Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp đặc trị bệnh thán thư trên cây chuối

Bệnh thán thư trên cây chuối do nấm Colletotrichum musae gây ra, tồn tại trong lá khô hoặc lá đang hoai mục và cả trên quả. Các bào tử nấm này có thể được phân tán bởi gió, nước, côn trùng cũng như chim và chuột ăn chuối.

1. Nguyên nhân gây bệnh thán thư

Bệnh thán thư do nấm colletotrichum sp gây ra, nấm sẵn có trong đất trồng và môi trường.

Bệnh phát sinh ở những vườn đã trồng từ 2 năm trở lên, nhiều lá và trồng dày. Trong cùng một cây, lá ngoài cùng bị trước rồi lần lượt đến các lá trong. Tốc độ lây lan và phá hại mạnh khiến cây chết khô

Thời tiết có nhiều nắng nóng, nhiệt cao, lượng mưa ít tạo điều kiện cho nấm phát sinh gây hại.

2. Triệu chứng bệnh thán thư

Mặt dưới phần mép của lá xuất hiện những đốm màu thâm to bằng cúc áo, ăn phá lên mặt trên rồi chuyển sang cháy khô loang rộng cùng viền vàng. Phần cháy khô hiện lên những đường vân chạy dọc cậng hoặc thành các đường tròn đồng tâm. Bệnh nặng các tàu lá bị gãy treo khô; thân chuối thối đen,…

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây chuối
Triệu chứng bệnh thán thư trên cây chuối

Bệnh gây vết đốm trên vỏ quả ngay từ khi vừa tròn cạnh nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng thu hoạch.

Triệu chứng bệnh thán thư hại quả chuối
Triệu chứng bệnh thán thư hại quả chuối

3. Đặc trị bệnh thán thư trên cây chuối

Khi thấy dấu hiệu một số cây trong vườn bị bệnh, bà con sử dụng 200ml Vaccin kết hợp với 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun đều thân lá, phun đậm, phun kỹ, phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày.

Đối với những vùng tiếp giáp vùng bệnh, chưa nhiễm bệnh. Dùng 200ml Vaccin + 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun đều thân lá, phun kỹ, phun đậm, phun 2 lần liên tiếp.

Phòng trị bệnh thán thư trên buồng quả, ngăn cản lây nhiễm bệnh thán thư trên buồng quả, tạo mẫu mã quả đẹp, sáng bóng: Dùng 200ml Vaccin + 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun buồng quả, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày.

4. Biện pháp phòng bệnh thán thư trên cây chuối

Bà con cần kiểm tra kịp thời, nhận diện được triệu chứng bệnh hại. Đồng thời phải thường xuyên thực hiện dọn vệ sinh, cắt xén các loại cỏ dại và các loại tàu lá đã già chết khô hoặc do bệnh hại, thu gom và đốt tiêu hủy nơi xa vườn.

Chủ động phòng trừ bệnh bằng các chế phẩm vi sinh.

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.