Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách làm bông sầu riêng ở Tây Nguyên

Tây Nguyên vào mùa khô là thời điểm làm bông thích hợp nhất. Để có thể làm bông một cách thuận lợi và thành công, bà con cần theo dõi và thực hiện các bước một cách chuẩn chỉnh . Dưới đây là 4 bước trình bày cách làm bông sầu riêng ở Tây Nguyên cho bà con có thể tham khảo:

Bước 1: Rải lân, xịt tạo mầm

Thời gian thực hiện: Sau khi cơi lá làm bông đã mở từ 2-3 lá, chúng ta tiến hành bón lân cho sầu riêng.

Cách thực hiện: 

Rải lân đều xung quanh tán, ra ngoài tán, cách tán 50cm với lượng 0.5kg/ 1m đường kính. Tưới nước ướt đẫm để lân nhanh tan, cây hấp thu nhanh chóng. 

Sau 5-7 ngày có thể dùng thêm kali trắng với lượng 200gram/1 gốc để thúc đẩy nhanh quá trình già lá. 

Lưu ý: Trước khi rải lân, chúng ta cần làm sạch cỏ xung quanh gốc giúp cây hấp thu lân và kali nhanh hơn. Thoát hơi nước vùng rễ nhanh, tránh ẩm ướt thuận lợi cho công cuộc siết nước làm hoa. 

Khi lá đã già, cứng, có màu xanh đen, chúng ta tiến hành xịt tạo mầm.

Sử dụng những sản phẩm tạo mầm có hàm lượng lân và kali cao.

Xịt 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. 

Xịt ướt đẫm cây, đặc biệt là phần dạ cành bởi đây là nơi mang trái của sầu riêng.

Xịt duy trì đến khi bắt đầu siết nước hoặc lá già hết cỡ thì dừng. 

Bước 2: Siết nước, cắt cành bơi.

Thời gian thực hiện: Thông thường, sau khi rải lân 20 – 25 ngày thì chúng ta tiến hành siết nước. 

Cách thực hiện:

Siết nước: Ở Tây Nguyên, chúng ta chỉ cần siết nước bằng cách ngừng tưới nước cho cây. Qúa trình này giúp kích thích các mầm hoa phát triển đồng loạt. Tiến hành siết nước từ 15-20 ngày để đảm bảo cây tạo đủ mầm hoa.

Cắt cành bơi:  Sau khi lá của cành bơi đã già, cứng lá thì chúng ta mới tiến hành cắt tỉa. Cần tiến hành đồng loạt, tốt nhất nên hoàn thành trong 1 ngày để việc phân hóa mầm hoa được đồng đều hơn. Tránh hiện tượng ra hoa nhiều đợt. 

Bước 3: Tưới nước kéo cơi

Thời gian thực hiện: 

Sau khi mắt cua đã sáng đều, dài 1-3cm chúng ta bắt đầu tiến hành tưới nước, kéo cơi.

Cách thực hiện:

Ban đầu, nên tưới nước sương mặt đất rồi sau đó tăng lượng lên từ từ. Tránh tình trạng sốc nước sau một thời gian dài siết nước. Nhìn chung  2-3 ngày nên tưới 1 lần. Tuỳ vào tình trạng đất của mình, sao cho đảm bảo độ ẩm trong nước từ 60-70%. 

Đối với những vườn tưới béc, 2 ngày nên tưới 1 lần. Mỗi lần tưới 1-2 tiếng với lượng nước 150 lít/ tiếng.

Sau tưới nước lần 1, tưới WAO BOOMs + phun Amino A4 ở trên cây. WAO BOOMs giúp phục hồi bộ rễ bị tổn thương sau thời gian dài siết nước, cải thiện độ pH, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Đồng thời bảo vệ sầu riêng  trước những tác nhân gây hại như nấm Phytophthora, tuyến trùng… 

Amino A4 giúp bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng qua lá, giúp đi đọt nhanh, bông ra to, khoẻ, đồng đều. 

Bảo vệ cơi đọt, mắt cua trước sự tấn công của sâu, rầy, nhện đỏ, nấm bệnh bằng cách phòng trừ trước cho chúng. 

Bước 4. Dưỡng bông, dưỡng cơi 

Giai đoạn này cây rất cần các dinh dưỡng trung, vi lượng, amino acid để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Chính vì thế, chúng ta cần sử dụng phân bón lá Amino A4 xịt cho cây. Bởi trong đó chứa đầy đủ những dinh dưỡng mà sầu riêng cần trong lúc này. 

Bên cạnh đó, giai đoạn này là thời điểm rầy xanh, nhện đỏ, rệp sáp, bọ cánh cứng… cùng với nấm bệnh tấn công mắt cua. Chúng ta không nên chủ quan, cần phòng trừ một cách cẩn thận để bảo vệ bông và cơi đọt. Bởi mùa màng có bội thu hay không phụ thuộc rất lớn vào điều đó.

Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như WAO M19, WAO B52 + Siêu đồng để phòng côn trùng, nấm bệnh hại.

Bảo vệ cơi đọt khỏi sâu, rầy, nhện, nấm khuẩn để chuẩn bị cho cây xổ nhuỵ

Lưu ý: 

  • Giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông. Dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt. Gây ảnh hưởng đến khả năng đậu trái, nuôi trái.

Trên đây là 4 bước trình bày cách làm bông sầu riêng Tây Nguyên đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Nếu có vấn đề cần thắc mắc, vui lòng để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn !

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Cây bị thối rễ – Nguyên nhân và cách khắc phục

    Bộ rễ là bộ phận rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nó đóng vai trò hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng từ đất để nuôi cây. Vì thế, nếu cây bị thối rễ sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của cây. Thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng chết cây. Việc biết đúng nguyên nhân sẽ giúp bà con có biện pháp phòng trị bệnh dứt điểm và hiệu quả hơn.

