Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp hạn chế hiệu quả bệnh thán thư trên sầu riêng

Hiện nay, sầu riêng có giá cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng. Để giữ vững năng suất, sản lượng và chất lượng thì nhà vườn phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, cũng như phòng trừ sâu bệnh. Bệnh thán thư là một trong những bệnh gây hại mạnh trên sầu riêng. Bệnh gây hại trực tiếp đến các bộ phận của cây như lá, hoa, trái non. Cây trồng bị bệnh nặng sẽ rụng nhiều lá, cây còi cọc, kém phát triển.

1. Tác nhân gây bệnh thán thư trên sầu riêng

Bệnh thán thư trên sầu riêng do nấm Colletotrichum spp gây ra.

Bệnh tồn tại trên lá dưới dạng sợi hoặc bào tử, nên rất dễ lây lan theo đường mưa hoặc gió. Vì thế, bệnh gây hại quanh năm nhưng thường nặng trong mùa mưa, nhất là những ngày mưa dầm có nhiệt độ khá cao, ẩm độ không khí cao. Đặc biệt bệnh thường xâm nhiễm mạnh ở giai đoạn đọt non, lá non mới mở trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Vườn trồng dày, thiếu chăm sóc cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Bệnh xuất hiện ở vườn cây chăm sóc kém, thiếu phân, nước tưới không đầy đủ thì bệnh sẽ gây hại nặng hơn, vì khi lá thiếu dinh dưỡng, lá mỏng thì nấm bệnh dễ dàng tấn công.

2. Triệu chứng và tác hại của bệnh thán thư trên sầu riêng

Trên lá: Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan dần vào phía trong. Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Lá và đọt non bị bệnh sẽ bị khô cháy và rụng sớm. Bệnh nặng sẽ làm lá bị rụng nhiều, lá ngừng sinh trưởng khiến rễ chịu áp lực lớn. Do đó cây sẽ bị mất sức, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.

Triệu chứng thán thư ở lá sầu riêng

Trên hoa: Những bông bị nấm tấn công sẽ xuất hiện vết thối màu nâu xám. Vết bệnh này dần dần chuyển màu đen và lan rộng dần ra. Sau đó làm hoa bị rụng.

Triệu chứng bệnh thán thư gây hại hoa sầu riêng
Triệu chứng bệnh thán thư gây hại hoa sầu riêng

3. Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên sầu riêng

3.1. Trị bệnh

Khi thấy vườn xuất hiện bệnh thán thư cần tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả bị nhiễm bệnh rồi đem đi tiêu hủy, tránh lây lan cho những cành cây khác.

Sau đó, sử dụng Siêu đồng kết hợp với Vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

3.2. Phòng bệnh

  • Trước khi vào vụ mới, cần vệ sinh vườn cây, cắt tỉa cành sâu bệnh và cành vô hiệu nằm khuất trong tán lá cho vườn thông thoáng, để ánh nắng chiếu vào dễ dàng nhằm hạn chế nấm khuẩn phát triển.
  • Bón phân đầy đủ và cân đối. Tăng cường vi lượng cho cây bằng phân bón lá vào giai đoạn trước khi cây ra hoa. Việc đó sẽ giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường phân sự hóa mầm hoa, để có nhiều nụ hoa hơn, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.
  • Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
  • Bón phân chuồng được ủ hoai mục với nấm Trichoderma kết hợp phân bón NPK hữu cơ Hàn Quốc để cây phát triển tốt, hạn chế bệnh phát triển.
  • Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.

>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

Bạn cần biết:

Nếu bạn cần hỗ trợ về cách xử lý thán thư trên sầu riêng hay bất cứ cây trồng nào hãy để lại thông tin phía dưới nhé! Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay.



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.