Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách làm bông sầu riêng ở Tây Nguyên

Tây Nguyên vào mùa khô là thời điểm làm bông thích hợp nhất. Để có thể làm bông một cách thuận lợi và thành công, bà con cần theo dõi và thực hiện các bước một cách chuẩn chỉnh . Dưới đây là 4 bước trình bày cách làm bông sầu riêng ở Tây Nguyên cho bà con có thể tham khảo:

Bước 1: Rải lân, xịt tạo mầm

Thời gian thực hiện: Sau khi cơi lá làm bông đã mở từ 2-3 lá, chúng ta tiến hành bón lân cho sầu riêng.

Cách thực hiện: 

Rải lân đều xung quanh tán, ra ngoài tán, cách tán 50cm với lượng 0.5kg/ 1m đường kính. Tưới nước ướt đẫm để lân nhanh tan, cây hấp thu nhanh chóng. 

Sau 5-7 ngày có thể dùng thêm kali trắng với lượng 200gram/1 gốc để thúc đẩy nhanh quá trình già lá. 

Lưu ý: Trước khi rải lân, chúng ta cần làm sạch cỏ xung quanh gốc giúp cây hấp thu lân và kali nhanh hơn. Thoát hơi nước vùng rễ nhanh, tránh ẩm ướt thuận lợi cho công cuộc siết nước làm hoa. 

Khi lá đã già, cứng, có màu xanh đen, chúng ta tiến hành xịt tạo mầm.

Sử dụng những sản phẩm tạo mầm có hàm lượng lân và kali cao.

Xịt 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. 

Xịt ướt đẫm cây, đặc biệt là phần dạ cành bởi đây là nơi mang trái của sầu riêng.

Xịt duy trì đến khi bắt đầu siết nước hoặc lá già hết cỡ thì dừng. 

Bước 2: Siết nước, cắt cành bơi.

Thời gian thực hiện: Thông thường, sau khi rải lân 20 – 25 ngày thì chúng ta tiến hành siết nước. 

Cách thực hiện:

Siết nước: Ở Tây Nguyên, chúng ta chỉ cần siết nước bằng cách ngừng tưới nước cho cây. Qúa trình này giúp kích thích các mầm hoa phát triển đồng loạt. Tiến hành siết nước từ 15-20 ngày để đảm bảo cây tạo đủ mầm hoa.

Cắt cành bơi:  Sau khi lá của cành bơi đã già, cứng lá thì chúng ta mới tiến hành cắt tỉa. Cần tiến hành đồng loạt, tốt nhất nên hoàn thành trong 1 ngày để việc phân hóa mầm hoa được đồng đều hơn. Tránh hiện tượng ra hoa nhiều đợt. 

Bước 3: Tưới nước kéo cơi

Thời gian thực hiện: 

Sau khi mắt cua đã sáng đều, dài 1-3cm chúng ta bắt đầu tiến hành tưới nước, kéo cơi.

Cách thực hiện:

Ban đầu, nên tưới nước sương mặt đất rồi sau đó tăng lượng lên từ từ. Tránh tình trạng sốc nước sau một thời gian dài siết nước. Nhìn chung  2-3 ngày nên tưới 1 lần. Tuỳ vào tình trạng đất của mình, sao cho đảm bảo độ ẩm trong nước từ 60-70%. 

Đối với những vườn tưới béc, 2 ngày nên tưới 1 lần. Mỗi lần tưới 1-2 tiếng với lượng nước 150 lít/ tiếng.

Sau tưới nước lần 1, tưới WAO BOOMs + phun Amino A4 ở trên cây. WAO BOOMs giúp phục hồi bộ rễ bị tổn thương sau thời gian dài siết nước, cải thiện độ pH, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Đồng thời bảo vệ sầu riêng  trước những tác nhân gây hại như nấm Phytophthora, tuyến trùng… 

Amino A4 giúp bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng qua lá, giúp đi đọt nhanh, bông ra to, khoẻ, đồng đều. 

Bảo vệ cơi đọt, mắt cua trước sự tấn công của sâu, rầy, nhện đỏ, nấm bệnh bằng cách phòng trừ trước cho chúng. 

Bước 4. Dưỡng bông, dưỡng cơi 

Giai đoạn này cây rất cần các dinh dưỡng trung, vi lượng, amino acid để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Chính vì thế, chúng ta cần sử dụng phân bón lá Amino A4 xịt cho cây. Bởi trong đó chứa đầy đủ những dinh dưỡng mà sầu riêng cần trong lúc này. 

Bên cạnh đó, giai đoạn này là thời điểm rầy xanh, nhện đỏ, rệp sáp, bọ cánh cứng… cùng với nấm bệnh tấn công mắt cua. Chúng ta không nên chủ quan, cần phòng trừ một cách cẩn thận để bảo vệ bông và cơi đọt. Bởi mùa màng có bội thu hay không phụ thuộc rất lớn vào điều đó.

Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như WAO M19, WAO B52 + Siêu đồng để phòng côn trùng, nấm bệnh hại.

Bảo vệ cơi đọt khỏi sâu, rầy, nhện, nấm khuẩn để chuẩn bị cho cây xổ nhuỵ

Lưu ý: 

  • Giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông. Dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt. Gây ảnh hưởng đến khả năng đậu trái, nuôi trái.

Trên đây là 4 bước trình bày cách làm bông sầu riêng Tây Nguyên đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Nếu có vấn đề cần thắc mắc, vui lòng để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn !

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Trồng rau sạch tại nhà bạn có thể làm được điều đó?

    Hiện nay minh bạch nguồn gốc và chất lượng của nông sản là 1 trong những vấn đề được quan tâm. Bởi gần đây rất nhiều thương hiệu đã để xảy ra tình trạng không kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc biết nhưng vẫn làm.

