Quốc đã tổ chức kiểm tra trực tuyến, trao đổi các thủ tục. Nhưng đến nay HTX vẫn chưa nhận được thông báo vì sao không đạt. Lâu nay HTX đã tổ chức sản xuất theo quy trình để phía Trung Quốc cấp mã vùng trồng nhằm nâng cao giá bán.

Tuy nhiên, HTX không được cấp mã vùng trồng trong đợt này thì sẽ chuẩn bị tốt cho đợt tới. Đợt đầu phía Trung Quốc đánh giá khắt khe và chọn những đơn vị có quy mô lớn. Đợt sau thì không rõ như thế nào nhưng đơn vị sẽ cố gắng”, ông Cảnh nói và cho biết HTX chưa nắm được thông báo đơn vị thiếu hay yếu những gì mà chưa đạt.

Theo ông Cảnh, nếu HTX nắm được thông tin không đạt ở khâu nào thì trong đợt cấp mã tới HTX sẽ chuẩn bị tốt hơn. Đặc biệt, HTX đã trải qua một lần đánh giá nên có kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ.

Tương tự, ông Bùi Phú Tôn, chủ hộ Bùi Phú Tôn (xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông) cũng xây dựng hồ sơ đăng ký cấp mã vùng trồng cho 30ha của gia đình. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã không cấp mã vùng trồng cho gia đình ông Tôn trong đợt vừa qua.

Ông Bùi Phú Tôn cho biết, việc không được cấp mã lần này gia đình cũng hơi thất vọng. “Mình kinh doanh mà không xuất khẩu được trong đợt này thì mất cơ hội. Tuy nhiên đợt này không đạt thì sẽ tiếp tục chuẩn bị hồ sơ cho đợt cấp mã tới. Với kinh nghiệm trong đợt kiểm tra vừa qua, tôi hy vọng sẽ được phía Trung Quốc cấp mã”, ông Tôn nói.

Theo ông Tôn để được phía Trung Quốc kiểm tra, gia đình đã chuẩn bị 3-4 tháng từ khâu thiết lập hồ sơ, vùng trồng. Khi kiểm tra trực tuyến, phía Trung Quốc cũng không thông báo là gia đình thiếu hay không đạt gì.

“Làm ăn kinh doanh nếu không được đợt này thì sẽ làm tiếp đợt sau. Ai cũng muốn được cấp mã để xuất khẩu nhưng không được thì đành chấp nhận”, ông Tôn nói.

Ông Lê Văn Thành, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk) cho biết, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp 23 mã vùng trồng và 4 mã cơ sở đóng gói cho các đơn vị trên địa bàn. Theo ông Thành, Đắk Lắk là địa phương được cấp mã số vùng trồng nhiều nhất cả nước trong đợt này.

Sau khi nắm thông tin, Sở NN-PTNT đã họp để có văn bản đề xuất Bộ NN-PTNT cho Đắk Lắk là đơn vị xuất khẩu đầu tiên sầu riêng bằng được chính ngạch sang Trung Quốc.

“Đắk Lắk đề xuất nhưng phải đợi Bộ NN-PTNT đồng ý thì khi đó địa phương mới xây dựng kế hoạch. Trong thời gian chờ bộ phê duyệt, Chi cục và Sở đã chủ động làm việc với huyện Krông Pắc để thống nhất một số nội dung. Trong những ngày tới, huyện Krông Pắc, Chi cục sẽ họp với 4 doanh nghiệp được cấp mã để thống nhất các nội dung, chọn đơn vị xuất khẩu đầu tiên”, ông Thành thông tin.

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Đăng bởi 1 phản hồi

Cách xử lý bưởi bị nứt thân xì mủ hiệu quả nhất

Cây bưởi bị nứt thân xì mủ (hay còn gọi là chảy gôm, chảy nhựa) là bệnh do nấm Phytophthora sp gây ra. Đây là căn bệnh nguy hiểm trên cây bưởi và nhiều loại cây trồng khác.

Những cây bưởi bị nhiễm bệnh thường phát triển kém, cây suy yếu, ra hoa đậu trái ít, sau một thời gian sẽ chết lụi dần.

Bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn nhà vườn cách xử lý cây bưởi bị nứt thân xì mủ hiệu quả nhất. Mời bà con cùng tìm hiểu.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi do nấm Phytophthora sp gây ra.

