Trồng ớt mùa nghich luôn phải đối mặt với rất nhiều loại địch. Nhưng đây lại là vụ trồng ớt khá hấp dẫn với nhiều nhà nông, do vụ này giá ớt trái thường rất cao. Vì thế mà lợi nhuận nông dân thu được từ vụ ớt nghịch thường lớn, và luôn cao hơn so với lợi nhuận thu được từ trồng ớt chính vụ. Bên cạnh một số đối tượng bệnh hại thường gặp trong vụ nghịch như: bệnh chết cây (héo xanh, héo vàng), thối trái, bệnh sương mai, khảm… thì bệnh thán thư trên cây ớt có thể coi là bệnh nguy hại nhất .
MỤC LỤC :
- Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên cây ớt
- Cách phòng,trị bệnh thán thư trên cây ớt
Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên cây ớt
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp gây ra, nấm gây hại trên cả cành, lá, bông và trái. Trên vỏ trái vết bệnh lúc đầu là những đốm hình tròn úng nước lỏm vào bên trong, sau đó cứ lan rộng dần, nếu nặng nhiều vết hoà lẫn với nhau bao gần hết cả vỏ trái rồi khô dần và chuyển sang màu nâu xám hay xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm và có những chấm nhỏ li ti màu đen, làm cho trái teo quắt lại không ăn được hoặc gây rụng trái, có thể gây thiệt hại làm giảm năng suất 70-80%.
Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên trái đang hay đã chín trong điều kiện có mưa nhiều hoặc ẩm độ không khí cao. Bệnh gây hại trên thân, lá, hoa chủ yếu trên trái làm trái mất giá trị thương phẩm.
Bệnh thường phát sinh và lây lan rất nhanh
Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt của mùa mưa (khoảng tháng 8 đến tháng 10 hàng năm) làm giảm năng suất trầm trọng. Trước đây bệnh chủ yếu trong mùa mưa và khi trái đã già chín trở đi, tuy nhiên thời gian gần đây bệnh đang có chiều hướng phát sinh và gây hại ngày một nhiều hơn do trồng ớt liên tục trong nhiều năm và bệnh có thể gây hại nặng ngay cả trong mùa khô nếu gặp điều kiện ẩm độ cao (do sương mù nhiều hay tưới nước nhiều, tưới liên tục…) và ngay cả khi trái còn non làm cho trái non bị rụng.
Cách phòng trị bệnh thán thư trên cây ớt
Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
– Hiện nay người trồng nên sử dụng giống lai F1 có bán sẳn ở các cửa hàng giống cây trồng, hạt giống thường có chất lượng tốt. Tuy nhiên, ở một số nơi bà con còn sử dụng những giống địa phương hoặc các giống mới đã được thuần hoá. Trường hợp này bà con tuyệt đối không nên lấy hạt từ cây ở những ruộng đã bị bệnh ở vụ trước để làm giống cho vụ sau, vì nấm bệnh tồn tại rât lâu trong đất, trên cây và trong hạt cây bệnh.
– Không trồng ớt quá dày
để ruộng ớt luôn thông thoáng khô ráo, không bị ẩm thấp, nhất là vào mùa mưa để giảm bớt ẩm độ không khí.
– Không trồng ớt liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất, hoặc những mảnh đất trước đó đã trồng nhiều vụ những loại cây dễ bị loại nấm này gây hại như cà chua, cà pháo, bầu bí, thuốc lá… sau một vài vụ trồng ớt nên luân canh với những cây trồng khác.
– Không nên bón qúa nhiều phân đạm, tăng cường bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh.
– Thường xuyên kiểm tra ruộng ớt để thu gôm những trái và tàn dư của cây đã bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lưu tồn và lây lan.
– Không nên tưới quá nhiều nước
tưới nhiều lần trong ngày (tưới phun), nhất là tưới vào chiều tối dễ gây ẩm độ không khí cao vào ban đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, nhất là thời kì cây ớt đang cho trái sắp thu hoạch.
– Sử dụng sản phẩm CNX-CN
CNX-CN là tổng hợp tinh hoa của nấm đối kháng Chaetomium và sự hỗ trợ tuyệt vời của Trichoderma spp. Hai chủng nấm này được tuyển chọn kỹ càng sau đó lên men và nuôi cấy bằng công nghệ hàng đầu thế giới của Thailand.
Với lượng vi sinh tổng số đạt mức rất cao là 1.108 CFU/ml nên số lượng bào tử nấm có trong CNX-CN sẽ sinh khối nhanh một cách phi thường khi được phóng thích ra môi trường tự nhiên. Sau khi được sinh ra chúng đối kháng tiêu diệt sạch nấm bệnh trong đất cũng như trên thân, cành, lá cây trồng trong vòng 24h.
– CFU/ml: đơn vị tính số lượng tế bào có trong 1ml (1.108 = 100.000.000 bào tử nấm/ml dung dịch sản phẩm).
Sinhhocvietnam.vn với mong muốn mang lại cho bà con các sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao nhất.