Nấm, vi khuẩn, côn trùng,…thường là những nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp ở cây cà chua. Bệnh xoăn lá ở cà chua cũng đang là vấn đề nan giải với người trồng. Chúng khiến cây sinh trưởng kém, không tạo ra năng suất chất lượng, làm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế. Do đó việc phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời là vô cùng quan trọng. Bài viết này WAO sẽ chia sẻ với bạn cách giải quyết tốt nhất cho bệnh xoăn lá ở cà chua.
1. Triệu chứng xoăn lá ở cà chua
Cây bị bệnh lá bị vàng trong khi gân lá còn xanh tạo thành vết xanh vàng loang lỗ. Lá nhỏ lại, nhăn nheo và thô cứng.
Các lá ngọn bị xoăn vàng, nhăn nheo, cây sinh trưởng kém, thấp nhỏ, phân nhiều cành, không phát triển được. Nếu bị giai đoạn đầu cây còi cọc, cây cà chua không ra quả.
Cây bị bệnh sớm và nặng có thể chết. Nếu bị muộn và nhẹ hơn lá non ra sau bị xoăn, cây có thể ra hoa và quả nhưng sẽ rụng nhiều; nếu có quả thì quả nhỏ, méo mó, cứng, chất lượng kém.
2. Tác nhân gây bệnh xoăn lá ở cà chua
Đây là bệnh do virus vàng xoăn lá cà chua gây ra. Với tác nhân chính từ côn trùng, đất và tàn dư của bệnh. Những cành nhiễm bệnh thường không có khả năng phục hồi. Bệnh có thể xuất hiện gần như ở hầu hết các giai đoạn. Tuy nhiên thời kỳ ra hoa bệnh gây hại mạnh nhất.
Bệnh xoăn lá không lây truyền qua hạt giống mà nguồn bệnh lây lan chủ yếu do virus tồn tại trong cơ thể của bọ phấn trắng. Khi mật độ của các loại rệp và bọ phấn này tăng lên thì tỷ lệ cây bị bệnh cũng tăng lên.
3. Biện pháp phòng trừ
Biện pháp trừ bệnh:
Tiến hành nhổ bỏ đối với những cây đã bị nặng; cắt tỉa bấm bỏ cành bệnh đối với những cây mới chớm bị, mang ra khỏi vườn đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng chế phẩm sinh học Mig 29 phun đều lên tất cả các bộ phận của cây và vùng đất dưới tán cây để kiểm soát bệnh. Đồng thời Mig 29 giúp tăng khả năng kích kháng cho cây trồng ngăn ngừa bệnh tái phát. Phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày để chữa dứt điểm.
Mig 29 với thành phần chứa Chitosan (vaccin thực vật) và chất kích kháng Elicitor 250 đặc biệt hữu hiệu để phòng ngừa bệnh do virus, vi khuẩn gây hại trên cây trồng.
Biện pháp phòng bệnh:
Trước khi trồng vụ mới phải dọn dẹp và tiêu hủy sạch tàn dư cây trồng ở vụ trước..
Trước khi xuống giồng bà con cần xử lý nấm bệnh tồn tại trong đất bằng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM.
Bà con chọn giống cây có khả năng kháng virus và sâu bệnh tốt.
Bà con nên phun phòng định kỳ cho cây bằng chế phẩm sinh học Mig 29. Phun định kỳ 7-15 ngày/lần.
Tiêu diệt côn trùng gây hại: Bà con chủ động phun các chế phẩm sinh học để diệt côn trùng.
Khi bón phân chú ý bón đúng liều lượng, đúng thời gian, không bón thừa đạm. Bón quá nhiều phân đạm sẽ khiến lá phát triển tốt, thân lá mềm. Đây là điều kiện cho bọ trĩ, bọ phấn,… truyền bệnh nhanh hơn.
Thường xuyên kiểm tra vườn, theo dõi sự xuất hiện và phát triển của các loại sâu để có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là thời điểm 25 – 30 ngày sau khi mọc bởi đây là giai đoạn quyết định mức độ và tỷ lệ mắc bệnh của cây.