Nấm tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công lên cây. Nấm có sợi và bọc các bào tử với kích thước rất nhỏ, bằng mắt thường khó có thể phát hiện. Bào tử nấm sinh sôi trong đất rồi xâm nhiễm lên thân cây qua nước mưa, giọt bắn khi tưới. Cây bưởi sẽ tự tiết ra nhựa cây để bảo vệ cơ thể khỏi nấm hại, tuy nhiên, trước sự tấn công nguy hiểm của nấm, cây trồng thường khó chống chọi lại.

cách xử lý bưởi bị xì mủ

Trong điều kiện thời tiết âm u, độ ẩm cao, vườn ẩm thấp, nấm phát sinh rất mạnh.

Đặc biệt, với những vườn bưởi ít được chăm sóc và chăm sóc không đúng cách, bón phân không cân đối, thừa thiếu dinh dưỡng, thiếu các chất quan trọng như canxi khiến vỏ cây bị nứt. Đây là yếu tố mở đường cho nấm Phythophthora xâm nhiễm vào cây.

2. Triệu chứng bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi

Trên cây bưởi, bệnh xuất hiện ở phần gốc (gần cổ rễ), thân chính, cành lớn.

Khi mới phát sinh, vết bệnh nhỏ, sũng nước, từ đây có dịch nhựa màu vàng nâu chảy ra. Phần vỏ bị thối đen, có mùi hôi.

Lõi gỗ bên trong và mặt trong vỏ có các đường sọc nâu.

Bệnh nặng sẽ lây lan xuống phần rễ, khiến rễ thối đen, cây chết rất nhanh.

bưởi bị nứt thân xì mủ

3. Cách xử lý và phòng ngừa cây bưởi bị nứt thân xì mủ

Khi phát hiện cây bưởi có biểu hiện bệnh nứt thân xì mủ, nhà vườn tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1: Dùng khăn hoặc giấy sạch lau khô vết bệnh.

Bước 2: Dùng dao cạo nhẹ phần vỏ đã bị thối đen đem đi tiêu hủy.

Bước 3: Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét trực tiếp lên vết bện, quét 2-3 lần/ngày, cho đến khi vết bệnh khô thì dừng.

Bước 4: Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới ướt đẫm vùng quanh gốc để diệt nấm trong đất, vì đây là nơi nấm bệnh phát sinh.

Bước 5: Sau khi cây đã dừng bệnh, ổn định trở lại, nhà vườn tiến hành bổ sung phân bón trung vi lượng có chứa thành phần canxi cao như Sao đỏ để hạn chế tình trạng cây bị nứt vỏ và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển toàn diện, cho năng suất cao.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ cho bưởi:

  • Cắt tỉa tạo tán hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn.
  • Cải tạo nền đất tơi xốp, khỏe mạnh, sạch nấm bệnh bằng cách tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 3 tháng/lần và bổ sung phân hữu cơ cũng như vật liệu hữu cơ.
  • Đảm bảo thoát nước tốt cho vườn, tránh ngập úng.
  • Chăm sóc cây khỏe mạnh, đề kháng cao, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển toàn diện.

Nếu nhà vườn còn bất kỳ thắc mắc nào về cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi hoặc các vấn đề về sâu bệnh khác, hãy để lại thông tin để được đội ngũ kỹ thuật WAO hỗ trợ miễn phí.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách xử lý và phòng ngừa cây chanh bị nứt thân xì mủ

Chanh bị nứt thân xì mủ hay chảy nhựa, chảy gôm là bệnh thường gặp trên cây chanh.  Các vườn chanh đang mang trái rất dễ mắc bệnh. Bệnh nứt thân xì mủ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây chanh. Cây ra hoa đậu trái kém, nếu không được xử lý kịp thời cây sẽ chết.

Bài viết này WAO sẽ chia sẻ cách xử lý cây chanh bị nứt thân xì mủ hiệu quả, nhanh chóng nhất. Mời nhà vườn cùng tìm hiểu.

1. Triệu chứng cây chanh bị bệnh nứt thân xì mủ

Trên thân cành chanh có các vết nứt, từ vết nứt này có nhựa chảy ra màu nâu sẫm, vết bệnh ướt.

Phần vỏ và lõi gỗ bên trong có các đường sọc nâu chạy dọc theo thân cành. Bị bệnh nặng, phần vỏ bị thối đen.

Cây suy yếu dần vì không thể đưa được nước và dinh dưỡng lên trên.

2. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây chanh do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm Phytophthora tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công lên cây.

Nấm gây bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, vườn ẩm thấp.