    1. Nguyên nhân cây bị thối rễ

    Thối rễ là bệnh do nấm Phytophthora, Fusarium tấn công gây hại thông qua các vết thương hở. Dưới đây là một số nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh thối rễ cho cây:

    Nếu vườn không có hệ thống thoát nước tốt, kết hợp với đất chứa nhiều sét, nén chặt, kém thông thoáng khiến nước không tiêu được.

    Đất bị úng vì nước bị giữ lại quá nhiều trong đất khi tưới hoặc mưa. Lúc này, rễ cây thiếu oxy để hô hấp, bị suy yếu và dễ tổn thương.

    Bón nhiều phân chuồng chưa được ủ hoai mục:

    Khi trời mưa, vườn ngập nước khiến phân chuồng phân huỷ trong môi trường thiếu oxy. Làm sản sinh ra các độc chất hữu cơ và khí H2S khiến rễ tổn thương nghiêm trọng.

    Do canh tác độc canh lâu năm, lạm dụng phân thuốc hoá học mà không nuôi dưỡng, cải tạo đất.

    Khiến cho đất thoái hoá, chai cứng, bạc màu. Vào mùa khô, nền đất cứng co lại khiến rễ bị đứt. Mùa mưa, đất chai cứng khiến độ thoát nước trong đất kém, vườn ngập úng làm rễ bị tổn thương.

    Phần cổ rễ bị che lấp

    Do bà con trồng cây bằng cách đào hố. Lúc đầu trồng không bị sâu nhưng sau một thời gian đất bị nén xuống, kéo gốc chìm sâu dần. Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng, làm rễ bị suy yếu. Đồng thời, khi rễ ăn sâu xuống dưới dễ bị úng nước và cây bị thối rễ.

    Tuyến trùng cũng là tác nhân gây ra bệnh thối rễ.

    Chúng tấn công làm tắc nghẽn mạch dẫn của rễ. Làm cho rễ cây không hút được nước và dinh dưỡng nên cây vàng úa. Những vết thương do tuyến trùng tấn công tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm khuẩn gây bệnh cho cây trồng.

    Những lí do trên đều là điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora, Fusarium tấn công, gây bệnh thối rễ cho cây.

    Gân lá chuyển màu vàng nhạt

    2. Dấu hiệu cây bị thối rễ

    Khi bệnh mới xuất hiện, lá cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá có màu vàng cam và dễ rụng. Khi có tác động nhẹ hay có gió, lá già ở phía dưới bị rụng trước, sau đó đến lá phía trên.
    Bệnh thối rễ sẽ khiến chất lượng trái kém và sớm bị rụng. Bệnh nặng sẽ làm cho cây bị chết nếu không được “điều trị” kịp thời.

    Ở rễ, cành cây nào xuất hiện vàng lá, tiến hành bới nhẹ lớp đất sẽ thấy rễ bị hư thối. Rễ bị thối từ ngoài vào trong, thối từ rễ cám rồi lan dần vào rễ chính. Rễ thối có màu nâu, dùng tay tùa nhẹ sẽ thấy lớp vỏ dễ bị tuột ra khỏi phần gỗ. Khi rễ bị thối, đồng nghĩa với việc cây mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng. Khiến cành cây bị vàng úa và có thể chết khô. Không có giải pháp kịp thời sẽ khiến lây lan, thối đen ở tất cả rễ, cuối cùng là chết cây hoàn toàn.

    Rễ cây bị thối từ rễ cám rồi đi vào rễ chính

    3. Biện pháp xử lý

    • Khi phát hiện cây mang bệnh, cần tiến hành tỉa bớt cành vàng. Nhằm giảm áp lực cho rễ và giảm sự thoát hơi nước cho cây.
    • Đối với những cây bị vàng lá do bị úng nước, nên xẻ rãnh thoát nước kịp thời cho cây rồi xử lý.
    • Đối với những cây bị sụt rễ, nên hạ bớt đất trong gốc rồi xử lý.
    • Đối với những cây bị tuyến trùng gây hại, cần xử lý tuyến trùng bằng WAO NEEM trước

    Sau đó, bà con tiến hành:

    • Sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma để bón cho cây (Với những cây bị ngộ độc hữu cơ, bà con không cần bón thêm phân chuồng đã được ủ hoai cho cây nữa).
    • Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để tưới cho cây. Giúp diệt trừ nấm hại trong đất và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cây phục hồi nhanh chóng sau bệnh.

    Cách phòng bệnh thối rễ

    • Giữ cỏ trong vườn và trồng thêm một số loại cỏ như vetiver, lạc dại, muồng vàng…
    • Hạn chế bón phân vô cơ, thay vào đó sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma để bón cho cây. Giúp đất tơi xốp, thoáng khí,…
    • Tạo hệ thống mương rãnh thoát nước cho vườn, tránh để vườn ngập úng.
    • Kiểm tra độ pH định kì để có những biện pháp thích ứng kịp thời.
    • Tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kì 3 tháng 1 lần. Để kiểm soát nấm khuẩn trong đất, nuôi dưỡng bộ rễ, ổn định độ pH trong đất giúp cây phát triển khoẻ mạnh.

    Cây bị thối rễ có thể phục hồi lại như thường nếu kịp thời xử lý. Vì thế, khi thấy dấu hiệu vàng từ lá, bà con nên tiến hành kiểm tra rễ để nhanh chóng phát hiện và có hướng giải quyết. Hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.

    Xem thêm:

    Chanh dây bị vàng lá thối rễ xử lý như thế nào cho triệt để?