    Chính vì điều đó mà chúng ta cần hành động để bảo vệ sức khoẻ chủ động trong gia đình, bằng cách sản xuất các loại rau theo mùa để tự chủ động về nguồn chất xơ. Ngoài ra chúng có không gian xanh, tươi mát để mỗi lần đi làm về tưới cho nó 1 ít nước, rồi hái 1 ít rau chuẩn bị cho bữa ăn cùng gia đình.

    Trên con đường này sẽ phải trả giá rất nhiều để có được những bài học về kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc đất sau mỗi lần thu hoạch.

    Đó chính xác là con đường mà wao cùng với những người nông dân đã trải qua. Với ý nguyện hỗ trợ những người đi sau có thể giảm thiểu tối đa việc mất tiền cho những bài học trên con đường đó. WAO xây dựng bài viết này để đồng hành cùng với các bạn trên chặng đường sắp tới.

    Để đạt được mục tiêu, chúng ta cần xem xét và lựa chọn mô hình canh tác phù hợp. Dưới đây là hai mô hình phổ biến và ưu nhược điểm của chúng:

    Trồng rau trên nền đất

    Ưu điểm:

    Dễ dàng thực hiện, phù hợp với mọi người.

    Phù hợp với mọi không gian, từ ban công nhỏ đến sân vườn rộng lớn.

    Cho phép trồng nhiều loại rau khác nhau.

    Rau trồng trên đất thường có hương vị tự nhiên, giàu dinh dưỡng.

    Nhược điểm:

    Cây trồng trong chậu có thể bị hạn chế về khả năng phát triển.

    Cần tưới nước thường xuyên hơn.

    Trồng rau thủy canh

    Ưu điểm:

    Cây trồng phát triển nhanh, năng suất cao.

    Tiết kiệm nước, phân bón.

    Nhược điểm:

    Chi phí đầu tư ban đầu khá cao.

    Cần có kiến thức và kỹ thuật nhất định.

    Không phải loại rau nào cũng có thể trồng thủy canh.

    Nếu bạn lựa chọn mô hình trồng rau trên đất thì hãy kết nối với WAO. Với thế mạnh của WAO là “ĐẤT” chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục được các nhược điểm của việc trồng rau trên “ĐẤT” để từ đó bạn có được những bữa rau chất lượng.

    1. Nhìn cây sửa Đất, Nhìn con sửa mình.
    2. Vật tư trồng rau sạch.
    3. Cách trồng rau sạch.
    4. Hạt giống và mùa vụ.
    5. Dinh dưỡng và thời điểm.
    6. Giải pháp kiểm sâu hại.
    7. Giải pháp phòng bệnh chủ động.

    Tham gia vào nhóm Zalo của chúng tôi để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nào. Chúng tôi đã sẵn sàng hướng dẫn bạn bước vào hành trình trồng rau sạch tại nhà một cách dễ dàng và thành công.

    Zalo: https://zalo.me/g/knlpgo248

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Phục Hồi Cây Sầu Riêng: 3 Bước đơn giản để Vượt Qua Thối Rễ”

    Khi cây sầu riêng của bạn có dấu hiệu vàng lá, còi cọc, không đi đọt thì chắc chắn là bộ rễ cây sầu riêng của bạn đang có vấn đề. Giai đoạn này bạn cần làm ngay những bước dưới đây, bởi khi hệ rễ bị thối trên 70%  thì khả năng phục hồi là rất thấp.

    Cây sầu riêng suy yếu, vàng lá thối rễ

    Việc cần làm ngay bây giờ là cần cải thiện kết cấu đất để xử lý tình trạng thoát nước kém, nghèo không khí, pH thấp dẫn tới hệ rễ bị suy yếu và tổn thương. Khi hệ rễ bị suy yếu và tổn thương thì đây là cơ hội để các nấm gây bệnh tấn công. 

    Bước 1: Xưới xáo đất quanh tán cây sầu riêng để tăng cường không khí cho rễ cũng như tăng khả năng thoát nước cho đất. 

    Bước 2: Bổ sung ngay hữu cơ để giúp cho đất ở khu vực đó được tơi xốp, thoáng khí. Hữu cơ bạn có thể sử dụng“10kg phân trâu bò ăn cỏ, 1kg phân NPK hữu cơ bã nhân sâm…”.

    Lưu ý: Giai đoạn này không bón phân vô cơ bởi rất dễ làm tổn thương rễ non.

    Bước 3: Dùng kháng sinh thực vật để sát khuẩn cho rễ, nấm men và humic để phục hồi hệ rễ cho cây. 

    Tham khảo bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM S của công ty Công Nghệ Sinh Học WAO.

    Chăm sóc đất – Bí quyết bắt đầu từ gốc

    Cây trồng mạnh mẽ và khỏe mạnh bắt đầu từ đất phát triển. WAO BOOM S chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường sự tương tác giữa vi khuẩn có lợi và cây trồng. Qua đó, đất trở nên tơi xốp, thoát nước tốt và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

    Bảo vệ rễ – Mạch sống của cây trồng

    Rễ là mạch sống, là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây. WAO BOOM S giúp tăng cường hệ rễ, đồng thời bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm như vi khuẩn gây hại và nấm độc hại. Đặc biệt, sản phẩm giúp tăng cường khả năng chống chịu của cây trước những biến đổi thời tiết khắc nghiệt.

    Trên đây là 1 số bước quan trọng để giúp bạn phục hồi cây sầu riêng vàng lá thối rễ. Tuy nhiên mỗi vườn sẽ có tính chất vật lý, sức khoẻ đất, cách chăm bón, cách trồng khác nhau. Để xác định đúng vấn đề và tìm giải pháp tốt nhất cho vườn của bạn cũng như hạn chế tối đa rủi ro. Hãy liên hệ với kỹ thuật của WAO để được thăm khám cũng như kê đơn 1 cách chính xác nhất.