Những vườn trồng chanh ít chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, thiếu các chất quan trong như canxi, khiến vỏ cây bị nứt. Khi vỏ cây bị nứt, nấm Phytophthora sẽ xâm nhập gây ra các vết chảy nhựa xì mủ.

3. Cách xử lý và phòng ngừa cây chanh bị nứt thân xì mủ

Khi phát hiện cây chanh có biểu hiện bệnh nứt thân xì mủ, nhà vườn tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1: Dùng khăn hoặc giấy sạch lau khô vết bệnh.

Bước 2: Dùng dao cạo nhẹ phần vỏ đã bị thối đen đem đi tiêu hủy.

Bước 3: Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét trực tiếp lên vết bện, quét 2-3 lần/ngày, cho đến khi vết bệnh khô thì dừng.

Bước 4: Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới ướt đẫm vùng quanh gốc để diệt nấm trong đất, vì đây là nơi nấm bệnh phát sinh.

Bước 5: Sau khi cây đã dừng bệnh, ổn định trở lại, nhà vườn tiến hành bổ sung phân bón trung vi lượng có chứa thành phần canxi cao như Sao đỏ để hạn chế tình trạng cây bị nứt vỏ và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển toàn diện, cho năng suất cao.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ cho chanh:

  • Cắt tỉa tạo tán hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn.
  • Cải tạo nền đất tơi xốp, khỏe mạnh, sạch nấm bệnh bằng cách tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 3 tháng/lần và bổ sung phân hữu cơ cũng như vật liệu hữu cơ.
  • Đảm bảo thoát nước tốt cho vườn, tránh ngập úng.
  • Chăm sóc cây khỏe mạnh, đề kháng cao, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển toàn diện.

Nếu nhà vườn còn bất kỳ thắc mắc nào về cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây chanh hoặc các vấn đề về sâu bệnh khác, hãy để lại thông tin để được đội ngũ kỹ thuật WAO hỗ trợ miễn phí.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Vùng trồng sầu riêng Đắk Lắk được Hải quan Trung Quốc đánh giá cao

Các vùng sầu riêng tại Đắk Lắk đã được Hải quan Trung Quốc kiểm tra, đánh giá tốt, doanh nghiệp nóng lòng chờ ngày đưa trái sầu riêng đầu tiên sang đất nước tỷ dân.

Đã kiểm tra đánh giá trực tuyến xong 25 vùng trồng sầu riêng 

Vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và Cục Bảo vệ thực Việt Nam đã tổ chức đánh giá trực tuyến đối với 25 vùng trồng sầu riêng của HTX Cây ăn trái Krông Pắc liên kết với Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn.

Ông Võ Ngọc Huy, Phó Giám đốc HTX Cây ăn trái Krông Pắc cho biết, đến nay phía Trung Quốc đã kiểm tra xong mã vùng trồng và đang đợi công bố kết quả. Theo ông Huy, HTX đã được kiểm tra với diện tích hơn 600ha, sản lượng ước đạt hơn 1.000 tấn.

Để công việc kiểm tra được thuận lợi hơn, những ngày này phía HTX đã phải chuẩn bị nhiều công việc khác nhau. Công tác kiểm tra nhiều cái HTX cũng bị động như tài liệu, một số yêu cầu từ phía GACC nhưng đơn vị đã cơ bản hoàn thành.

Để chuẩn bị cho việc kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ HTX một số vấn đề trong khâu quy trình sản xuất. Quy trình 5K, người dân ra vào canh tác phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Ngoài ra, HTX cũng phải tuân thủ hồ sơ ghi chép, nhật ký canh tác theo yêu cầu từ phía Trung Quốc.

“Trong lúc kiểm tra thì công tác chuẩn bị, di chuyển giữa các vườn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là đường truyền tại các vườn, phải làm sao đảm bảo được mạng kết nối với phía Trung Quốc. Đến nay, phía Trung Quốc kiểm tra xong HTX đang đợi để đưa những quả sầu riêng đầu tiên đi đường chính ngạch”, ông Huy chia sẻ.

vùng trồng sầu riêng Đắk Lắk
Các thành viên HTX Cây ăn trái Krông Pắc phối hợp với phía Trung Quốc kiểm tra vườn sầu riêng. Ảnh: Quang Yên.

Cũng theo ông Huy, qua kiểm tra, nhân viên GACC đánh giá các vườn sầu riêng của HTX trái nhiều, to, tròn. Đặc biệt, các vườn sầu riêng của HTX đều đảm bảo về tiêu chí môi trường.