    Ủ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bón

    Ủ phân chuồng nhanh hoai mục bằng nấm trichoderma

    Đăng bởi 2 phản hồi

    Sâu bệnh trên nha đam thường gặp và cách xử lý

    Nha đam còn có cái tên khác gọi là lô hội. Nó được biết đến với nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nhắc đến nha đam, người ta thường nghĩ đến làm đẹp và chữa bệnh. Ngày nay, ở Việt Nam diện tích trồng nha đam đang ngày một mở rộng. Trong quá trình sản xuất, bà con thường gặp một số vấn đề sâu bệnh trên nha đam như sau:

    1. Rệp sáp

    Rệp sáp phát triển quanh năm, nó trông như một đốm trắng trên lá. Chúng hút chích nhựa làm cây còi cọc, kém phát triển. Làm cho cây suy yếu gây tình trạng rụng lá sớm. Có thể tìm thấy chúng ở phần cuống của lá, hay còn gọi là trung tâm của lô hội. Ngoài ra, rệp sáp tấn công khiến cây bị lớp sáp bao phủ, làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng của cây.

    Cách xử lý:

    Cắt tỉa, thu gom những cành bị bệnh rồi đem đi tiêu huỷ tránh lây lan.

    Sau đó, sử dụng WAO M19Siêu Đồng phun tiêu diệt rệp sáp.

    Rệp sáp gây hại nha đam

    2. Ve mật trên cây nha đam

    Nó có hình dạng con sâu, có kích thước rất nhỏ và lây lan chủ yếu nhờ gió hoặc bằng cách tiếp xúc. Gây hình dạng bất thường trên lá và hoa. Quan sát kĩ sẽ thấy những nốt sần ở cuống hoa và bị nặng có thể tạo thành cụm nốt sần.

    Cách xử lý:

    Sử dụng WAO AKA phun ướt đẫm cây, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

    Nha đam bị ve mật tấn công

    3. Bệnh thối rễ

    Bệnh do nấm Pythium, Phytophthora, Fusarium gây ra. Thường xuất hiện vào mùa mưa hay ở những vườn có chế độ thoát nước kém.

    Bệnh khiến rễ bị mềm, mục nát và có mùi hôi. Rễ chuyển qua màu nâu hoặc đen. Làm cho cây bị suy yếu, cây chuyển sang màu vàng nhạt. Bị nặng cành lá có thể khô và rụng. Dần dần có thể dẫn đến chết từ dưới cây.

    Cách xử lý:

    Tưới bộ giải pháp WAO BOOM để tiêu diệt nấm hại trong đất, kích thích, tái tạo cho bộ rễ phát triển, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây.

    Nha đam bị thối rễ

    4. Bệnh thối nhũn

    Bệnh do nấm gây ra, thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt. Bệnh khiến lá bị úng nước rồi thối nhũn. Vết bệnh thường có màu vàng. Chỉ cần cầm nhẹ là bị rụng rời ra khỏi thân cây. Trong cùng 1 cây, những lá chưa bị bệnh vẫn mập như bình thường, rễ cây phát triển bình thường và không bị thối. Cây bệnh bị chết ngã ngang hoặc chỉ héo rũ cành lá. Bệnh phát triển rất nhanh, trong vườn trồng bệnh xuất hiện từng chòm làm chết cây hàng loạt.

    Cách xử lý:

    Thu gom những cành bị bệnh rồi đem ra khỏi vườn để tránh lây lan.
    Sau đó dùng WAO BOOM tưới để tiêu diệt nấm hại.  

    Nha đam bị thối nhũn cành

    5. Bệnh đốm đen

    Bệnh do nấm thuộc chủng Aspergillus niger gây ra.

    Khi cây bị bệnh làm xuất hiện những đốm nằm trên lá có hình dạng không đồng đều, có màu nâu hoặc màu đen. Bệnh khiến lá trở nên cứng, cằn cỗi và khô, sau đó rụng sớm.

    Cách xử lý:

    Cắt tỉa, thu gom cây bệnh ra khỏi vườn tránh lây lan.

    Sau đó sử dụng Mocabi kết hợp Siêu Đồng phun cho cây vừa sát khuẩn, vừa tiêu diệt nấm hại.

    Nha đam bị bệnh đốm đen

    Trên đây là tổng hợp những loại sâu bệnh trên nha đam thường gặp cho bà con tham khảo nhé. Tránh để cây mang bệnh, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thì bà con nên chủ động phun phòng ngừa trước cho cây.

    Xem thêm:
    Trichoderma ủ phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà, dê…), phân xanh

    Ủ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bón

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Bí quyết xử lý bệnh thối rễ trên sầu riêng triệt để

    Sầu riêng là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, được mọi người ưa chuộng nhưng dày công chăm sóc bởi chúng vừa khó trồng, vừa khó chăm sóc. Phải mất 4-5 năm sầu mới được thu hoạch. . Hiện nay, bệnh thối rễ trên sầu riêng xuất hiện rất phổ biến. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như gây thiệt hại về mặt kinh tế cho bà con.

    Cùng WAO đi tìm nguyên nhân và giải pháp xử lý khi sầu riêng bị thối rễ nhé!

    Dấu hiệu nhận biết bệnh thối rễ trên sầu riêng

    Khi sầu riêng bị thối rễ, quá trình vận chuyển và trao đổi chất của cây bị ảnh hưởng.

