Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai hại khoai sọ

Bệnh sương mai là bệnh thường gặp gây tác hại đối với khoai sọ ở Việt Nam. Để nhận biết và phòng trừ hiệu quả bệnh sương mai hại trên khoai sọ, bà con cần lưu ý những đặc điểm sau:

1. Điều kiện phát sinh gây hại của bệnh

Bệnh do nấm Phytophthora colocasiae gây ra, bệnh chủ yếu gây hại trên lá.

Trong thời tiết ẩm ướt các vết bệnh lan rộng rất nhanh chiếm diện tích phần lớn của lá. Phần lá bệnh bị mục nát trong một vài ngày, sau đó thủng rách lá, lá bệnh hoại tử cháy khô thường treo trên cuống lá như 1 lá cờ. Trong điều kiện thuận lợi thời gian từ khi xâm nhiễm đến khi phát bệnh khoảng 2- 4 ngày. Sự lan truyền bệnh xảy ra bởi nước mưa và gió.

Trên lá mới các bào tử nấm nhanh chóng nảy mầm và xâm nhập cây chủ. Mặc dù lá khoai sọ có sáp trên bề mặt nhưng chỉ cần một lượng nước nhỏ (như giọt sương) tích tụ ở bề mặt của lá là đủ cho các bào tử nấm nảy mầm và xâm nhập vào cây chủ và gây hại.

Bệnh sương mai chủ yếu gây hại trên lá, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến cuống lá và thân, bẹ cây. Cây bị bệnh nếu không phòng trừ kịp thời sẽ lây lan nhanh, làm cây mất khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến sinh trưởng, giảm năng suất (củ nhỏ, ít củ) và chất lượng củ (bị sượng). Nấm Phytophthora colocasiae còn có thể tạo thành các bào tử trứng có khả năng tồn tại lâu trong các mô đất khô. Sự vận chuyển của các củ giống bị nhiễm bệnh cũng làm phát tán mầm bệnh sang vụ sau và các khu vực khác.

2. Biểu hiện bệnh sương mai hại khoai sọ

Biểu hiện bệnh sương mai gây hại khoai sọ
Biểu hiện bệnh sương mai gây hại khoai sọ

Ban đầu khi mới xâm nhập vào cây, vết bệnh xuất hiện các vết đốm nhỏ hình tròn màu xanh nhợt nhạt. Sau đó hình thành các điểm chết hoại tử màu nâu với những đường viền đồng tâm ở mặt trên của lá. Những vết bệnh thường xuất hiện ban đầu ở chóp lá và bìa lá hoặc có thể xảy ra ở giữa phiến lá nơi nước tích tụ, trên 1 lá có thể xuất hiện nhiều vết bệnh. Sau đó vết bệnh lan rộng thành vết đốm lớn hơn, màu xám, hoặc màu đen đến gần tím. Khi vết bệnh bị hoại tử hoàn toàn, ở trung tâm vết bệnh thường có màu nâu đậm, đôi khi màu đen, rất giòn và có thể mục nát. Vết bệnh có thể phát triển đan xen vào nhau và làm cho toàn bộ bộ lá bị tàn lụi.

Biểu hiện bệnh sương mai gây hại khoai sọ
Biểu hiện bệnh sương mai gây hại khoai sọ

3. Đặc trị bệnh sương mai hại khoai sọ

Điều trị bệnh sương mai thường có hiệu quả cao nhất trong giai đoạn cây mới bị dưới 5%. Vì vậy, bà con cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp Siêu đồng với cơ chế tác động kép của Nấm đối kháng và Enzyme kích kháng cây trồng giúp tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của mầm bệnh. Bà con cho sử dụng 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày.

4. Phòng trừ bệnh sương mai hại khoai sọ

Nên áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng trừ ngay từ đầu vụ sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ bệnh cao:

  • Nên luân canh với cây trồng khác họ.
  • Làm đất sớm, xử lý các tàn dư thực vật trên đất. Sử dụng các chế phẩm từ nấm Trichoderma bón vào đất trước khi trồng.
  • Lên luống cao, vét sạch rãnh, hạn chế nước bị úng, đọng trên mặt luống.
  • Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh (không lấy giống từ những vườn đã bị bệnh từ vụ trước).
  • Trồng với mật độ vừa phải, bón phân đầy đủ, chăm theo đúng quy trình, thường xuyên vệ sinh tạo độ thông thoáng, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

Bạn cần biết: Top 3 loại sâu bệnh hại cây khoai sọ phổ biến nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.