“HTX mong muốn có đầu ra ổn định. Để làm được việc này phải xây dựng được quy trình sản xuất đạt chuẩn. Đặc biệt trong thời gian này HTX mong muốn phía Trung Quốc nhanh chóng cấp mã vùng trồng và công bố những đơn vị nào được xuất khẩu chính ngạch vì năm ngoái đơn vị cũng đã được phía Trung Quốc đánh giá. Nếu GACC không sớm cấp mã vùng trồng và doanh nghiệp được xuất khẩu sẽ trễ niên vụ 2022. Nếu vậy HTX cũng như doanh nghiệp liên kết sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Huy thông tin.

Là doanh nghiệp liên kết với HTX để xây dựng các vùng nguyên liệu xuất khẩu, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn cùng HTX đã chuẩn bị cho thời điểm lịch sử này từ năm 2020.

Công ty đã tổ chức tập huấn về công tác phòng ngừa Covid-19, tập huấn quy trình kỹ thuật, về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), cũng như tập huấn cho bà con về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên vườn sầu riêng. Các vườn trồng phải luôn tuân thủ theo quy trình sản xuất của HTX cũng như Công ty ban hành.

Các bẫy sâu bệnh hại trên cây sầu riêng được phía Trung Quốc quan tâm. Ảnh: Quang Yên.

Ông Lê Anh Trung, Giám đốc vùng nguyên liệu Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn cho biết, do Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách Zero Covid nên GACC rất chú trọng về vấn đề công tác quản lý phòng ngừa dịch bệnh tại vườn trồng. Đặc biệt, các biện pháp xử lý, phòng ngừa quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên vườn trồng, công tác kiểm dịch thực vật, đánh giá tồn dư thuốc bảo vệ thực vật của sản phẩm nông nghiệp.

Trong đó, phía GACC tập trung các câu hỏi liên quan đến kiểm tra, điều tra phát hiện sinh vật gây hại (SVGH) định kỳ, ghi chép các loài sinh vật gây hại phát hiện và xử lý. Thực hiện biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Sử dụng bẫy ruồi đục quả, các bố trí, kết quả bẫy và có bao trái không. Lưu hồ sơ kiểm soát SVGH… Đến nay GACC đã cơ bản kiểm tra xong vùng trồng, cơ sở đóng gói nhưng để đưa được quả sầu riêng đi đường chính ngạch vào nước này còn nhiều khó khăn.

“Dũng Thái Sơn là một trong những doanh nghiệp từng được phía Trung Quốc kiểm tra đủ điều kiện xuất khẩu sầu riêng chính ngạch. Tuy nhiên, đến nay phía Trung Quốc vẫn chưa cho thí điểm xuất khẩu nên gây nhiều khó khăn, nhất là khi người dân tin tưởng phối hợp với doanh nghiệp để thực hiện các yêu cầu do phía Trung Quốc đưa ra. Việc chậm trễ này nếu kéo dài dễ khiến người dân mất lòng tin vào doanh nghiệp, chính quyền. Do đó, chúng tôi đề xuất Bộ NN-PTNT đề nghị phía Trung Quốc sớm cho các doanh nghiệp đạt yêu cầu thí điểm xuất khẩu sầu riêng qua nước này”, ông Lê Anh Trung.

Chờ Trung Quốc công bố danh sách

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, phía GACC đã kiểm tra trực tuyến 38 mã vùng trồng sầu riêng và 6 cơ sở đóng gói của địa phương trong gần 15 ngày. Tổng diện tích được kiểm tra là 1.500ha.

Để chuẩn bị cho việc kiểm tra quy mô lớn này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX chuẩn bị hồ sơ để phía Trung Quốc kiểm tra trực tuyến theo các quy định về quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng; Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói và các quy định tại Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Phía Trung Quốc kiểm tra HTX Cây ăn trái Krông Pắc. Ảnh: Quang Yên.

Qua các buổi kiểm tra trực tuyến của phía Trung Quốc bước đầu cho thấy các doanh nghiệp, HTX vùng trồng, cơ sở đóng gói thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên kết quả phải chờ thông tin từ Tổng cục Hải Quan Trung Quốc công bố.