    ĐẶT LỊCH

      WAO sẽ sắp xếp và liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất, cam kết 

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Ruồi vàng chích dưa lê, biện pháp phòng trừ ruồi vàng chích dưa lê

      Ruồi vàng là loài gây hại nguy hiểm đối với nhiều loại cây ăn quả. Nó còn được gọi là ruồi đục quả, chúng đục nhiều loại trái cây như: xoài, bưởi, cam, mận, bầu, bí… khiến cho vườn cây giảm chất lượng trái. Kể cả dưa lê, nếu không kịp thời kiểm soát, ruồi vàng chích dưa lê hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn.

      1. Đặc điểm của ruồi vàng

      Ruồi vàng trưởng thành có kích thước dài 7mm. To gần bằng ruồi nhà, có màu vàng, cánh trong. Khi đậu, 2 cánh giang ngang vuông góc với thân. Thời kỳ quả gần chín thường thu hút nhiều ruồi vàng về tập trung dưới tán lá, đậu trên bề mặt quả rồi dùng ống đẻ trứng chích sâu vào phần thịt quả đẻ trứng. Ruồi có thể sống từ 20-40 ngày, mỗi con ruồi cái có thể đẻ đến 400 quả trứng.

      Trứng ruồi: Mỗi con ruồi cái đẻ 1 ổ trứng từ 10 quả. Các vết chích bằng đầu kim, hơi lõm xuống. Trứng có hình quả dưa chuột, dài 1mm. Mới đẻ trứng có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu vàng nhạt.

      Sâu non (dòi) được nở ra từ trứng, chúng ăn phần thịt quả. Chúng gây hại từ 8-10 ngày sau đó búng ra ngoài, chui xuống đất hoá nhộng.

      Nhộng nằm dưới mặt đất, cách mặt đất 2-3cm và có màu nâu. Thời gian chúng làm nhộng từ 7-10 ngày sau đó nở thành ruồi.

      Vòng đời của ruồi vàng dài từ 30-60 ngày.

      2. Đặc điểm gây hại của ruồi vàng chích dưa lê

      Ruồi cái trưởng thành dùng ống đẻ trứng châm qua vỏ quả, đẻ vào giữa phần vỏ quả và thịt quả. Sau đó, trứng nở thành dòi ăn thịt quả, càng lớn dòi càng đục mạnh vào phía trong trái.

      Ruồi đục trái gây hại quanh năm, tuỳ thuộc vào sự phát triển của trái. Vì nó gây hại lên trái mạnh ở giai đoạn dưa lê trưởng thành cho đến khi chín. Khi bị tấn công, trái dưa lên có thể bị méo vẹo, dị dạng, thối rụng hàng loạt. Khi bổ ra thấy con dòi ngo ngoe trong quả gây cảm giác sợ hãi.

      Ruồi vàng chích dưa lê

      3. Cách xử lý

      Bà con có thể dùng nhiều cách để kiểm soát ruồi vàng, cụ thể như dùng bao bọc quả, làm bẫy, làm bã diệt ruồi. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể kiểm soát ruồi bằng chế phẩm sinh học WAO AKA + FILY.

      • Nó giúp xua đuổi ruồi vàng trưởng thành không đến chích quả nhờ các tinh dầu trong sản phẩm khuyếch tán, xua đuổi không cho ruồi trưởng thành sinh sản và gây hại trong vườn.
      • Làm ung trứng, không để trứng nở và tiêu diệt ấu trùng sâu non ăn thịt quả một cách nhanh chóng.

      Bà con sử dụng WAO AKA kết hợp FILY phun ướt đẫm thân, cành, lá, trái dưa lê 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày nếu đã xuất hiện ruồi vàng.

      Còn đối với trường hợp phun phòng, định kỳ 10-15 ngày bà con nhớ phun phòng ruồi vàng, tránh để ruồi gây hại dưa lê.

      Ngoài ra, bà con cần chú ý dọn dẹp vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát để ruồi vàng không có nơi trú ngụ. Thu gom những trái dưa lê đã bị ruồi vàng chích thối rụng mang ra khỏi vườn đi tiêu huỷ, tránh gây hại cho những trái chưa bị ruồi vàng chích.

      Để lại thông tin để được WAO hỗ trợ tư vấn xử lý ruồi vàng chích dưa lê:



        Xem thêm:

        Cây trồng phản ứng như thế nào trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn?

        Trái cà chua bị thối đít – Nguyên nhân và cách xử lý

        Xử lý đất trồng gừng trước khi xuống giống

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng hiệu quả

        Sầu riêng là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng khó chăm sóc. Cây dễ bị bệnh, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng như năng suất, chất lượng sầu riêng. Trong đó, tuyến trùng cũng là một bệnh nguy hiểm gây hại không kém cho cây. Chính vì thế, thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều bà con. Dưới đây, WAO sẽ chia sẻ về bệnh tuyến trùng và thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng hiệu quả mọi người cùng tham khảo.

        1. Nguyên nhân gây bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng

        Tuyến trùng gây hại sầu riêng bằng cách xâm nhập vào hệ thống rễ sầu riêng. Gây tổn thương và phá huỷ các mô rễ làm giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây. Kết quả là làm cho cây bị suy yếu, sinh trưởng chậm, giảm năng suất và chất lượng trái.

        Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyến trùng tấn công rễ sầu riêng, cụ thể như:

        • Thiếu nước và độ ẩm: Khi sầu riêng không được cung cấp đủ nước khiến đất khô cằn, độ ẩm thấp. Điều này làm bộ rễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng gây hại.
        • Rễ yếu, thối rễ hay có vết thương hở: Đây là mục tiêu dễ dàng cho tuyến trùng xâm nhập. Nên nếu rễ sầu riêng bị tổn thương do các yếu tố như côn trùng, sâu bệnh gây hại hoặc các tác nhân khiến rễ bị tổn thương sẽ trở nên dễ bị tuyến trùng tấn công.
        • Sử dụng nhiều phân bón: Khi sử dụng quá nhiều phân bón không đúng thời điểm, liều lượng khiến nứt cây, tách rễ và dẫn đường cho tuyến trùng gây bệnh.
        Rễ sầu riêng dị dạng khi bị tuyến trùng tấn công

        2. Triệu chứng bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng

        Tuyến trùng rễ sầu riêng thường phát triển trong môi trường ẩm ướt. Đặc biệt vào mùa mưa. Khi bị bệnh, cây thường biểu hiện như sau:

        • Ở rễ: Rễ bị mềm, rễ cám sần sùi, sưng tẩy, hình dạng bất thường. Sau một thời gian rễ bị thối. Có màu nâu đen, có mùi hôi và dễ bị tách ra khỏi phần lõi khi vuốt nhẹ.
        • Trên cây: Khi rễ bị tổn thương, không còn thực hiện tốt chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Vì thế khiến cây bị vàng lá, còi cọc, nhánh có độ phân lóng ngắn ảnh hưởng đến cấu trúc và sự phát triển của sầu riêng. Nếu không xử lý kịp thời, cây còn có khả năng bị héo rũ, chết cây.
        • Trên lá: Khi bị tuyến trùng gây hại, lá có thể bị biến dạng, méo mó, các lá có thể bị co lại. Trên lá có thể xuất hiện các đốm màu nâu, đỏ hoặc đen. Dần dần lá bị khô và rụng sớm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp của cây. Gây suy giảm khả năng tổng hợp và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
        Lá biến đổi màu, xuất hiện những đốm đỏ, nâu, đen

        3. WAO NEEM – Thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng sinh học hiệu quả

        WAO NEEM là sản phẩm chuyên dùng để đặc trị tuyến trùng và tăng tự kháng nội sinh cho cây. Sản phẩm có chứa hoạt chất Azadirachtin được chiết xuất từ hạt nhân của cây NEEM. Nó có hoạt tính mạnh, tác động trực tiếp làm chết tuyến trùng, sâu bọ do có độc tính diệt trừ.

        WAO NEEM tiêu diệt, phá bỏ môi trường sống của tuyến trùng và nấm gây hại. Nâng cao sức đề kháng cho cây, hạn chế sự tấn công của sâu bệnh. Nó có khả năng làm nhanh lành các vết thương hở, hạn chế sự tấn công của tuyến trùng, nấm hại. Ngoài ra, WAO NEEM còn tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng năng suất cho cây trồng. Là dòng sản phẩm sinh học, đặc biệt an toàn cho con người và môi trường xung quanh.

        Cách sử dụng WAO NEEM:

        • Đặc trị tuyến trùng, nấm rễ: 1 chai WAO NEEM 500ml pha với 200 lít nước để tưới gốc. Tưới 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.
        • Phòng tuyến trùng, nấm rễ: 1 chai WAO NEEM 500ml pha 400 lít nước để tưới gốc. Tưới định kỳ 2 tháng/lần.
        • Những tháng mưa nhiều thì 20 ngày tưới 1 lần.

        Ngoài ra, bà con cần tăng cường dinh dưỡng và chăm sóc cây bằng cách sử dụng phân bón NPK hữu cơ, quản lý độ ẩm đúng mức, tránh tình trạng thiếu nước và độ ẩm quá thấp để đảm bảo hệ thống rễ không bị tổn thương. Vệ sinh vườn sạch sẽ hạn chế sự sinh sôi và phát triển của bệnh. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.

        Liên hệ mua hàng:

        • Hotline: 0978.497.345

        Xem thêm:

        Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

        Nấm trái sầu riêng xử lý thế nào cho hiệu quả?

        3 nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá và giải pháp khắc phục

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Sâu bệnh cây dưa leo và biện pháp xử lý

        Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột. Nó là loại cây trồng có kĩ thuật chăm sóc khá đơn giản nhưng cũng có nhiều loại sâu bệnh hại tấn công. Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và năng suất mùa vụ.

        Dưới đây, WAO xin chia sẻ một số sâu bệnh dưa leo thường gặp cho bà con tham khảo nhé!

        1. Bệnh lở cổ rễ

        Tác nhân:

        Bệnh do một số loại nấm gây ra như nấm Fusarium solani, Rhizoctonia solani và Thielaviosis,… Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường.

        Biểu hiện:

        Ban đầu xuất hiện các đốm nhỏ màu đen. Sau đó phát triển rộng ra và lan dần cả gốc rễ. Sau khoảng 1 tuần cây héo rũ và chết. Bệnh này xuất hiện khá phổ biến khi cây còn non.

        Cách xử lý:

        Bà con thu gom những cây bị bệnh rồi đem ra khỏi vườn đi tiêu huỷ. Sau đó, tưới bộ giải pháp WAO BOOM giúp tiêu diệt những loại nấm bệnh trong đất. Giúp cây khoẻ mạnh, phát triển tốt, không lo nấm bệnh tấn công. Chú ý, tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

        2. Bệnh phấn trắng

        Tác nhân:

        Nấm Erysiphe cichoarcearum là nguyên nhân gây bệnh phấn trắng cho cây.

        Biểu hiện:

        Ban đầu, trên lá xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng như bột phấn trên lá. Sau đó nó chuyển qua màu vàng, khô đi rồi rụng. Vết bệnh dần dần lây sang các lá khác và các bộ phận khác của cây nếu như không kịp thời xử lý.

        Cây bị bệnh nặng nhất là lúc lớp phấn trắng bao phủ toàn bộ các bộ phận thân, cành, hoa làm hoa khô, rụng không đậu trái được, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng trái dưa leo. Thậm chí, cây dưa leo có thể dần dần suy kiệt và chết.

        Cách xử lý:

        Thu gom vết bệnh rồi đem ra khỏi vườn tiêu huỷ tránh lây lan cho những cây còn khoẻ mạnh. Sau đó, sử dụng Mocabi kết hợp Siêu đồng phun ướt đẫm cây nhằm tiêu diệt sạch bệnh hại dưa leo. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày.