    • Trên lá, phần gân lá nổi lên rõ rệt, có màu vàng nhạt, phiến lá có màu vàng cam. Lá vàng bắt đầu từ đọt non xuống lá già. Lúc đầu có thể vàng rải rác ở một vài cành. Nhưng nếu không xử lý kịp thời sẽ lan rộng ra cả cây. Lá bị vàng rất dễ rụng. Ở thời điểm cây mang trái nếu cây mang bệnh sẽ khiến chất lượng trái giảm và có khi là bị rụng hàng loạt.
    • Chiếu thẳng từ cành bị vàng lá xuống, sau đó bới nhẹ đất, quan sát thấy phần rễ bị thối đen, có mùi khó chịu. Rễ thối bắt đầu ở rễ cám, rồi lan dần vào rễ chính. Phần rễ thối có màu nâu đen, vuốt nhẹ phần rễ sẽ dễ dàng tách phần vỏ ra khỏi phần gỗ. Khi rễ mất khả năng hấp thu dinh dưỡng sẽ làm cành bị chết khô. Nếu không có phương án kiểm soát kịp thời sẽ khiến tất cả rễ bị thối và dẫn đến chết toàn bộ cây.
    Sầu riêng bị thối rễ khiến lá bị vàng

    Nguyên nhân bệnh thối rễ trên sầu riêng

    Bệnh thối rễ trên sầu riêng rất khó để khắc phục triệt để nếu không tìm được nguyên nhân gốc rễ của nó. Tác nhân gây bệnh trực tiếp là do nấm Phytophthora và nấm Fusarium tấn công gây hại. Khiến bộ rễ không thực hiện được nhiệm vụ hút dinh dưỡng từ đất để nuôi cây. Làm suy cây nhanh chóng và có thể dẫn đến chết cây.

    Nấm bệnh tấn công cây bởi những nguyên nhân sau:

    • Đa phần nhà vườn thường trồng cây bằng cách đào hố sâu rồi bỏ bầu xuống. Mặc dù, khi trồng thấy mặt đất ngang bằng với gốc. Nhưng sau một thời gian, khi đất nén xuống sẽ kéo cả gốc chìm sâu. Làm cho phần cổ rễ bị che lấp. Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng khiến rễ suy yếu. Rễ ăn sâu xuống dưới dễ bị úng nước và thối rễ.
    • Vườn ngập úng do hệ thống thoát nước không đảm bảo. Đất nhiều sét, nén chặt, kém thông thoáng khiến nước bị giữ lại nhiều ở trong đất. Khiến rễ cây thiếu oxy để hô hấp, dễ suy yếu, tổn thương và gây thối rễ.
    • Đất thoái hoá do canh tác độc canh lâu năm, lạm dụng nhiều phân thuốc hoá học, ít bón phân hữu cơ cũng là nguyên nhân khiến rễ cây bị tổn thương. Hoặc bón phân chưa được ủ hoai mục vào những ngày mưa cũng dễ làm cho rễ cây bị thối.
    • Các vết thương do tuyến trùng gây ra cũng là con đường để nấm tấn công gây bệnh thối rễ. Tuyến trùng gây hại làm tắc mạch dẫn của rễ, cản trở quá trình vận chuyển dinh dưỡng khiến cây bị vàng và héo úa.
    Rễ thối có màu nâu đen, vuốt nhẹ lớp vỏ dễ dàng tách ra khỏi phần gỗ

    Cách khắc phục bệnh thối rễ trên sầu riêng

    Khi phát hiện cây bị bệnh:

    • Cần tiến hành cắt tỉa bớt cành vàng. Nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước và làm giảm áp lực cho rễ.
    • Sau đó tiến hành bổ sung phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Mục đích là tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại trong đất lâu hơn, nhân sinh khối mạnh hơn để tiêu diệt nấm bệnh gây hại, bảo vệ rễ non.
    • Tưới bộ giải pháp chăm sóc đất – bảo vệ rễ WAO BOOM. Nhằm cải thiện độ pH, kích hoạt nấm đối kháng để tiêu diệt nấm hại gây bệnh.

    Để phòng bệnh thối rễ, bà con cần:

    • Đảm bảo hệ thống thoát nước trong vườn tốt, tránh ngập úng.
    • Hạn chế bón phân vô cơ, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ như phân chuồng ủ hoai mục, đạm cá, phân hữu cơ hàn quốc…
    • Hạ mức đất mặt xuống ngang bằng với phần cổ rễ nếu cây đang gặp tình trạng trồng sâu.
    • Kiểm tra độ pH định kỳ để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
    • Tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 3 tháng/lần. Nhằm kiểm soát nấm khuẩn, ổn định độ pH, củng cố hệ thống rễ giúp cây khoẻ mạnh.

    Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp con đường “chữa bệnh” được rút ngắn lại. Hi vọng, với những chia sẻ trên có thể giúp bà con nhanh chóng tìm được giải pháp “điều trị” bệnh thối rễ trên sầu riêng.

    Xem thêm:

    Bệnh thối trái trên cây sầu riêng và biện pháp phòng trị

    Cách sử dụng đạm cá cho sầu riêng mà bạn không nên bỏ qua

    3 nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá và giải pháp khắc phục

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Ruồi vàng chích cam, bưởi – Tác hại và cách phòng trừ

    Ruồi vàng là cái tên không còn quá xa lạ đối với bà con làm vườn. Chúng gây hại nghiêm trọng lên trái, phổ biến ở các nhóm cây ăn trái như cam, bưởi, táo, ổi, mít….Đặc biệt ở cam và bưởi. Ruồi vàng chích cam bưởi khiến năng suất mùa vụ giảm sút, thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế.

    Ruồi vàng chích cam, bưởi như thế nào?

    Ruồi vàng là loài gây hại quanh năm nhưng bùng phát mạnh nhất ở thời kì cây sắp thu hoạch trái. Bởi khi trái chín, một phần đường được chuyển hoá thành thức ăn mà ruồi vàng yêu thích. Nên dẫn dụ ruồi vàng đến với vườn nhiều hơn.

    Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chích vào cùi quả, hoặc theo khe nứt của trái rồi đẻ trứng bên trong.

    Ấu trùng khi nở sẽ tấn công và ăn cùi trái, thịt trái. Đến khi trưởng thành, chúng đục lỗ trên vỏ rồi chui ra nhảy xuống đất và trở thành nhộng.

    Nhộng trong đất khi hoàn thành quá trình phát triển sẽ nở ra ruồi trưởng thành. Cứ thế bắt đầu một thế hệ mới. Vì thế, nếu không tiêu diệt kịp thời chúng sẽ phát triển nhanh. Dẫn đến tình trạng mật độ đông, gây hại mạnh.

