Đăng bởi Để lại phản hồi

4 điều không thể bỏ qua khi chăm sóc bưởi giai đoạn trái non

Sau thời gian làm hoa, cây bắt đầu đậu trái. Giai đoạn này trái non rất dễ rụng. Bởi một số nguyên nhân như rụng trái sinh lí, thiếu hoặc mất cân đối dinh dưỡng, côn trùng gây hại hoặc do thời tiết bất lợi. Dưới đây là 4 điều bà con cần làm khi chăm sóc bưởi giai đoạn trái non.

1. Cắt tỉa trái non giảm rụng trái sinh lí

Việc đầu tiên cần phải tiến hành làm khi chăm sóc bưởi giai đoạn trái non là cắt tỉa trái. Tỉa những trái nhỏ, trái ở chùm dày, quả méo mó, sần sùi, trái mọc không đúng vị trí để giúp cây tập trung nuôi dưỡng những quả chất lượng.
Tuỳ thuộc vào độ tuổi, tình trạng của cây mà lựa chọn số lượng trái tốt được giữ lại để chăm sóc.

Hình ảnh: Sau thời gian ra hoa, bưởi bắt đầu đậu trái

2. Bổ sung và cân đối dinh dưỡng cho bưởi giai đoạn trái non

Chăm sóc bưởi giai đoạn trái non giống như chăm sóc phụ nữ đang mang thai. Cần chăm sóc kĩ lưỡng về cả cơ thể lẫn tinh thần.

2.1 Bổ sung Amino Acid cho cây

Giai đoạn cây mang trái rất dễ bị “stress” khiến quá trình sản xuất Amino acid bị chậm lại. Để có được lượng Amino acid cần thiết, bắt buộc cây bưởi phải tự thuỷ phân protein hiện có. Giống như việc tự ăn thịt chính mình và làm cây bị suy yếu. Vì vậy việc bổ sung Amino acid giai đoạn này là cần thiết giúp giảm stress cho cây bưởi.

Ngoài ra, Amino Acid còn hết sức quan trọng trong quá trình sản sinh hạt phấn, khả năng nảy mầm của hạt phấn. Tăng khả năng thụ phấn cũng như chất lượng và hương vị của trái cây.

2.2 Bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng

Thời điểm cây ra hoa cây đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn dinh dưỡng để làm hoa. Đến lúc đậu trái, nguồn dinh dưỡng đã cạn kiệt vì thế cần bổ sung để cây có đủ sức khoẻ nuôi trái.

Đối với dinh dưỡng đa lượng (NPK)

Chăm sóc bưởi giai đoạn trái non nên bón loại phân có hàm lượng đạm vừa đủ và lân thấp trong 3 tháng đầu nuôi trái. Nhằm hạn chế hiện tượng trái to, vỏ dày cũng như hiện tượng bung đọt làm khô múi, rụng trái non..

Sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai, phân ủ từ đạm cá, đậu tương, chuối, ốc,.. để bón cho cây. Với lượng bón 50 gram trên một gốc, bón mỗi tuần 1 lần. Có thể hoà với nước sạch để tưới, hoặc rải đều lên bề mặt theo hình chiếu của tán. Bón cách gốc 40cm.

Chú ý: Khi bón phân không sử dụng cuốc để xới xáo tránh gây tổn thương cho bộ rễ.

Đối với dinh dưỡng trung, vi lượng

Có thể sử dụng phân bón cao cấp Sao đỏ để bón cho cây bưởi giai đoạn trái non. Sao đỏ chứa đầy đủ các dinh dưỡng trung, vi lượng thiết yếu. Có thể sử dụng ở dạng bón gốc hoặc phun qua lá vơi liều lượng 30-50gram/ 1 gốc. Có tác dụng tăng phẩm chất, hương vị trái để trái bóng đẹp, tròn đều, ngọt thơm, mỏng vỏ và mọng nước.

Ngoài ra còn giúp tăng độ kết dính cuống quả, hạn chế rụng quả non. Kích thích quả nhanh lớn, chống nứt trái, méo trái.

Lưu ý: Cần cung cấp đầy đủ và cân đối tất cả các dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Tránh hiện tượng nứt trái, méo trái, vỏ dày, sần sùi, sồ vỏ, khô đầu múi, trái không đều, vị nhạt, tép khô…

3. Tưới nước

Bà con cần cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới cho cây giai đoạn cây mang trái. Mùa nắng cần thường xuyên tưới nước cho bưởi, đảm bảo nước cũng như độ ẩm cho cây. Có thể để cỏ, sử dụng vật liệu che phủ để giữ nước, giữ ẩm cho cây. . Mùa mưa cần tiêu nước tránh tình trạng ngập úng khiến trái rụng, nấm bệnh và có thể dẫn đến chết cây.

4. Phòng trừ nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục trái ở bưởi giai đoạn trái non

Giai đoạn này trái non thu hút rất nhiều loài côn trùng gây hại. Nguy hiểm nhất là nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục trái. Chúng tấn công làm cho mẫu mã trái sau này xấu xí, mất giá trị thương phẩm. Nếu bị nặng có thể khiến cho trái bị rụng. Cần sử dụng bộ chế phẩm sinh học WAO KING để phòng trừ và tiêu diệt chúng.

Cả 4 công việc này đều cực kì quan trọng trong giai đoạn chăm sóc bưởi giai đoạn trái non. Bà con cần tiến hành tổng hợp cả ba để đạt năng suất cao. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!