        3. Bệnh sương mai

        Tác nhân:

        Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.

        Biểu hiện:

        Ban đầu, vết bệnh là các chấm nhỏ với đủ hình thái. Nó có thể không màu hoặc màu xanh rồi dần chuyển sang màu vàng hoặc nâu nhạt nằm rải rác khắp các vị trí trên lá dưa leo. Bên dưới của các đốm bệnh quan sát chúng ta sẽ thấy các lớp nấm mốc màu xám trắng. Khi chúng xuất hiện nhiều khiến lá cây bị biến dạng, lá rách, cây không thể thực hiện chức năng quang hợp. Lâu dần, cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng.

        Cách xử lý:

        Xử lý những bộ phận bị bệnh rồi đem đi tiêu huỷ, sau đó phun ướt đẫm Mocabi + Siêu đồng cho dưa leo để tiêu diệt loại nấm gây bệnh cho cây. Tiến hành phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

        Bệnh phấn trắng dưa leo

        4. Bệnh thán thư

        Tác nhân:

        Nấm Colletotrichum là tác nhân gây ra bệnh thán thư cho dưa leo.

        Biểu hiện:

        Bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, cành, lá, trái. Vết bệnh là những đốm màu vàng, sau đó lan rộng ra và chuyển sang màu nâu đậm. Khi bệnh nặng, lá khô, giòn và dễ rụng. Cây sẽ bị bệnh xâm nhập ở tất cả các bộ phận rồi suy yếu dần dần và chết đi.

        Cách xử lý:

        Thu gom phần bệnh thán thư đi tiêu huỷ tránh lây lan. Sau đó, phun Mocabi kết hợp Siêu đồng

        để kiểm soát nấm hại dưa leo. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày

        Bệnh thán thư dưa leo

        5. Bệnh thối trái non

        Tác nhân:

        Bệnh thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora sp gây ra.

        Biểu hiện:

        Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây cho ra hoa và thụ phấn. Bệnh gây hại làm quả non bị úng nước chuyển sang màu đen và thối nhũn. Trái bị bệnh có thể bị rụng hoặc teo lại, khiến cây yếu dần và chết.

        Loại bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, đặc biệt trong thời kì ra quả. Chúng thường phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời tiết thất thường.

        Cách xử lý:

        Thu gom những trái bị thối đem đi tiêu huỷ, sau đó phun hỗn hợp Vaccin + Siêu đồng nhằm sát khuẩn, diệt sạch nấm hại gây bệnh thối trái cho cây. Nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

        Để lại thông tin để được hỗ trợ xử lý vấn đề sâu bệnh dưa leo:



          Xem thêm:

          Bệnh nứt thân, xì mủ trên cây dưa, bí

          Nấm bệnh trong đất và nguyên nhân khiến cây bị thối rễ

          Những nguyên nhân làm chua đất

          Đăng bởi Để lại phản hồi

          Sâu bệnh hại dưa lê, biện pháp xử lý sâu bệnh hại dưa lê

          Dưa lê là một trong những loại trái cây được yêu thích với công dụng giải nhiệt. Tuy nhiên, để có được những trái dưa lê ngon, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho mọi người thì trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình canh tác.

          Dưới đây, WAO chia sẻ một số giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại dưa lê an toàn, hiệu quả giúp bà con giảm được phần nào vất vả nhé!

          1. Bệnh chết héo cây con

          Nguyên nhân:

          Nấm Rhizoctonia Solani gây hại ở giai đoạn trồng cây con. Bệnh gây hại, phát triển trong điều kiện độ ẩm cao.

          Triệu chứng:

          Nấm bệnh hại dưa lê làm cây con bị héo tóp thân, rễ cây bị thối nhưng lá vẫn xanh non. Giai đoạn này, cây con còn yếu nên dễ nhiễm bệnh, khó sinh trưởng tốt. Thậm chí không thể sống được.

          Cách xử lý:

          Khi phát hiện bệnh, tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 7 ngày 1 lần nhằm tiêu diệt nấm bệnh gây hại ở trong đất. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích bộ rễ khoẻ mạnh để nuôi cây tốt.

          Tốt nhất là trước khi xuống giống, bà con nên xử lý đất bằng bộ giải pháp WAO BOOM để cây có môi trường sạch nấm bệnh, nhiều dinh dưỡng, phát triển tốt.

          2. Bệnh chạy dây, héo rũ

          Nguyên nhân:

          Nấm Fusarium sp là tác nhân gây bệnh chạy dây, héo rũ. Thường thì độ ẩm đất và tuyến trùng là nguyên nhân khiến nấm bệnh bùng phát và gây bệnh.

          Triệu chứng:

          Bệnh gây hại cho cả cây con và cây trưởng thành. Bệnh tấn công bộ rễ, khiến cây không hút được nước và dinh dưỡng. Làm cây bị mất nước dần dần rồi chết khô.

          Trên thân cây có dấu hiệu bị nứt khô ra, héo mòn từ lá cho đến thân cây. Dần dần làm cây bị chết.

          Cách xử lý:

          Nhổ bỏ, thu gom những cây bị bệnh mang đi tiêu huỷ tránh lây lan cho những cành, cây còn lại. Sau đó, tưới bộ giải pháp WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm hại, phòng bệnh cho những cây còn lại. Chú ý, tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

          Dưa lê bị héo rũ

          3. Bệnh sương mai, đốm phấn

          Nguyên nhân:

          Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào thời điểm mùa mưa, độ ẩm cao.

          Triệu chứng:

          Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, mặt dưới lá xuất hiện tơ nấm màu trắng phủ trắng như bột hoặc có màu vàng nhạt. Sau 3-4 ngày, những đốm bệnh đó chuyển qua màu nâu đen, lá cháy úa vàng và khô rụng. Thân cây cũng bị khô, trụi lá và chết.

          Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây ra hoa đến mang trái. Khiến cây cho năng suất và chất lượng kém. Cây có thể bị chết.

          Lưu ý: Bệnh thường gây hại từ lá già ở gốc trước rồi dần lan lên lá non.

          Cách xử lý:

          Bấm bỏ những phần bị nhiễm bệnh rồi đem ra khỏi vườn tiêu huỷ. Sau đó, sử dụng Mocabi+Siêu đồng phun ướt đẫm toàn bộ thân cành lá trái nhằm sát khuẩn, tiêu diệt nấm bệnh gây hại trên cây.
          Tiến hành tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày.

          Bệnh sương mai

          4. Bệnh thối trái non

          Nguyên nhân:

          Bệnh do nấm Choanephora gây ra. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, nhiệt độ và độ ẩm cao.

          Triệu chứng:

          Bệnh thường tấn công giai đoạn cây cho ra hoa và thụ phấn. Tác động trực tiếp đến lá, hoa và trái non làm trái non bị thối nhũn. Ảnh hưởng lớn đến năng suất canh tác của nông dân.

          Cách xử lý:

          Thu gom những trái bị hỏng ra khỏi vườn tiêu huỷ. Sau đó phun hỗn hợp chế phẩm sinh học Mocabi + Siêu đồng ướt đẫm cây. Nhằm tiêu diệt hết những bào tử nấm gây hại.

          Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Là sản phẩm sinh học, có tính mát nên bà con không cần lo lắng về vấn đề đậu hoa, đậu quả.

          5. Bệnh thối gốc rễ

          Nguyên nhân:

          Nấm Fusarium solani, Rhizoctonia solani và Thielaviopsis… gây ra. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao.

          Triệu chứng:

          Ban đầu, ở phần gốc sát thân xuất hiện những chấm đỏ màu đen. Sau đo, lan nhanh và rộng, bao bọc quanh cổ rễ khiến thân lá cây bị héo rũ.

          Sau 1 tuần, rễ và gốc cây bị thối nhũn, cây đổ gục và chết lụi.

          Cách xử lý:

          Thu gom những cây bị bệnh rồi đem đi tiêu huỷ tránh lây lan cho những cây còn lại. Sau đó sử dụng WAO BOOM tưới gốc nhằm tiêu diệt nấm hại, kích thích rễ phát triển và bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây phát triển khoẻ mạnh, đề phòng sâu bệnh hại dưa lê.

          6. Bệnh thán thư

          Nguyên nhân:

          Bệnh do nấm Colletotrichum gây nên. Bệnh xuất hiện và phát triển mạnh trong điều kiện mưa nắng thất thường khiến cây dễ dàng mắc bệnh và phát triển nhanh.

          Triệu chứng:

          Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như thân, lá, trái. Vết bệnh là những vết tròn đồng tâm và có màu nâu. Dần dần vết bệnh phát triển to ra, có màu đậm hơn. Khi bị nặng, vết bệnh liên kết thành những mảng lớn.

          Trên trái, quan sát thấy những vết bệnh có hình tròn, màu trắng vàng, lõm vào vỏ. Sau đó, dần dần chuyển màu nâu đen khiến trái bị thối, nhũn nước.

          Cách xử lý:

          Xử lý những vết bệnh thán thư đem đi tiêu huỷ. Sau đó, sử dụng kết hợp Mocabi + Siêu đồng phun ướt đẫm cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, nhằm tiêu diệt nấm bệnh hại dưa lê.

          7. Ruồi vàng

          Ruồi vàng trưởng thành đẻ trứng bằng cách dùng vòi chích vào bên trong quả. Sau đó, trứng nở thành ấu trùng tấn công ăn vào phần thịt quả. Làm cho quả bị thối nhũn. Khi mổ ra, chúng ta quan sát thấy những con dòi ngoe nguẩy trong đó, tạo cảm giác rất đáng sợ. Nếu bị nặng, có thể khiến cho trái bị thối và rụng hàng loạt.

          Cách xử lý:
          Bà con có thể dùng FILY kết hợp WAO AKA nhằm xua đuổi ruồi trưởng thành, làm ung trứng, tiêu diệt ấu trùng gây hại. Nên tiến hành phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

          Ruồi vàng trưởng thành

          Để lại thông tin để được tư vấn các vấn đề về sâu bệnh hại dưa lê nhà bạn đang mắc phải nhé!



            Xem thêm:

            Tổng hợp những loại bệnh hại chanh dây

            Bí quyết xử lý một số bệnh hại cà chua thường gặp

            Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

            Đăng bởi Để lại phản hồi

            Sâu bệnh cây lựu và cách phòng trừ sâu bệnh cây lựu

            Cây lựu là loại cây được trồng để làm cảnh, làm thuốc, lấy quả… Quả lựu có nhiều hàm lượng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Nó dễ trồng, tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng thường gặp một số loại sâu bệnh cây lựu gây hại như sau:

            1. Rầy, rệp

            Rầy rệp thường tấn công cây lựu vào mùa hè, khi thời tiết ấm áp và ẩm ướt. Chúng thường tập trung ở mặt dưới lá và thân cây. Rầy rệp hút nhựa cây khiến lá vàng và rụng. Khiến cây bị xoăn lá, biến dạng. Không những thế chúng tiết ra chất mật ngọt gây nấm mốc đen, là nguyên nhân khiến cây thối rễ.

            Cách xử lý:

            Thu gom và tiêu huỷ những cành cây bị bệnh. Sau đó, phun chế phẩm sinh học WAO M19 tiêu diệt rầy rệp gây hại. Bà con chú ý phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

            2. Sâu đục trái

            Sâu đục trái là ấu trùng của Ngài, hay còn gọi là Bướm Đêm. Con cái hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Chúng đẻ trứng rải rác ở gần cuống hoặc trên những trái non. Sau đó, trứng nở thành sâu non đục vỏ trái chui vào và ăn phần thịt trái.