    Ruồi vàng trưởng thành dùng ống đẻ trứng chích vào cùi quả rồi đẻ trứng vào trong

    Dấu hiệu ruồi vàng gây hại

    Khi ruồi vàng chích cam bưởi, ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu đen và rất khó phát hiện. Sau đó, vết chích chuyển dần sang màu vàng, nâu. Sờ lên thấy vết chích bị mềm và rỉ nhựa.

    Vết thương hở tạo điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại. Làm cho quả nhanh chóng bị thối nhũn và rụng.

    Cam bưởi bị ruồi vàng chích thường dễ biến dạng, và biến đổi màu sắc. Bổ trái ra, quan sát sẽ thấy dòi nằm trong thịt quả, gây cảm giác sợ và mất ngon. Ngoài ra, ruồi vàng chích cam bưởi còn gây ra hiện tượng rụng trái hàng loạt.

    Ruồi vàng chích lên quả tạo thành những chấm đen, nhỏ

    Cách phòng trừ ruồi vàng chích cam, bưởi

    Để giúp bà con khắc phục được tình trạng ruồi vàng gây hại, WAO xin chia sẻ một số giải pháp như sau:

    Biện pháp canh tác

    • Vệ sinh, cắt tỉa vườn thông thoáng và sạch sẽ để ngăn không cho ruồi làm tổ hay trú ngụ nhiều.
    • Tiêu huỷ những trái bị hỏng, tránh cho mầm bệnh lây lan.
    • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp cây khoẻ, tăng sức đề kháng, chống chịu với sâu bệnh hại tốt.
    • Lập hàng rào sinh học bằng cách trồng cây hương thảo, bạc hà, oải hương… nhằm gây mùi hương khiến thần kinh của ruồi vàng hỗn loạn. Có tác dụng trong việc xua đuổi ruồi vàng.
    • Dùng bao để bọc quả.

    Sử dụng chế phẩm sinh học đặc trị ruồi vàng FILY kết hợp WAO AKA

    Giúp xua đuổi ruồi vàng trưởng thành để không bị chích quả. Đồng thời làm ung trứng và tiêu diệt con non nhằm hạn chế sự gây hại lên trái. Chế phẩm sinh học an toàn cho môi trường và người sử dụng, không gây nóng, cháy lá, nám trái.

    Hiện nay, ruồi vàng đang là vấn nạn khiến bà con lo lắng bởi chúng rất khó xử lý. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do chúng gây ra, bà con cần thăm khám vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện ruồi vàng chích cam bưởi và xử lý triệt để.
    Xem thêm:

    Cây có múi và trọn bộ quy trình chăm sóc cây có múi theo hướng hữu cơ

    Kỹ thuật bón phân và phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi da xanh

    Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi sau thu hoạch bà con cần biết

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    3 nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá và giải pháp khắc phục

    Sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc thật không mấy dễ dàng bởi cây trồng thường đối mặt với nhiều vấn đề bệnh hại. Trong đó, sầu riêng bị cháy lá đang là vấn đề được rất nhiều bà con quan tâm.
    Cháy lá xuất hiện do nhiều nguyên nhân, mời bà con cùng theo chân WAO tìm hiểu nhé:

    Sầu riêng bị cháy lá do rầy xanh

    Rầy xanh là loại côn trùng nguy hiểm, chúng gây hại quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất là vào thời điểm cây ra đọt non. Rầy xanh tấn công làm cháy lá non, rụng lá non hàng loạt khiến cành cây trơ trọi.
    Ban đầu, vết bệnh là những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị xoăn lại, khô dần rồi rụng.

    Cách xử lý:

    Vì rầy xanh tấn công mạnh vào giai đoạn lá non, đọt non nên bà con cần phun phòng từ khi cây xuất hiện mũi giáo đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt thành lá thục.
    Sử dụng chế phẩm sinh học AHBI kết hợp Siêu đồng để phun, phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

    Rầy xanh tấn công khiến mép lá quăn lại và khô dần

    2. Sầu riêng bị cháy lá do nấm tấn công

    Nấm Rhizoctonia solani và nấm Colletotrichum spp là hai tác nhân trực tiếp gây bệnh cháy lá trên sầu riêng.

    2.1 Nấm Rhizoctonia solani

    Nấm này xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi trời nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường thấp, thoát nước kém.
    Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non. Bắt đầu vết bệnh là những đốm nhỏ, sũng nước. Sau đó phát triển thành mảng. Sau đó những vết này khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối, làm lá biến dạng và quăn lại. Bệnh thường tập trung gây hại từng cụm sau đó lây lan rộng ra khắp vườn. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại với nhau do sự mọc lan của sợi nấm.
    Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình quang hợp của cây, khiến cây sinh trưởng kém, không ra hoa đậu trái.

    Cháy lá do nấm Rhizoctonia solani gây hại

    2.2 Nấm Colletotrichum spp

    Đây là loại nấm gây ra bệnh thán thư trên mọi loại cây. Lúc đầu vết bệnh phát sinh ở mép lá hay chóp lá, sau đó mới lan rộng vào phía trong. Đường ranh giới ngăn cách giữa phần thịt lá còn xanh và phần bị nhiễm bệnh là những đường viền hình tròn đồng tâm, có màu nâu đậm. Bệnh nặng làm khô lá, cháy lá và dẫn đến hiện tượng rụng hàng loạt, gây chết cây.

    Cháy lá do nấm Colletotrichum spp tấn công


    Cách xử lý:

    • Cắt tỉa những hoa lá cành đã bị nhiễm bệnh và đem đi tiêu huỷ tránh lây lan.
    • Sử dụng kết hợp Mocabi và Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá để tiêu diệt nấm khuẩn và tăng kích kháng giúp cây chống chọi tốt với bệnh hại. Phun lại lần 2 sau 3 ngày phun.
    • Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để tưới quanh gốc để xử lý nấm khuẩn tồn tại trong đất. Tưới 7 ngày 1 lần, mỗi gốc 5-10 lít tuỳ thuộc vào từng độ tuổi và độ rộng của tán.

