Sâm Ngọc Linh là cái tên không còn quá xa lạ. Bởi nó là loài thảo dược quý, tốt cho sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, nó được trồng nhiều tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Hiện tại, bà con đang ngày càng mở rộng diện tích trồng sâm. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc và phát triển, thường gặp một số bệnh trên sâm Ngọc Linh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Cụ thể như sau:
1.Bệnh gỉ sắt
Nguyên nhân:
Do nấm Puccinia sp tấn công gây hại. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, khi điều kiện thời tiết ẩm ướt. Cây sâm Ngọc Linh thường bị gỉ sắt vào tháng 5 nhưng tháng 9-10 là thời điểm bị nhiều nhất. Bệnh gây hại trên cây trưởng thành, có ba năm tuổi trở lên. Và tồn tại trong tàn dư của các cây bệnh cũ và từ đó gây bệnh cho những cây khác.
Triệu chứng:
Trên phiến lá xuất hiện những vết chấm màu vàng tươi đến vàng nhạt. Bệnh phát triển mạnh tạo ra các u nổi làm cho biểu bì của lá bị nứt, bên trong chứa khối bột màu vàng nhạt, sau đó đậm dần. Bệnh khiến cho lá lụi dần, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. Bệnh nặng có thể dẫn đến chết cây hàng loạt.
Cách xử lý:
Cắt tỉa những cành lá bị bệnh trên sâm Ngọc Linh. Đem đi tiêu huỷ để hạn chế tình trạng lây lan trong vườn.
Sử dụng chế phẩm sinh học Vaccin và Siêu Đồng để phun ướt đẫm cây. Nhằm sát khuẩn, diệt nấm, ngăn ngừa nấm phát tán, lây lan. Phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
2.Bệnh đốm vòng
Nguyên nhân:
Nấm Alternaria Alternata là tác nhân gây bệnh đốm vòng trên cây sâm Ngọc Linh.
Bệnh phát sinh và gây hại mạnh nhất từ tháng 3 đến tháng 5.
Nấm bệnh này tấn công phổ biến trên cây từ 1-3 năm tuổi, ít gặp ở cây 4 tuổi trở lên.
Bệnh phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt, mưa nhiều, trũng nước, rậm rạp.
Triệu chứng:
Vết bệnh trên sâm Ngọc Linh ban đầu là các đốm nhỏ màu vàng, nhỏ giống như mũi kim châm. Dần phát triển lớn lên thành các hình tròn, có màu nâu nhạt hoặc nâu thẫm, xung quanh viền là quầng màu vàng. Bệnh nặng làm rách lá, cản trở sự phát triển của cây.
Cách xử lý:
Tiến hành cắt tỉa những lá có vết bệnh tấn công. Sau đó, phun kết hợp Vaccin và Siêu Đồng 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày để chặn đứng nấm bệnh, hạn chế lây lan.
3.Bệnh chết rạp cây con
Nguyên nhân:
Do nấm Phytophthora sp và nấm Rhizoctonia Solani gây nên.
Triệu chứng:
Vết hoại tử đầu tiên có thể xuất hiện ở trên lá hoặc thân. Sau đó lan rộng ra khắp các bộ phận nằm phía trên mặt đất của cây.
Lá bị bệnh trên sâm Ngọc Linh chuyển sang màu vàng, thân cây thối nhũn và gãy gập xuống. Cây lụi nhanh nhưng phần củ phía dưới mặt đất có thể không bị ảnh hưởng. Bệnh gây hại chủ yếu khi giai đoạn cây con. Nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện trên cây đã 2-3 tuổi.
Cách xử lý:
Thu gom và tiêu huỷ những cây bị nhiễm bệnh. Sau đó dùng WAO BOOM để tiêu diệt nấm bệnh trong đất. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
4.Bệnh héo rũ
Nguyên nhân:
Vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum Smith là hung thủ gây nên bệnh héo rũ trên cây sâm.
Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao, mưa nhiều.
Triệu chứng:
Cây sâm khi bị nhiễm bệnh thường xuyên sẽ làm cho lá bị héo nhanh, sau đó ít ngày khiến cây bị chết nhưng lá cây vẫn còn xanh.
Vi khuẩn xâm nhập vào vết thương ở rễ và thân, rồi tấn công vào các động mạch, di chuyển và phá huỷ bó mạch. Ngăn cản cây vận chuyển nước và dinh dưỡng để nuôi cây, làm cây khô héo và chết.
Bệnh có thể gây hại cho cả cây con, cây giống trong vườn.
Bệnh phát triển và gây hại mạnh nhất lúc cây đang ra hoa, chuẩn bị ra trái hoặc thu hoạch.
Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ở trong hạt giống, đất hay tàn dư cây bệnh và cỏ dại. Vi khuẩn này lây lan qua gió, nước, cây con và các dụng cụ làm vườn.
Cách xử lý:
Nhổ bỏ cây bị bệnh rồi đem đi tiêu huỷ, tránh để lây lan với những cây còn khoẻ. Sau đó, sử dụng WAO BOOM tưới, tiêu diệt nấm bệnh.
5.Bệnh thối củ
Nguyên nhân:
Bệnh do các chủng nấm Phytophthora sp, Pythium, Fusarium tấn công qua các vết thương hở trên củ hay phần thân gốc của cây sâm. Mưa ẩm, đất yếm khí, thiếu oxy, hàm lượng hữu cơ thấp cũng là điều kiện cho các chủng nấm phát triển và gây hại.
Ngoài ra, chế độ chăm sóc cây như không cân đối, hợp lý dinh dưỡng cũng khiến cho rễ kém phát triển, giảm đề kháng gây thối củ.
Nấm sinh sản và phát triển mạnh gây hoại sinh củ, thối hoàn toàn củ nếu không có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt kịp thời.
Cách xử lý:
Tưới bộ giải pháp WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm khuẩn gây hại, tránh lây lan, bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
6. Bệnh lở cổ rễ, vàng lá thối rễ
Nguyên nhân:
Các chủng nấm Phytophthora sp, Pythium, Fusarium gây ra bệnh thối củ cũng là tác nhân gây nên bệnh lở cổ rễ, vàng lá thối rễ trên cây Sâm Ngọc Linh.
Triệu chứng:
Nấm tấn công, gây hại ở phần cổ rễ và phần rễ. Khiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng bị ảnh hưởng, gián đoạn. Bệnh khiến cây còi cọc, kém phát triển, dẫn đến vàng lá và có khi nặng có thể chết cây.
Cách xử lý:
Sử dụng WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm bệnh trong đất, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Để có thể phòng trừ những bệnh trên sâm Ngọc Linh, bà con nên thường xuyên thăm khám vườn. Chăm sóc, bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới định kì cho cây. Vừa có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh trong đất, vừa kích thích bộ rễ phát triển khoẻ mạnh, cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cây.