            Nó tấn công trái từ khi trái còn rất nhỏ đến khi sắp thu hoạch. Nhưng thiệt hại lớn nhất vào thời điểm lựu sắp thu. Khi bị chúng tấn công, trái nhanh bị thối. Những lỗ sâu đục có vết phân đùn ra ngoài. Gặp trời mưa hoặc độ ẩm không khí cao, xung quanh lỗ đục thị thối và chuyển dần qua màu đen

            Cách xử lý:

            Sử dụng combo FILY + WAO AKA nhằm xua đuổi Ngài, làm ung trứng và tiêu diệt ấu trùng (sâu non) đục trái.

            Sâu đục trái lựu

            4. Bệnh thối rễ

            Tác nhân:

            Bệnh do nấm Phytophthora và nấm Fusarium tấn công, gây hại. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa lên nắng xuống thất thường. Và có thể tấn công gây hại thông qua các vết thương nhỏ.

            Dấu hiệu:

            Khi bị nấm gây hại, bà con tiến hành bới nhẹ lớp đất thấy lớp rễ bị thối, chuyển sang màu đen. Vuốt nhẹ, lớp vỏ dễ dàng bị bong ra khỏi rễ.

            Rễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển và hấp thu dinh dưỡng khiến lá cây bị vàng. Bị nặng khiến lá bị vàng hàng loạt và rụng.

            Lưu ý: Bệnh có thể khiến cây bị chết nếu không xử lý kịp thời.

            Cách xử lý:

            Cắt tỉa bớt cành vàng, đảm bảo khả năng thoát nước tốt tránh để vườn ngập úng. Sau đó, tưới bộ giải phấp WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm khuẩn trong đất, tái tạo rễ mới cho cây nhanh phục hồi.

            5. Bệnh thán thư

            Tác nhân:

            Bệnh do nấm Glomerella cigulata gây ra. Bệnh thường không xuất hiện vào mùa khô và gây hại mạnh vào điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

            Dấu hiệu:

            Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như thân, lá, hoa và cả trái. Vết bệnh thường được bao quanh bởi quầng sáng màu vàng khá rõ rệt. Càng ngày, vết bệnh càng phát triển lớn lên tạo thành những đốm lớn. Lá chuyển sang màu vàng và có thể rụng sớm.

            Trên trái ngả màu nâu sẫm, ban đầu là hình tròn sau đó vết bệnh lan dần rộng ra. Trái bị bệnh mềm đi và xuất hiện tình trạng thối rữa, chuyển màu xám đen hoặc đen nhưng không chảy nước.

            Trên cành, vết bệnh là những vết lõm vào với các mép sưng phồng. Xuất hiện triệu chứng tróc vỏ, héo khô. Thậm chí có thể dẫn đến thối mục.

            Cách xử lý:

            Sử dụng Mocabi kết hợp Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá trái. Nhằm sát khuẩn và tiêu diệt nấm bệnh tấn công, gây hại.

            Cây lựu bị thán thư

            Để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn xử lý sâu bệnh cây lựu:



              Xem thêm:

              Ủ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bón

              Nấm bệnh trong đất và nguyên nhân khiến cây bị thối rễ

              Tình trạng đất bị ngập nước trong mùa mưa nguy hiểm như thế nào?

              Đăng bởi Để lại phản hồi

              Phục hồi cây bị thối rễ đơn giản, hiệu quả

              Rễ là bộ phận rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chính vì thế, khi bộ rễ bị tổn thương làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cây. Thậm chí, hiện tượng thối rễ nặng còn có thể khiến cho cây bị chết. Bệnh thối rễ nếu không được xử lý triệt để rất dễ bị tái đi tái lại nhiều lần, khiến cây suy yếu. Vì vậy, việc xử lý, phục hồi cây bị thối rễ rất quan trọng đối với mọi nhà vườn.

              1. Nguyên nhân cây bị thối rễ

              Cây bị thối rễ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng hung thủ chính là nấm Phytopthora, Fusarium xâm nhập khiến rễ hoại tử.

              Cây có thể bị thối rễ do phần cổ rễ bị đất che lấp, khiến quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng của cây bị ảnh hưởng. Rễ ăn quá sâu xuống dưỡi khiến rễ bị úng nước và thối rễ.

              Vườn ngập úng kết hợp với chất đất nhiều sét, nén chặt, kém thông thoáng khiến nước bị giữ lại nhiều trong đất cũng khiến rễ thiếu oxy để hô hấp. Dẫn đến tình trạng bị suy yếu và tổn thương.

              Bón nhiều phân chuồng chưa được ủ hoai mục trong khi trời mưa. Hay tình trạng đất trồng bị thoái hoá, lạm dụng phân thuốc hoá học cũng khiến rễ bị tổn thương và gây nên tình trạng thối rễ.

              Ngoài ra, tuyến trùng cũng có thể là nguyên nhân mở đường cho nấm khuẩn xâm nhập gây thối rễ.

              Thối rễ làm cho lá bị vàng

              2. Tác hại của bệnh thối rễ

              Khi rễ bị thối, quá trình trao đổi chất của cây bị gián đoạn khiến cho lá sẽ dần chuyển màu vàng vì thiếu nước và dinh dưỡng. Sau một thời gian lá rụng dần và cây có thể bị chết.

              Ở trên lá dần chuyển màu xanh sang vàng bắt đầu từ đọt non, sau đó lan xuống lá già rồi vàng toàn bộ cây.

              Ở dưới rễ, bới nhẹ lớp đất ở phía cành bị vàng rồi quan sát. Ta thấy rễ bị chuyển sang màu đen, hơi ướt và có mùi hôi. Vuốt nhẹ thấy lớp vỏ dần bị tách khỏi phần lõi gỗ.

              Người ta còn hay gọi đó là hiện tượng cây bị vàng lá thối rễ.

