Tuyến trùng là một bệnh hết sức nguy hại, chúng tấn công gây hại trực tiếp vào rễ gây thối rễ, ký sinh trong tế bào rễ (làm tổ trong rễ) làm rễ nổi u sần sùi, rễ tơ không phát triển được. Từ đó cây không hút được đủ nước và dinh dưỡng, lâu ngày cây sẽ chết.
Tuyến trùng trên rễ ổi cũng giống như trên cây trồng khác. Mà hiện nay rất nhiều nông dân còn bỡ ngỡ và lúng túng với việc phòng trừ loài dịch hại này, bởi trước đây họ chưa hề để ý đến vì chúng không mấy khi gây hại cây trồng. Xin cung cấp một số thông tin tìm hiểu về tuyến trùng hại cây và cách phòng trừ hiệu quả.
1. Nguyên nhân:
– Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây ra. Chúng phát triển và gây hại chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Do đó, trong điều kiện khí hậu ở ĐBSCL, loài tuyến trùng này đang ngày càng trở nên phổ biến và gây hại trầm trọng trên các vườn ổi xen canh hoặc chuyên canh.
– Tuyến trùng là một tác nhân mở đường cho sự xâm nhập của nấm gây hại gây ra nguyên nhân thối rễ do nấm.
2. Triệu chứng:
– Cây ổi bị nhiễm tuyến trùng bướu rễ sinh trưởng kém, lá nhỏ, bị nâu tím ở hai bên rìa lá.
– Quan sát bộ rễ sẽ dễ dàng thấy trên hệ thống rễ xuất hiện những nốt u bướu, lâu ngày những khối u bướu sẽ bắt đầu thối rữa. Bệnh nặng các rễ bị bướu bị thối gần hết nên có thể nắm và nhổ cây lên dễ dàng.
- Tuyến trùng tạo u bướu trên rễ ổi
3. Phòng và trị bệnh:
Phòng bệnh: Sử dụng 500ml CNX-CN + 500ml Wao-Neem pha với 400 lít nước.
Chữa bệnh: Sử dụng 500ml CNX-CN + 500ml Wao-Neem pha với 200 lít nước.
– Sử dụng thuốc đã pha tưới gốc cho cây ổi, mỗi cây 5 – 7 lít nước.
LƯU Ý:
– Bà con tuyệt đối không sử dụng phân chuồng khi chưa được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.
– Hướng dẫn ủ phân chuồng, phân xanh bằng nấm Trichoderma
– Click vào tên sản phẩm để đặt mua sản phẩm