Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp đặc trị hiệu quả sâu khoang hại khoai sọ

Sâu khoang hại khoai sọ đang là vấn đề được bà con nông dân hết quan tâm. Sâu khoang là một loại sâu ăn tạp, mỗi lần có hàng trăm hàng nghìn con cùng tấn công cây trồng lúc nên hậu quả để lại rất nghiêm trọng và thậm chí là mùa vụ đó nông dân có thể mất trắng. Do đó, bà con cần có biện pháp đặc trị sâu khoang hại khoai sọ để tránh thiệt hại nặng nề.

1. Đặc điểm nhận biết sâu khoang

Sâu giai đoạn trưởng thành thường có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vằn đen trắng, cánh sau màu hơi trắng.

Giai đoạn trứng: Trứng được đẻ thành ổ ở mặt dưới lá và được phủ một lớp lông bảo vệ. Một ổ có từ 50 – 200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500 – 2.000 trứng.

Giai đoạn sâu: Sâu non mới nở màu xanh sáng, sống tập trung và phân tán khi lớn. Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng.

Nhộng dài màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn. Sâu hóa nhộng trong đất.

2. Đặc điểm của sâu khoang hại khoai sọ

Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, màu, cây họ đậu, sắn, họ cải, khoai tây….Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ thân, vỏ quả làm giảm phẩm chất.

Ở giai đoạn ấu trùng, sâu khoang thường tập trung lại một chỗ về sau chúng sẽ tỏa ra và ăn lá. Ban đầu chúng tấn công phần thịt lá tạo thành các vết sọc trên lá, về sau chúng ăn cả gân lá và cuốn lá khoai môn

Ở giai đoạn trưởng thành thường ăn lá khoai sọ về đêm, chúng có thể ăn một lượng lớn lá chỉ trong vòng một đêm, do đó thiệt hại gây ra là rất lớn.

Sâu non có 6 tuổi, sâu non mới nở tập trung dưới lá ăn biểu bì của lá, sau đó lớn dần thì ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3 và 4 sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn chụi lá, cánh hoa, nụ quả, thậm chí gặm cả vỏ thân cây. Thời gian sâu non kéo dài từ 15 – 23 ngày. Khi đẫy sức chúng chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 12 ngày thì vũ hoá.

3. Đặc trị sâu khoang hại khoai sọ

Để xử lý sâu khoang hại khoai sọ nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, nhà vườn sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA.

Chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA với thành phần chính là vi khuẩn Bacillus Thuringiensis (Bt) có khả năng tiết ra tinh thể độc gama – endotoxin, sau khi sâu ăn phải độc tố thì lúc này độc tố mới phát huy tác dụng khiến sâu tê liệt thần kinh, ngừng ăn (ngừng phá hại) và chết sau 2-3 ngày.

Ngoài ra, trong WAO AKA còn chứa các chủng Virus nhân đa diện NPV có tác dụng lây nhiễm. Nhằm xử lý các loại sâu đục vào trong không tiếp xúc với BT như sâu vẽ bùa, sâu đục quả, sâu đục thân. Chúng cũng tạo ra những trận dịch kéo dài khiến trứng ấu trùng không thể nở. Sâu hại sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.

Cách sử dụng chế phẩm trừ sâu WAO AKA để đặc trị sâu khoang hại khoai sọ:

  • Pha 1 gói chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA với 200 lít nước sạch. Sau đó khuấy đều cho thuốc tan hoàn toàn.
  • Cách phun: Phun ướt đẫm thân, cành, lá, quả, tập trung vào những nơi sâu ẩn nấp.
  • Phun 2 – 3 lần cách nhau 3 ngày.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Nên kết hợp với phân bón lá A4 để tăng hiệu quả.
  • Nên phun ngay sau khi pha thuốc để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
  • Có thể phối hợp với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác.
  • Không pha chung với thuốc có tính kiềm.
  • Phun trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều để đạt hiệu quả cao nhất.

4. Biện pháp quản lý sâu khoang hại khoai sọ

Khi mật độ sâu khoang khoai sọ ít, bà con có thể sử dụng tay để ngắt lá hoặc bắt sâu.

Trong trường hợp ruộng bị xâm nhiễm mật độ cao, tiến hành cắt bỏ thân và lá. Thậm chí cả cây, sau đó thu gom lại và tiến hành đốt. Đối với ruộng vụ trước bị sâu khoang gây hại, sau khi thu hoạch tiến hành bỏ hoang khoảng 3 tháng để cắt nguồn thức ăn và vòng đời sâu. Đây là cách đơn giản và hữu hiệu để quản lý sâu khoang hại khoai sọ..

Cây tía tô cảnh hay còn gọi là cây lá gấm có tác dụng xua đuổi sâu khoang.

Hạn chế phun thuốc bvtv hóa học để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh…

Có thể bạn muốn biết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.