    Cách phòng bệnh:

    • Cắt cành, tạo tán tránh để vườn rậm rạp, giúp ánh nắng chiếu vào.
    • Tăng cường bổ sung phân hữu cơ đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.
    • Tưới phòng nấm khuẩn WAO BOOM định kỳ 3 tháng 1 lần.
    • Phun Mocabi và Siêu đồng định kì 15-20 ngày/ lần để phòng nấm khuẩn trên cành lá.
    • Bổ sung và cân đối dinh dưỡng cũng như là nước tưới cho cây.
    • Thường xuyên thăm khám vườn để kịp thời phát hiện bệnh sớm.

    3. Sầu riêng bị cháy lá do ngộ độc phân bón

    Tình trạng này dễ bắt gặp ở những vườn sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, cụ thể như phân NPK. Việc này khiến các đầu rễ cám bị cháy, dẫn đến chóp lá và rìa lá trên cây cũng cháy theo.
    Đầu rễ tổn thương tạo cơ hội cho nấm khuẩn tấn công rễ mạnh, khiến rễ hoại tử.
    Khi vườn nhà gặp tình trạng trên cần tưới Humic K-humate để giải độc đất, làm dịu rễ, kích cây ra rễ mới.

    Sầu riêng bị cháy lá do bón quá nhiều phân bón vô cơ

    Cách phòng trừ:

    • Bón phân vừa đủ cho sầu riêng
    • Sầu dưới 1 tuổi không bón phân vô cơ, chỉ bón phân hữu cơ.
    • Không bón sát gốc, bón cách gốc 40-50cm, tuỳ độ rộng của tán cây.
    • Tưới Humic K-humate nhằm giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
    • Kết hợp Amino Acid có trong A4 và dinh dưỡng trung vi lượng cao cấp trong Sao Đỏ. Giúp lá xanh dày, bóng mượt và cây phát triển cứng cáp, phát triển tốt.
    • Thường xuyên kiểm tra độ PH của đất, đảm bảo dinh dưỡng trong đất được hoà tan cho cây trồng dễ hấp thụ.

    Trên đây là những chia sẻ của WAO về nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục của bệnh sầu riêng bị cháy lá. Hi vọng qua bài viết này bà con có thể phân biệt được sầu riêng nhà mình bị cháy lá do đâu để có cách khắc phục triệt để.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Bật mí cách phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây ớt

    Phấn trắng là loại bệnh xuất hiện phổ biến trên cây ăn quả, cây ngắn ngày, cây hoa… Trong đó không ngoại trừ cây ớt. Bệnh phấn trắng trên cây ớt do nấm Leveillula Taurica gây ra, phát triển mạnh trong môi trường có nhiệt độ, độ ẩm cao hay có sương mù.

    1. Triệu chứng và tác hại bệnh phấn trắng trên cây ớt

    Bệnh phấn trắng trên cây ớt chủ yếu lây lan nhờ gió, mưa và nước tưới. Khi mới phát bệnh, quan sát ta thấy trên lá xuất hiện những mảng bám có lớp phấn màu trắng. Ở mặt dưới của lá xuất hiện những lớp bột màu trắng nằm rải rác đều trên bề mặt lá, tương ứng mặt trên lá sẽ chuyển thành màu vàng. Thông thường, triệu chứng bệnh thấy ở những lá già sau giai đoạn đậu trái.

    Khi bị nặng, mép lá bị cong, khô và sau đó rụng dần, không thể che bóng được cho trái khiến trái bị cháy nắng. Sau đó làm cho cây bị chết.

    Hình ảnh: Mặt sau của lá ớt bị bao phủ bởi lớp phấn màu trắng dày đặc

    2. Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây ớt

    Để phòng bệnh phấn trắng , bà con cần thực hiện một số công việc sau:

    • Chọn những cây giống khoẻ mạnh, có khả năng kháng bệnh cao.
    • Không nên trồng quá dày, tỉa cành lá thông thoáng để ánh sáng chiếu xuống đất, hạn chế nấm bệnh
    • Cần để vườn thoát nước tốt, giảm thiểu độ ẩm khi mưa để hạn chế sự phát triển của bệnh
    • Phun phòng nấm khuẩn định kì 7-15 ngày thời điểm cây ra lộc, hoa quả non
    • Cung cấp đủ và cân đối dinh dưỡng cũng như tưới nước đầy đủ cho ớt
    • Thu gom và xử lí tàn dư thực vật từ vụ mùa trước và xử lí đất kỹ bằng bộ giải pháp WAO BOOM
    • Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

    Khi xuất hiện bệnh phấn trắng bà con cần:

    • Vệ sinh vườn, cắt tỉa, thu gom và tiêu huỷ cành lá bị bệnh tránh lây nhiễm tràn lan trong vườn.
    • Sử dụng chế phẩm sinh học Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày nhằm sát khuẩn, diệt nấm, chặn đứng bệnh.

    Chế phẩm sinh học ngoại trừ giúp bà con phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây ớt hiệu quả. Còn an toàn với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người làm vườn cũng như người tiêu dùng ớt. Chúc bà con phòng trừ bệnh phấn trắng thành công, đạt năng suất cao trong mùa vụ!

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả bệnh phấn trắng trên cây trồng

    Phấn trắng là một loại bệnh xuất hiện ở rất nhiều loại cây như cây ăn quả, nho, xoài, dâu tây.., những loài cây ngắn ngày như bầu, bí, dưa chuột, cà chua, ớt….Hay cả ở các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hướng dương… Chúng làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của cây trồng. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa và xử lí bệnh phấn trắng trên cây trồng hiệu quả?

