Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh Phấn Trắng Chôm Chôm

Chôm chôm là loại cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt xử lý vụ nghịch giá chôm chôm có thể lên gấp 7-10 lần giá. Tuy nhiên, chôm chôm bị rất nhiều dịch hại tấn công. Nhất là trong mùa mưa bệnh phấn trắng gây hại mạnh trên cây chôm chôm. Nếu không phòng trừ kịp thời năng suất có thể giảm trầm trọng.

1. Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng:

Bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm do nấm Oidium sp. gây ra. Bệnh gây hại trên các bộ phận còn non như cành non, lá non, hoa và trái non.

2. Triệu chứng:

Trên lá non: Trên bề mặt lá bị bao phủ một lớp nấm màu trắng xám. Nấm phát triển trên cả hai mặt lá. Làm cho lá bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô.

Trên hoa: Tương tự như trên lá. Cả hoa phát hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng xám. Làm cho hoa bị khô, đen và rụng đi.

Trên trái non:Trái non cũng bị một lớp phấn màu trắng xám bao phủ, trái bị khô đen và rụng đi. Nấm cũng tấn công ở giai đoạn trái hơi lớn, làm cho trái khô có thể rụng đi hoặc treo trên cây. Nếu nấm tấn công vào giai đoạn trái lớn sẽ làm cho râu trái bị khô, đổi màu đen, gây hiện tượng râu kẽm trên trái chôm chôm, trái bị nhiễm sẽ kém phát triển, cơm mỏng.

Khả năng gây hại: Trong điều kiện thuận lợi nấm có khả năng gây hại đến 90%.

3. Qui trình phòng trừ bệnh phấn trắng

Biện pháp canh tác:

– Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa những cành già cỏi, cành mang mầm bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng.

– Xới nhẹ gốc, tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục càng nhiều càng tốt, tưới hoặc rải nấm Trichoderma giúp nhanh hoai mục xác bã thực vật, diệt nấm gây hại trong đất.

Bón NPK liều lượng theo khuyến cáo của quy trình kỹ thuật canh tác, tuỳ theo tuổi cây. Mục đích nhằm tạo cho cây có bộ lá xanh tốt. Sau đó bón phân lần 2 với liều lượng ít hơn, mục đích cho lá mau thành thục và trổ hoa sớm.

Phòng trị:

– Vụ thuận: Phun ngừa khi những phát hoa bắt đầu nở, vì vào vụ thuận thời tiết không thuận lợi cho sự bộc phát của nấm gây bệnh phấn trắng như nhiệt độ cao, ẩm độ thấp. Ta có thể phun ngừa bằng CNX-CN + Phân bón lá sinh học A4 pha 500 lít nước. Khi bệnh phát triển mạnh thì sử dụng ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước.

– Vụ nghịch: Thời gian phun ngừa nên sớm hơn, khi những phát hoa bắt đầu bung chà, vì vào thời điểm này thường mưa nhiều, ẩm độ cao, thuận lợi cho bệnh phát triển. Khi bệnh phát triển mạnh thì nên phun trị bằng ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước.

Chú ý:

– Tiến hành phun trị bệnh lần 1 khi phát hoa vừa bung chà, phun lần 2 cách lần 1 là 7 ngày, lần 3 khi trái đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý.

– Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.