“Một số doanh nghiệp, HTX mà GACC đã kiểm tra trực tuyến đợt trước thì không kiểm tra lại. Toàn bộ vùng trồng và cơ sở đóng gói kiểm tra đợt này đều là các vùng trồng và cơ sở đóng gói mới thiết lập. Đơn vị đã hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX hoàn thiện về quy trình thiết lập vùng trồng, quy trình thiết lập cơ sở đóng gói theo các Tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ thực vật và Nghị định thư. Trong thời gian tới Chi cục tiếp tục phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, chính quyền địa phương giám sát các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được GACC kiểm tra để các vùng trồng, cơ sở đóng gói luôn đảm bảo các tiêu chí theo quy định của nước nhập khẩu”. Ông Lê Văn Thành, Chi Cục trưởng Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đăk Lăk cho biết.

Các doanh nghiệp sẵn sàng đưa quả sầu riêng sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch. Ảnh: Quang Yên.

Vị Chi cục trưởng cho biết thêm, Đắk Lắk là địa phương có diện tích lớn nhất được GACC kiểm tra trong đợt này. Để chuẩn bị cho việc kiểm tra, hơn một năm trước, Đắk Lắk đã mời các chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật vào địa phương hướng dẫn.

“Quá trình kiểm tra GACC luôn quan tâm đến phòng chống dịch Covid-19, vệ sinh an toàn thực phẩm và sâu bệnh hại. Về lâu dài, khi Trung Quốc đồng ý cho sầu riêng đi chính ngạch thì cả một khối lượng công việc rất lớn. Do đó, để việc xuất khẩu được lâu dài thì cần quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân trong việc kiểm soát vùng trồng, sâu bệnh hại…

Đây là lần đầu tiên Đăk Lăk được kiểm tra diện tích vùng trồng lớn như thế nên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng đến nay các mã vùng đăng ký đã kiểm tra xong và chờ phía Trung Quốc công bố danh sách những đơn vị đạt yêu cầu”, ông Thành chia sẻ.

Theo ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, năm 2021 địa phương đăng ký xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 3 loại là sầu riêng, chanh leo và khoai lang tím Nhật. Địa phương có hơn 1.000ha chanh leo. Hiện loại trái cây này đã được cho xuất khẩu thí điểm qua 7 cửa khẩu. Tuy nhiên, thời gian này Đắk Lắk đang bước vào thời điểm thu hoạch sầu riêng do đó địa phương ưu tiên cho mặt hàng này. Sau khi xong sầu riêng, thời gian tới Chi cục sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn, quy trình để xuất khẩu chanh leo cho doanh nghiệp, HTX, người dân.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chương trình ưu đãi mừng Đại lễ Quốc khánh 02/09

Kính gửi Quý khách hàng!

Cảm ơn Quý khách hàng đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng WAO trong suốt thời gian qua.

Nhân dịp Đại lễ Quốc khánh 02/09, Công ty Công nghệ sinh học WAO xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi “Mua hàng tự do – Không lo về giá”.

Chi tiết chương trình như sau:

  • Tặng phiếu mua hàng trị giá 90.000đ khi mua đơn hàng >= 200.000đ (lớn hơn hoặc bằng hai trăm nghìn đồng). Phiếu mua hàng áp dụng cho sản phẩm phân bón lá A4 dạng gói.
  • Tặng phiếu mua hàng trị giá 2.000.000đ khi mua đơn hàng >= 9.000.000đ (lớn hơn hoặc bằng chín triệu đồng). Phiếu mua hàng áp dụng cho tất cả các sản phẩm của WAO.
  • Tặng 2 sản phẩm tương đương khi mua 9 sản phẩm có giá trị đơn >= 2.000.000đ (lớn hơn hoặc bằng hai triệu đồng).

Chương trình “Mua hàng tự do – Không lo về giá” diễn ra từ ngày 27/08/2022 đến ngày 03/09/2022.

Chương trình ưu đãi được áp dụng cho tất cả các đơn hàng phát sinh trong thời gian diễn ra chương trình.

Quý khách có thể đặt hàng trực tiếp tại đây 👉 Siêu thị WAO

Hoặc gọi đến hotline: 0978.497.345 để được hỗ trợ lên đơn hàng nhanh nhất.

Nếu Quý khách cần tư vấn thêm về chương trình vui lòng gọi đến hotline:  02393.845.888 / 0978.497.345 hoặc để lại thông tin theo form dưới để được hỗ trợ miễn phí!

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng trừ bọ xít muỗi hại cây na mãng cầu hiệu quả nhất

Bọ xít muỗi là một trong những loài gây hại đa thực trên nhiều loại cây trồng, trong đó có cây na. Chúng tấn công lên cành lá quả gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng na.