    1. Nguyên nhân và hậu quả bệnh phấn trắng trên cây trồng

    Bệnh phấn trắng là loại bệnh do nhiều loại nấm khác nhau trong bộ Erysiphales gây ra. Đó là loài nấm kí sinh chuyên tính, bám tạo vòi đâm vào tế bào trên bề mặt lá và hút dinh dưỡng. Khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thích hợp cho bệnh xuất hiện và phát triển. Nấm gây hại tồn tại trong tàn dư thực vật và từ hạt giống vụ trước. Lây lan qua gió và không khí khi tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khoẻ.
    Khi bị bệnh phấn trắng, cây trồng trở nên khô rụng, lá, hoa, quả bị biến dạng. Cây sinh trưởng kém, giảm khả năng ra hoa đậu quả. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến cây bị chết sau một thời gian ngắn.

    Hình ảnh: Những đốm trắng xuất hiện dày đặc trên cây bí đỏ

    2. Dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng trên cây trồng

    Quan sát kĩ hai mặt lá, ta thấy lớp bột phấn màu trắng xám bám dày đặc trên cả gân lá và phiến lá. Đôi khi còn xuất hiện trên cả hoa, quả thậm chí là cả thân.
    Dấu hiệu đầu tiên là xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng. Sau đó lá cuộn lại móp méo, biến sắc sang màu nâu hoặc vàng. Dần dần khô héo và rụng. Bệnh khiến cây càng ngày càng suy yếu. Kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng hồi phục và chết cây.

    Hình ảnh: Lá dưa chuột cuộn móp méo, biến sang màu vàng và dần khô héo

    3. Biện pháp phòng ngừa và xử lí bệnh phấn trắng hiệu quả trên cây trồng

    Để phòng ngừa bệnh phấn trắng trong vườn bà con cần:
    • Phun phòng nấm khuẩn vào thời điểm cây ra lộc, hoa quả non định kỳ 7-15 ngày/lần.
    • Chăm sóc cây trồng khoẻ mạnh bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cũng như tưới đủ nước cho cây.
    • Tỉa cành, dọn vệ sinh vườn sao cho vườn thông thoáng, tránh ẩm thấp.
    • Trước khi xuống giống, cần thu gom tàn dư thực vật nhiễm bệnh từ vụ mùa trước. Xử lý đất thật kỹ bằng bộ giải pháp WAO BOOM.
    • Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện và xử lí bệnh kịp thời.
    Khi phát hiện bệnh phấn trắng trên cây trồng, cần:
    • Cắt bỏ, thu gom và tiêu huỷ những cành bị nhiễm bệnh, tránh lây lan.
    • Sử dụng Vaccin kết hợp Siêu Đồng phun ướt đẫm thân cành, lá quả ở cả hai mặt lá . Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày để sát khuẩn, diệt nấm, chặn đứng bệnh.

    Bệnh phấn trắng trên cây trồng nếu không được xử lý kịp thời sẽ lây lan trên diện rộng. Vì vậy bà con cần chú ý phòng ngừa và xử lý một cách hiệu quả nhất nhé!

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Giải quyết nỗi lo bệnh phấn trắng trên cà chua an toàn, hiệu quả

    Cà chua là loại cây trồng phổ biến xuất hiện ở nhiều vùng miền. Tuy nó dễ trồng nhưng cũng dễ bị côn trùng, sâu nấm bệnh tấn công. Trong đó không thể không kể đến bệnh phấn trắng. Hãy cùng WAO giải quyết nỗi lo cho bà con về bệnh phấn trắng trên cà chua nhé!

    1. Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng trên cà chua

    Nguyên nhân gây nên bệnh phấn trắng là do chủng nấm Leveillula, Ẻysiphe cichoracearum gây ra. Bệnh ưa thích khí hậu mưa nhiều, độ ẩm cao vì thế chúng thường xuất hiện trùng với mùa gieo trồng, phát triển và thu hoạch cà chua. Bệnh có thể lây lan theo gió, mưa hay nguồn nước tưới.

    Hình ảnh: Xuất hiện những đốm trắng nằm rải rác trên lá, có nơi đã chuyển sang màu vàng

    2. Triệu chứng và tác hại bệnh phấn trắng trên cà chua

    Khi mới xuất hiện, vết bệnh có kích thước rất nhỏ, có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt và nằm rải rác ở trên mặt lá. Ở cây cà chua, bệnh phấn trắng có xu hướng phát triển rất mạnh ở mặt lá phía trên. Sau một vài ngày tạo ra một lớp phấn màu trắng, nhìn như nấm mốc bao phủ bề mặt lá. Một số trường hợp bệnh có lớp phấn bao phủ cả ở mặt dưới của lá.

    Cà chua khi bị bệnh, lá dần chuyển sang màu vàng và khô chết. Khiến diệp lục của cây bị phá huỷ nặng nề, cây bị mất khả năng quang hợp. Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cà chua và có thể dẫn đến tình trạng chết cây.

    3. Biện pháp phòng trừ bệnh

    Phòng bệnh:
    • Thường xuyên theo dõi, quan sát vườn để kịp thời phát hiện bệnh.
    • Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp.
    • Chủ động phun phòng định kỳ từ 7-15 ngày/ lần.
    • Trước khi xuống giống cần thu gom tàn dư thực vật nhiễm bệnh từ vụ trước và xử lý đất kỹ bằng WAO BOOM.
    • Sử dụng giống cây khoẻ mạnh, cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cũng như nước tưới cho cà chua nhằm tăng sức đề kháng cho cây.
    Trị bệnh:
    • Cắt bỏ, thu gom và đưa những cành lá bị nhiễm bệnh đi tiêu huỷ, tránh lây lan sang cây khác.
    • Sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng để phun ướt đẫm lên cây. Phun 2 lần và mỗi lần cách nhau 3 ngày.

