Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh nứt thân xì mủ cây cam và cách phòng trị hiệu quả

Nứt thân xì mủ là bệnh thường gặp trên cây cam. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn.

1. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh nứt thân xì mủ cây cam

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây cam do nấm Phytophthora sp tấn công và gây hại.

Nấm gây bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục. Ngoài ra, bệnh còn dễ phát triển trong môi trường mật độ cây trồng quá dày, không thường xuyên tỉa cành, rậm rạp, thiếu ánh sáng.

Nấm bệnh cũng phát triển mạnh ở những vườn đất xấu, thiếu hữu cơ, bị nén chặt, không thoáng khí, pH thấp. Vườn trồng ít chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, làm cây thiếu canxi khiến vỏ cây bị nứt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hại tấn công vào trong gây xì mủ.

2. Triệu chứng của bệnh

Bệnh nứt thân xì mủ khi chúng ta phát hiện thường đã chuyển biến khá nặng. Chúng gây hại và biểu hiện trên các bộ phận qua những dấu hiệu sau:

Trên thân: Khi bị bệnh, vỏ vết bệnh bị sũng nước, thối nâu thành từng mảng không đều. Sau đó, khô nứt dọc thành các vết nứt ngắn, dài. Ở vết bệnh có dòng nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài, sau hóa đen.

Nứt thân xì mủ cây cam

Trên rễ : Một số cây có phần rễ bị thối đen, vuốt nhẹ thấy vỏ rễ dễ tuột khỏi lõi, xuất hiện mùi hôi. Khi cây bị nhiễm bệnh thường có ít rễ, rễ ngắn.

Trên lá và cành: Vì rễ cây bị gây hại khiến cây không thể hấp thu dinh dưỡng, khiến bộ lá bị vàng, không mọc được lá non. Những cành bị chết dần, cây xơ xác, thậm chí dần dần có thể gây chết toàn bộ cây.

Trên quả: Bệnh nứt thân xì mủ không chỉ gây hại trên thân, rễ, cành lá mà còn gây hại lên trái, làm trái nhỏ, bị thối và rụng hàng loạt.

3. Biện pháp phòng và trị bệnh

3.1. Biện pháp trị bệnh

Khi cây xuất hiện bệnh, bà con dùng khăn lau khô vết bệnh, dùng dao cạo nhẹ phần vỏ đã bị thối đen rồi đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.

Tiếp theo, bà con sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét trực tiếp lên vết bệnh. Một ngày quét 2 – 3 lần cho đến khi vết bệnh khô thì dừng lại.

Đồng thời pha hỗn hợp Vaccin + Siêu đồng với với tỉ lệ 200ml Vaccin + 500ml siêu đồng pha cho 200ml nước phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm.

>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

3.2. Biện pháp phòng bệnh

Bà con nên trồng cây với mật độ phù hợp, thường xuyên tỉa cành tạo tán và vệ sinh vườn trồng để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn trồng, tránh tích tụ mầm bệnh gây hại.

Vườn trồng cao, đảm bảo điều kiện thoát nước tốt nhất, tránh tình trạng ngập úng tạo môi trường cho mầm bệnh phát sinh.

Ngoài ra bà con nên sử dụng Bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với bệnh hại

Khi sử dụng phân hữu cơ để bón cho vườn trồng, bà con không nên sử dụng phân chuồng tươi, do phân chưa được ủ hoai thường chứa nhiều vi sinh vật gây hại, khi bón vào sẽ khiến đất bị nhiễm độc và thoái hóa, cây dễ mang mầm bệnh. Thay vào đó bà con nên sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma để bón cho cây. Hoặc bà con có thể sử dụng phân NPK hữu cơ Hàn Quốc để bón cho cây. Nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi, vừa không gây mùi hôi thối vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách xử lý nứt thân xì mủ trên cây cam hoặc các vấn đề về sâu, bệnh khác trên cây trồng, hãy để lại thông tin để được đội ngũ kỹ thuật WAO hỗ trợ miễn phí.



    Xem thêm:

    Đặc trị sâu vẽ bùa gây hại cây cam bằng chế phẩm sinh học

    Đặc trị và phòng trừ nhện đỏ gây hại cây cam hiệu quả

    Bệnh vàng lá thối rễ cam quýt xử lý như thế nào?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.