Bệnh vàng lá thối rễ cam quýt do nhiều tác nhân như Furarium, phytopthora, Pythium, Zhizoctonia và tuyến trùng gây ra. Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa và phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng. Bệnh có khả năng lây lan rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế nên bà con cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp canh tác, phòng trừ hợp lý
1. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cam quýt
Bệnh vàng lá thối rễ cam quýt xuất phát từ sự suy yếu của rễ bởi các tác nhân vi sinh vật có hại trong đất (nguyên nhân trực tiếp) và kỹ thuật canh tác (nguyên nhân gián tiếp), dẫn đến nước, dinh dưỡng từ đất không vận chuyển đầy đủ và kịp thời cho cây khiến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây còi cọc, suy yếu rồi chết dần.
Nguyên nhân gián tiếp: Là các nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch của bộ rễ, tạo vết thương ở bộ rễ, hoặc rễ bị hư thối tạo tiền đề cho sự phát sinh của nấm khuẩn và tuyến trùng gây hại, như :
- Vườn cây lên liếp thấp, thoát nước kém và thường xuyên bị ngập úng, hoặc trong quá trình xiết nước xử lý ra hoa vào mùa nắng làm cho rễ suy yếu (do thiếu nước), một số rễ khỏe ăn sâu xuống khi mùa mưa tới thì thoát nước không kịp, làm cho rễ bị ngập nước, rễ thiếu oxy, dẫn đến đầu chóp rễ và lông hút bị hư thối.
- Vườn ít sử dụng phân hữu cơ và lạm dụng phân bón hóa học quá mức, đặc biệt sử dụng nhiều phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng ở liều quá mức đã làm cho bộ rễ nhanh lão hóa và phá vỡ cấu trúc đất, làm cho các vi sinh vật đối kháng có ích trong đất bị tiêu diệt, các vi sinh vật có hại phát sinh mạnh.
Nguyên nhân trực tiếp: tác nhân vi sinh vật trực tiếp gây bệnh vàng lá thối rễ cam quýt là nấm Fusarium solani, Phytopthora spp, Rhizoctonia Solani và tuyến trùng.
2. Triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ cam quýt
- Trên lá:
Khi cây bị bệnh, toàn lá bị vàng cả phiến và gân lá, lá già vàng trước, sau đó đến các lá bánh tẻ và lá non. Các lá vàng dễ bị rụng, thường thì rụng từ tầng dưới lên tầng trên. Lá toàn cây bị vàng hoặc có khi chỉ một số cành bị vàng. Thường thì bên trên có cành bị vàng lá, thì tương ứng bên dưới đất cùng hướng đó đã có rễ bị thối.
Tùy theo mức độ thương tổn của rễ mà bộ lá cây sẽ vàng hoặc héo tạm thời tương ứng. Khi các rễ tơ bị hư thối thì cây sẽ có biểu hiện lá nhỏ và vàng do không hút được dinh dưỡng. Khi hầu hết các rễ tơ bị hỏng đồng loạt thì cây sẽ có hiện tượng héo tạm thời, cho dù ẩm độ đất đang cao. Nếu không được chữa trị, hiện tượng thối sẽ lan lên các rễ lớn, cây suy kiệt dần và thậm chí bị chết. Trái của cây đang bị bệnh thường có màu sắc nhạt và không được tươi mọng, ruột quả xốp, khô nước, nhạt và hương vị kém…
- Dưới rễ:
Nhánh cây bị bệnh hướng nào, thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.
3. Xử lý bệnh vàng lá thối rễ cam quýt
Bước 1: Cắt tỉa cành
Việc cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây.
Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.
Bước 2: Bổ sung phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai mục)
Sau khi cắt tỉa, nhà vườn bổ sung thêm phân chuồng đã được ủ hoai mục. Mỗi gốc rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng (lượng phân tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán). Rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó cuốc xởi nhẹ 3- 5cm lớp đất mặt để trộn đều lớp phân vừa bón.
Việc bón phân chuồng vào thời điểm này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại trong đất lâu hơn, nhân sinh khối mạnh hơn để tiêu diệt nấm bệnh gây hại và bảo vệ rễ non.
Sau khi bón phân cần tưới ẩm đất, tưới với lượng nước vừa phải (độ ẩm khoảng 60%).
Bước 3: Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây
Bà con sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM
Tiến hành pha bộ giải pháp WAO BOOM với 1000 lít nước. Sau đó tưới đều lên vùng đất đã được rải phân hữu cơ. Mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán).
Sau 7 ngày tưới lại lần 2.
Sau khi tưới WAO BOOM, pH đất sẽ được cải thiện, nấm đối kháng sẽ được kích hoạt để tấn công và tiêu diệt nấm gây bệnh vàng lá thối rễ. Đồng thời các chủng nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn có lợi sẽ kích thích và tái tạo bộ rễ mới chắc khỏe, mập mạp.
Sau khoảng 30 – 45 cây sẽ bắt đầu phục hồi.
4. Phòng bệnh vàng lá thối rễ
Bệnh vàng lá thối rễ rất khó chữa trị nên cần lưu ý theo dõi vườn và tưới WAO BOOM phòng ngừa bệnh sớm.
Vườn trồng cây có múi đất phải cao ráo, thoát nước tốt. Nếu vườn thấp phải làm bờ bao xung quanh để kiểm soát nước trong mùa mưa lũ.
Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, đất tơi xốp và tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất.
Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Bệnh vàng lá thối rễ cam quýt khá phổ biến, để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại cho nhà nông. Vì vậy, bà con cần phòng chống bệnh sớm sẽ giúp cho cây tăng trưởng tốt, hiệu suất cao, tăng năng suất.
Đọc thêm:
- Cây có múi và trọn bộ quy trình chăm sóc cây có múi theo hướng hữu cơ
- Biện pháp hạn chế các loại bệnh hại trên cây cam
- Sâu hại trên cây cam thường gặp và biện pháp phòng trị hiệu quả