    Cà chua là loại cây ngắn ngày vì thế bà con rất lo lắng khi cây bị bệnh. Phải xử lý như thế nào để không gây độc hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người làm vườn cũng như người tiêu dùng. Vì thế, bà con cần lưu ý những biện pháp để có thể chủ động phòng trừ bệnh phấn trắng trên cà chua một cách an toàn, hiệu quả nhất nhé!

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    4 điều không thể bỏ qua khi chăm sóc bưởi giai đoạn trái non

    Sau thời gian làm hoa, cây bắt đầu đậu trái. Giai đoạn này trái non rất dễ rụng. Bởi một số nguyên nhân như rụng trái sinh lí, thiếu hoặc mất cân đối dinh dưỡng, côn trùng gây hại hoặc do thời tiết bất lợi. Dưới đây là 4 điều bà con cần làm khi chăm sóc bưởi giai đoạn trái non.

    1. Cắt tỉa trái non giảm rụng trái sinh lí

    Việc đầu tiên cần phải tiến hành làm khi chăm sóc bưởi giai đoạn trái non là cắt tỉa trái. Tỉa những trái nhỏ, trái ở chùm dày, quả méo mó, sần sùi, trái mọc không đúng vị trí để giúp cây tập trung nuôi dưỡng những quả chất lượng.
    Tuỳ thuộc vào độ tuổi, tình trạng của cây mà lựa chọn số lượng trái tốt được giữ lại để chăm sóc.

    Hình ảnh: Sau thời gian ra hoa, bưởi bắt đầu đậu trái

    2. Bổ sung và cân đối dinh dưỡng cho bưởi giai đoạn trái non

    Chăm sóc bưởi giai đoạn trái non giống như chăm sóc phụ nữ đang mang thai. Cần chăm sóc kĩ lưỡng về cả cơ thể lẫn tinh thần.

    2.1 Bổ sung Amino Acid cho cây

    Giai đoạn cây mang trái rất dễ bị “stress” khiến quá trình sản xuất Amino acid bị chậm lại. Để có được lượng Amino acid cần thiết, bắt buộc cây bưởi phải tự thuỷ phân protein hiện có. Giống như việc tự ăn thịt chính mình và làm cây bị suy yếu. Vì vậy việc bổ sung Amino acid giai đoạn này là cần thiết giúp giảm stress cho cây bưởi.

    Ngoài ra, Amino Acid còn hết sức quan trọng trong quá trình sản sinh hạt phấn, khả năng nảy mầm của hạt phấn. Tăng khả năng thụ phấn cũng như chất lượng và hương vị của trái cây.

    2.2 Bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng

    Thời điểm cây ra hoa cây đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn dinh dưỡng để làm hoa. Đến lúc đậu trái, nguồn dinh dưỡng đã cạn kiệt vì thế cần bổ sung để cây có đủ sức khoẻ nuôi trái.

    Đối với dinh dưỡng đa lượng (NPK)

    Chăm sóc bưởi giai đoạn trái non nên bón loại phân có hàm lượng đạm vừa đủ và lân thấp trong 3 tháng đầu nuôi trái. Nhằm hạn chế hiện tượng trái to, vỏ dày cũng như hiện tượng bung đọt làm khô múi, rụng trái non..

    Sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai, phân ủ từ đạm cá, đậu tương, chuối, ốc,.. để bón cho cây. Với lượng bón 50 gram trên một gốc, bón mỗi tuần 1 lần. Có thể hoà với nước sạch để tưới, hoặc rải đều lên bề mặt theo hình chiếu của tán. Bón cách gốc 40cm.

    Chú ý: Khi bón phân không sử dụng cuốc để xới xáo tránh gây tổn thương cho bộ rễ.

    Đối với dinh dưỡng trung, vi lượng

    Có thể sử dụng phân bón cao cấp Sao đỏ để bón cho cây bưởi giai đoạn trái non. Sao đỏ chứa đầy đủ các dinh dưỡng trung, vi lượng thiết yếu. Có thể sử dụng ở dạng bón gốc hoặc phun qua lá vơi liều lượng 30-50gram/ 1 gốc. Có tác dụng tăng phẩm chất, hương vị trái để trái bóng đẹp, tròn đều, ngọt thơm, mỏng vỏ và mọng nước.

    Ngoài ra còn giúp tăng độ kết dính cuống quả, hạn chế rụng quả non. Kích thích quả nhanh lớn, chống nứt trái, méo trái.

    Lưu ý: Cần cung cấp đầy đủ và cân đối tất cả các dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Tránh hiện tượng nứt trái, méo trái, vỏ dày, sần sùi, sồ vỏ, khô đầu múi, trái không đều, vị nhạt, tép khô…

    3. Tưới nước

    Bà con cần cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới cho cây giai đoạn cây mang trái. Mùa nắng cần thường xuyên tưới nước cho bưởi, đảm bảo nước cũng như độ ẩm cho cây. Có thể để cỏ, sử dụng vật liệu che phủ để giữ nước, giữ ẩm cho cây. . Mùa mưa cần tiêu nước tránh tình trạng ngập úng khiến trái rụng, nấm bệnh và có thể dẫn đến chết cây.

    4. Phòng trừ nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục trái ở bưởi giai đoạn trái non

    Giai đoạn này trái non thu hút rất nhiều loài côn trùng gây hại. Nguy hiểm nhất là nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục trái. Chúng tấn công làm cho mẫu mã trái sau này xấu xí, mất giá trị thương phẩm. Nếu bị nặng có thể khiến cho trái bị rụng. Cần sử dụng bộ chế phẩm sinh học WAO KING để phòng trừ và tiêu diệt chúng.

    Cả 4 công việc này đều cực kì quan trọng trong giai đoạn chăm sóc bưởi giai đoạn trái non. Bà con cần tiến hành tổng hợp cả ba để đạt năng suất cao. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!