Thán thư hại cây bơ là bệnh hại phổ biến trên cây bơ. Bệnh thán thư ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt quả và năng suất của vườn bơ. Bệnh làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng giá trị kinh tế người trồng.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thán thư trên cây bơ do nấm Collectrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh phát sinh ở điều kiện môi trường có độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, nhất là sự lưu thông không khí trong vườn bị hạn chế. Cây trồng không được chăm sóc tốt, đề kháng yếu sẽ bị nhiễm bệnh hơn.
2. Triệu chứng bệnh thán thư hại cây bơ
Khi nấm tấn công vào vỏ quả, sẽ xuất hiện những đốm nâu đen rất nhỏ, với đường kính dưới 5mm. Vết bệnh ngày càng lớn dần và lõm sâu hơn. Có màu đen thẫm và lây lan khắp bề mặt vỏ quả, thâm đen hỏng thịt quả bên trong.
Khi cắt đôi quả bơ bị bệnh ngay chỗ vết bệnh phát sinh hoặc các vùng bị lan, thì phần thịt quả thường sẽ có dạng hình cầu, bệnh nặng thì vết bệnh thường nhũn ra. Bề mặt vỏ quả sẽ xuất hiện những khối bào tử màu tím.
3. Biện pháp phòng trừ
Để xử lý bệnh thán thư hại cây bơ trước hết bà con thu gom những cành, lá, quả bị bệnh đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng Nano đồng kết hợp với Vắc xin phun xịt để kháng khuẩn và diệt ấm. Bà con cho phun ướt đẫm 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Để hạn chế sự phát triển của nấm bà con phun phòng thuốc gốc đồng cho cây trong giai đoạn quả đang phát triển. Phun định kỳ 2 lần/tuần.
Bà con chú trọng các biện pháp tỉa cành, tạo tán để tạo thông thooáng cho vườn cây. Loại bỏ những cành thấp, nằm sát với mặt đất. Tạo điều kiện khô ráo cho cây khi thu hoạch.
Bà con cần thăm vườn thường xuyên, loại bỏ những cành và lá bị bệnh. Cần cắt bỏ hết những cành khô và quả khô còn sót lại trước mùa hoa nở.
Chọn lựa những trái khoẻ mạnh và đủ tiêu chuẩn để thu hoạch.
Bón phân cân đối giữa các hàm lượng đạm, lân, kali. Tăng cường bón phân ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma hoặc phân bón vi sinh.
Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có huớng giải quyết kịp thời.