              3. Cách phục hồi cây bị thối rễ

              Đầu tiên, cần tiến hành cắt tỉa những cành bị vàng giúp giảm sự thoát hơi nước cũng như giảm áp lực cho bộ rễ. Bởi lúc này, rễ yếu không thể vận chuyển đủ dinh dưỡng và nước để nuôi cây. Cần cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.

              Tiếp theo, bổ sung hữu cơ bằng phân chuồng ủ hoai mục bằng Trichoderma. Mỗi gốc rải đều khoảng 15-20kg ( Tuỳ vào độ tuổi cũng như độ rộng của tán). Tiến hành rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó, dùng cuốc xới nhẹ cỡ 3-5cm trên bề mặt để trộn đều với lớp phân vừa bón.Việc này giúp vi sinh vật có lợi trong đất có điều kiện thích hợp để phát triển. Nhân sinh khối nhiều lên giúp tiêu diệt nấm khuẩn gây hại, bảo vệ bộ rễ cho cây.

              Cuối cùng, pha bộ giải pháp WAO BOOM với 1000 lít nước sau đó tưới lên vùng đất đã rải phân hữu cơ. Mỗi gốc giao động từ 10-15 lít tuỳ vào độ tuổi cũng như độ rộng của tán. Sau 7 ngày, bà con tiến hành tưới lại lần 2. Tưới WAO BOOM giúp cải thiện độ pH cho đất, tiêu diệt nấm bệnh gây thối rễ.

              Sau khi cây phát triển ổn định, bổ sung thêm phân bón cao sấp Sao đỏ nhằm bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng cho cây. Loại phân bón này dễ tan, dễ tiêu nên giúp cho cây dễ hấp thụ, phục hồi nhanh hơn. Mỗi gốc, bón từ 30-50gram.

              Tuyệt đối, trong quá trình phục hồi, bà con không sử dụng các loại hoá chất tưới vào gốc cây và không bón NPK cho cây trong vòng 3-6 tháng.

              Để lại thông tin để được hỗ trợ phục hồi cây thối rễ:


                Xem thêm:
                Thuốc đặc trị bệnh thối rễ hiệu quả triệt để

                Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

                Đăng bởi Để lại phản hồi

                Cách xử lý sâu đục trái ổi hiệu quả bằng thuốc sinh học

                Sâu đục trái là loại gây hại trên nhiều loại quả như ổi, nhãn, xoài, chôm chôm….Nó tấn công gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của trái. Khiến trái bị hỏng, bà con không thể xuất đi được, gây tổn hại đến kinh tế của nhà vườn.

                Dưới đây, WAO xin chia sẻ cách xử lý sâu đục trái ổi bằng chế phẩm sinh học cho bà con tham khảo, cụ thể như sau:

                1. Đặc điểm sâu đục trái ổi

                Sâu đục trái ổi có tên khoa học là Conogethes punctiferalis.

                Là ấu trùng của loài bướm đêm. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm và trốn trong tán lá vào ban ngày. Con bướm trưởng thành tương đối nhỏ, có kích thước dài khoảng 12mm, màu vàng và trên cánh có nhiều chấm đen.

                Bướm thường bám trên chùm hoa để hút mật và đẻ trứng trên các lá đài của trái hoặc rải rác trên các trái non.

                Sau khi trứng nở thành sâu non, sâu non đục ngay vào trái. Sâu non có đầu màu nâu đen, thân có màu hồng. Trên cơ thể có những sợi lông màu trắng.

                2. Dấu hiệu gây hại của sâu đục trái ổi

                Sâu đục trái gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của trái, từ khi trái còn non cho đến gần thu hoạch. Nhưng bị nặng nhất là thời điểm trái bằng ngón tay cái cho đến lúc trái bằng trái chanh.

                Sâu gây hại lúc trái còn non là đục ăn hết phần ruột trái, kể cả hạt. Sau đó khiến trái bị khô đen. Trái trưởng thành, sâu tấn công làm méo mó, biến dạng và rụng ngay sau đó. Nếu không rụng thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng trái, không bán được. Ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nông dân.

                Quan sát vị trí các vết đục của sâu ở trên trái thấy xuất hiện những hạt phân li ti, có màu nâu đen ùn ra ngoài. Sau đó chúng kết dính lại với nhau. Những vết thương hở này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn tấn công, gây thối trái.

                Cách xử lý sâu đục trái ổi hiệu quả

                Khi phát hiện ổi đã bị sâu đục trái tấn công:

                Bà con sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA + FILY. Phun xịt ướt đẫm lên lá, trái 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Nó có tác dụng xua đuổi, tiêu diệt ấu trùng và làm ung trứng.

                Để giảm thiểu thiệt hại, bà con cần chủ động phòng trừ bằng một số biện pháp như sau:

                Tiến hành cắt tỉa cành lá, vệ sinh sạch sẽ đảm bảo vườn thông thoáng. Hạn chế sự trú ngụ của loài bướm đêm.

                Bổ sung và cân đối dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, trái to, vỏ cứng cáp. Giảm thiểu sự tấn công của sâu.

                Sau khi đậu trái, tiến hành loại bỏ những trái kém phát triển, méo mó. Khuyến khích chỉ nên để 1-2 trái/ chùm.

                Phun chế phẩm WAO AKAFILY định kỳ 10-15 ngày/ lần. Nhằm xua đuổi bướm trưởng thành, tiêu diệt ấu trùng và làm ung trứng.

                Nuôi và phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái trong vườn như ong ký sinh họ Trichogrammatidae, kiến vàng..

                Đặc biệt, bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện những vấn đề trên cây ổi để kịp thời xử lý.

                Để lại thông tin để được hỗ trợ vấn đề trên cây ổi


                  Xem thêm:
                  4 nguyên nhân làm cây thối rễ và kém năng suất

                  Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên

                  5 loại phân hữu cơ sử dụng giúp thay thế 80 – 90% phân hóa học