Đăng bởi Để lại phản hồi

Bí quyết xử lý một số bệnh hại cà chua thường gặp

Cà chua là loại cây trồng được trồng phổ biến ở nước ta. Tuy dễ trồng nhưng trong quá trình canh tác thường gặp nhiều loại bệnh hại cà chua. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mùa vụ. Cụ thể như sau:

1. Bệnh xoăn lá do virus

Triệu chứng:

Cây sinh trưởng chậm, lá có hình dạng xoăn vào trong và hướng lên trên.

Màu sắc của lá cũng biến thành màu vàng hoặc nhợt nhạt.

Kích thước hoa và lá nhỏ lại. Số lượng hoa và chùm trái cũng giảm, trái nhỏ, chất lượng kém.

Cách xử lý:

Bấm bỏ bớt những lá hay ngọn bị xoăn rồi đưa khỏi vườn đi tiêu huỷ. Sau đó sử dụng MIG 29 kết hợp với Amino nhằm kiểm soát, ngăn chặn virus lây lan. Đồng thời bổ sung Amino giúp cà chua phục hồi nhanh chóng.

Bệnh xoăn lá trên cà chua

2. Bệnh lở cổ rễ

Tác nhân:

Do nấm Rhizoctonnia gây ra.

Triệu chứng:

Vết bệnh ban đầu là những đốm đen ở phần cổ rễ, sau đó làm cổ rễ gần mặt đất tóp lại, màu nâu, thối, cây ngã gục trong khi lá vẫn còn xanh. Sau khi cây gục phần trên mới bị héo đi.

Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con.

Cách xử lý:

Sử dụng WAO BOOM để tưới. Tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày để tiêu diệt nấm hại trong đất.

3. Bệnh thán thư

Tác nhân:

Do nấm Fusarium oxysporum gây ra

Triệu chứng:

Bệnh thường gây hại trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều hoặc do vườn có nhiều nước. Gây hại lên cả lá, thân và trái.

Trên lá: Vết bệnh là những đốm hình tròn, màu nâu đậm. Xung quanh viền có màu nâu nhạt, là những vòng tròn đồng tâm có màu nâu đen.

Trên thân: Vết bệnh là vết cháy màu nâu.

Trên trái: Thường gây hại trên trái giai đoạn già đến chín. Vết bệnh tròn, nhỏ, hơi ướt và lõm. Nếu không kiểm soát kịp thời vết bệnh sẽ lan rộng ra gây hiện tượng thối trái.

Cách xử lý:

Sử dụng Mocabi kết hợp Siêu đồng vừa sát khuẩn, rửa sạch vết thương, vừa giúp tiêu diệt nấm hại. Lưu ý, trong giai đoạn cây đang bị bệnh, không nên sử dụng phân bón lá có chứa thành phần đạm cao.

Nhận biết cà chua bị bệnh thán thư

4. Bệnh héo xanh

Tác nhân:

Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.

Triệu chứng:

Ban đầu các lá trên ngọn héo rũ xuống, dần dần các lá phía gốc cũng cụp xuống.

Ban đầu có thể xảy ra ở một cành, thân hoặc một nhánh của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Phần thân sát mặt đất, vỏ thân xù xì. Gây hại từ cây con đến khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ đến khi hình thành quả non – quả già để thu hoạch.

Cách xử lý:

Nhổ bỏ những cây bị bệnh đem đi tiêu huỷ. Sử dụng Mocabi kết hợp Đồng nhằm sát khuẩn và chặn đứng nấm bệnh. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

Hiện tượng cà chua bị héo xanh

5. Bệnh héo vàng

Tác nhân:

Do nhiều loại nấm trong đất xâm nhiễm như Phytophthora, Pythium… nhưng phổ biến là Fusarium oxysporium gây hại.

Triệu chứng:

Bệnh thường gây hại từ khi cây bắt đầu có hoa trở đi, phát sinh và gây hại mạnh trong mùa mưa.

Triệu chứng điển hình là lá biến vàng và héo dần từ lá gốc lên ngọn. Cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây héo và chết đi.

Gốc và rễ của cây bị bệnh có vết nâu rồi khô dần. Bó mạch trong thân cây hoá nâu, phần gốc gần mặt đất teo tóp nhỏ lại.

Khi cây chết, lá vàng và khô vẫn còn dính trên cây. Biểu hiện từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.

Cách xử lý:

Tưới bộ giải pháp WAO BOOM, vừa giúp tiêu diệt nấm khuẩn, vừa kích thích bộ rễ phát triển và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Cà chua bị héo vàng

6. Bệnh phấn trắng

Tác nhân:

Nấm Erysiphe lycopercici là tác nhân gây bệnh trên cà chua.

Triệu chứng:

Vụ đông xuân thường là lúc bệnh phát triển mạnh. Bệnh thường tấn công nặng trên lá trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thấp. Nhưng cũng có thể gây hại trên thân và chùm quả.

Vết bệnh ban đầu có hình dạng nhỏ, màu trắng. Bệnh phát triển rất nhanh và làm trắng toàn bộ lá. Sau đó, dần dần chuyển màu vàng và khô chết.

Cách xử lý:

Tiến hành cắt bỏ những phần bị bệnh hay nhổ bỏ đối với những cây bị nặng rồi đem đi tiêu huỷ. Sau đó, dùng Vaccin và Đồng phun lên toàn bộ cây, có tác dụng vừa diệt nấm vừa tăng kích kháng cho cây.

Bệnh phấn trắng trên cà chua

7. Bệnh sương mai

Tác nhân:

Do nấm Phytopthora infestans gây ra.

Triệu chứng:

Bệnh phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao. Mưa nắng xen kẽ, trời âm u có sương mù. Hay ở các vùng đất trũng thấp, ít thoát nước, bón phân không cân đối, bón quá nhiều đạm. Thường gây hại nặng trong vụ Đông Xuân.

Trên lá: Vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở mép lá, có màu xanh tái như úng nước. Sau đó lan dần vào phía trong phiến lá, màu nâu, có ranh giới rõ rệt với phần còn lại của phiến lá. Mặt dưới của vết vệnh có lớp mốc trắng như sương. Bệnh nặng làm lá thối nhũn, thời tiết khô vết bệnh khô giòn, vễ gãy.

Trên thân: Vết bệnh màu nâu sẫm, hơi lõm, lan rộng bao quanh thân. Phía trên thân bị bệnh có lá héo dần, thân cành dễ bị gãy gục.

Trên trái: Đốm bệnh màu xanh xám đến nâu sẫm. Hơi lõm, cứng và nhăn nheo, bên trong quả bị thối nhũn. Bệnh nhẹ quả hơi nám và cứng. Bệnh nặng quả không phát triển được rồi sau đó bị rụng.

Cách xử lý:

Sử dụng MocabiĐồng phun ướt đẫm cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

Bệnh sương mai trên cà chua

Bà con cần chủ động phòng trừ bệnh hại cà chua hơn là bị rồi mới đi xử lý. Đặc biệt, trước khi lên giống, bà con cần xử lý đất trồng bằng bộ giải pháp WAO BOOM để tiêu diệt nấm hại trong đất nhằm kiểm soát triệt để bệnh cho cây trưởng thành

Xem thêm:

Giải quyết nỗi lo bệnh phấn trắng trên cà chua an toàn, hiệu quả

Trái cà chua bị thối đít – Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh thán thư hại cà chua và biện pháp phòng trị hiệu quả

Hướng dẫn cách trồng cà chua tạo năng suất hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.