Bài viết này WAO sẽ chia sẻ cho nhà vườn cách phòng trừ bọ xít muỗi cho cây na hiệu quả nhất.

1. Đặc điểm bọ xít muỗi hại na

Bọ xít muỗi gây hại trên na có tên khoa học là Helopeltis spp. Thuộc bộ cánh nửa Hemiptera, họ Miridae. Có hai loài bọ xít muỗi phổ biến là loài Helopeltis theivora có màu xanh lá cây và loài Helopeltis antonii có màu nâu đỏ.

Bọ xít muỗi trưởng thành có thân hình thon dài khoảng 6,5 – 8,5mm, với bộ râu dài quá thân mình. Trên ổ bụng có một cột sống đặc trưng, phía giữa ngực có gai nhọn, chân dài và mỏng như chân muỗi.

Bọ trưởng thành có thể sống từ 15-30 ngày, mỗi con cái có thể đẻ từ 30-50 trứng. Trứng được đẻ rải rác hoặc thành cụm trên thân cây, cuống lá non hoặc trên cuống quả.

Trứng bọ xít muỗi có màu trắng trong suốt, hình oval, dài khoảng 1mm. Sau khoảng một tuần, trứng nở ra ấu trùng.

2. Cách thức gây hại và mức độ nguy hiểm của bọ xít muỗi

Cách thức gây hại:

Bọ xít muỗi thường tấn công vào chồi non, lá non, quả non. Chúng dùng vòi chích xuyên qua các mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc, gây ra các vết hoại tử nơi mà chúng chích, các vết này ban đầu có màu chì sau đó chuyển sang màu nâu đậm, tạo thành sẹo trên cành lá, quả, làm cháy lá khô cành, rụng hoa, quả biến dạng, khô rụng.

bọ xít muỗi hại na

Thời điểm bọ xít muỗi chích hút thường vào sáng sớm và chiều mát, những ngày trời âm u chúng có thể hoạt động cả ngày. Chúng bắt đầu gây hại mạnh từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, nhất là các giai đoạn cây ra lộc non và hoa quả non.

Hậu quả khi bị bọ xít muỗi tấn công:

  • Những bộ phận bị bọ xít muỗi tấn công đều bị hoại tử.
  • Lá, chồi non bị cong queo, cháy đen, làm giảm hiệu suất quang hợp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây. Những chồi lá bị nặng sẽ khô rụng, cây xơ xác, không phát triển.
  • Những vết chích trên quả sẽ thành sẹo, lõm xuống làm giảm giá trị thương phẩm của quả. Những quả non bị chích sẽ rụng.
  • Bên cạnh đó, những vết chích này sẽ mở đường cho các loại nấm khuẩn gây bệnh xâm nhập gây bệnh nguy hiểm cho cây.
cách phòng ngừa bọ xít muỗi cây na

3. Cách phòng trừ bọ xít muỗi hại cây na

Khi cây na đã bị bọ xít muỗi tấn công, nhà vườn cần thực hiện biện pháp sau:

  • Tỉa bỏ những cành lá quả đã bị chúng gây hại nặng, để cây ra cành lá lộc non mới.
  • Sử dụng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS phun ướt đẫm thân cành lá quả. Phun tập trung vào những vị trí mà chúng thường ẩn nấp (dưới tán lá).
  • Phun liên tiếp 2-3 lần cách nhau 5 ngày.

Biện pháp phòng bọ xít muỗi cho vườn:

  • Tạo thông thoáng cho vườn, tránh để vườn ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của bọ xít muỗi trong vườn như kiến vàng, bọ ngựa, nhện, ong ký sinh.
  • Phun phòng bọ xít muỗi định kỳ 15-20 ngày một lần bằng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS. Vào các đợt cây ra lộc non, ra hoa quả non thì phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

CNX-RS là chế phẩm sinh học với thành phần chính là nấm xanh, nấm trắng. Có khả năng ký sinh lên thân, chi đốt của bọ xít muỗi để gây bệnh, khiến chúng ngừng ăn, ngừng tấn công và chết sau 2-3 ngày. Đây là sản phẩm sinh học, an toàn cho con người, môi trường và các loại cây trồng.

Bọ xít muỗi là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây na, do đó nhà vườn cần chủ động phòng ngừa từ sớm để hạn chế những thiệt hại do chúng gây ra.

Để lại thông tin để được WAO hỗ trợ tư vấn phòng trừ sâu bệnh miễn phí.