Đăng bởi Để lại phản hồi

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cây bị vàng lá

Hiện tượng cây bị vàng lá là dấu hiệu chứng tỏ cây trồng đang có vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cây bị vàng lá. Có thể do nấm bệnh, tuyến trùng, do bị mất cân đối dinh dưỡng, vi khuẩn gây hại … 

Cây trồng rất nhạy cảm, đặc biệt là các loại cây ăn quả có múi, sầu riêng.

Vàng lá là một cách cây trồng phản ứng với các điều kiện bất lợi. Nó giống như việc mình bị sổ mũi khi gặp thời tiết lạnh vậy. Khi thấy cây bị vàng lá nghĩa là chúng muốn nói với bạn rằng “tôi đang bị bệnh, hãy giúp tôi”. Để có biện pháp tác động phù hợp, trước tiên phải xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá.

Có 5 nguyên nhân chính khiến cho cây trồng đang xanh bị vàng lá.

1. Cây bị bệnh vàng lá do thối rễ (vàng lá thối rễ)

Vàng lá thối rễ là bệnh khá nguy hiểm. Bệnh xuất hiện nhiều vào giữa mùa mưa, cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Đất bị oi nước, chai cứng, nén chặt là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thối rễ và sau đó là vàng lá.

Vào mùa mưa, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa là thời điểm nấm bệnh hại bùng phát mạnh. Nghiêm trọng nhất là vấn đề “Vàng lá thối rễ trên cây đang nuôi trái”. Bệnh khiến cho cây rụng quả, quả chậm lớn, thậm chí những vườn bệnh nặng phải chặt bỏ, làm thiệt hại đến kinh tế cũng như công sức của nhà vườn.

Phytophthora, Fusarium là tác nhân chính gây ra bệnh Vàng Lá thối rễ. Đây là các loại nấm thủy sinh nên sinh sản và phát tán rất mạnh trong môi trường ẩm ướt.

Cây bị vàng lá thối rễ rất dễ nhận biết. Bệnh sẽ khiến các đọt non bị biến màu vàng nhạt sau đó lan rộng dần theo thời gian. Khi mới phát bệnh, đọt non mới ra của cây sẽ có màu vàng nhạt sau đó bắt đầu vàng hẳn từ lúc lá bánh tẻ cho đến lá già rồi rụng. Cây bị bệnh nằm rải rác khắp vườn. Lá vàng theo từng cành sau đó lan rộng ra cả cây. Lá trên cây bị vàng cả phiến lá và gân lá do thiếu hụt cả nước và dinh dưỡng.

1,460,000 Thêm vào giỏ hàng

2Cây bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng

Cây trồng phát triển tốt cần có sự tổng hợp đầy của các chất dinh dưỡng (đa, trung và vi lượng). Tình trạng cây thiếu dinh dưỡng thể hiện rõ nhất qua lá. Khi thiếu dinh dưỡng lá cây sẽ bị vàng, biến dạng, teo nhỏ hoặc rụng nhiều.

3. Cây bị vàng lá do ngộ độc

Việc thiếu dinh dưỡng sẽ khiến cây phát triển kém nhưng thừa dinh dưỡng còn nguy hiểm hơn. Dư thừa bất kỳ chất dinh dưỡng nào trong đất cũng có thể gây độc cho cây. Tình trạng ngộ độc sẽ khiến cho cây vàng lá, cháy lá và bắt đầu hút các chất dinh dưỡng khác kém hơn.

Biểu hiện cây bị ngộ độc

4. Vàng lá gân xanh do vi khuẩn

Bệnh vàng lá gân xanh (Greening) do vi khuẩn (Liberobacter asiaticum) sống trong mạch dẫn của cây gây ra. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là tác nhân lan truyền bệnh chủ yếu. Ngoài ra bệnh còn lây lan qua mắt ghép.

Cây bị bệnh phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ. Khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh (người ta thường gọi vàng lá gân xanh).

>>Phòng bệnh vàng lá gân xanh (Greening), trên cây cam, quýt, bưởi

5. Vàng lá thối rễ do tuyến trùng gây hại

Tuyến trùng gây hại sẽ làm tắc mạch dẫn của rễ, cản trở sự hút nước và dinh dưỡng khiến lá bị vàng và héo úa. Các vết thương từ tuyến trùng tạo ra sẽ mở đường cho nấm hại xâm nhập gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

Biểu hiện rễ bị tuyến trùng gây hại

Vàng lá thối rễ do cả nấm và tuyến trùng gây hại sẽ làm vàng cả lá già, lá bánh tẻ và lá ngọn tùy theo vị trí cắn phá của tuyến trùng dưới rễ. Cây bị vàng lá do tuyến trùng gây hại cũng xuất hiện rải rác trong vườn nên khi có biểu hiện nghi ngờ cần xác định rõ trước khi xử lý bệnh để tránh tình trạng sai bệnh, sai thuốc.

👉Xem ngay: Bộ giải pháp Đặc trị vàng lá thối rễ do nấm, tuyến trùng!

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam nên để ý 3 điều này

Bệnh Vàng lá thối rễ trên cây cam là bệnh đặc biệt nguy hại. Đây là bệnh do nấm thủy sinh gây ra nên lây lan rất nhanh, nhất là trong môi trường ngập nước. Vậy làm thế nào để phòng được bệnh vàng lá thôí rễ, cùng sinhhocvietnam.vn tìm hiểu các thủ thuật sau đây:

Biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi
Biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

1. Thủ thuật quản lý tầng đất mặt

Rễ cây có múi chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt. Nấm bệnh, vi khuẩn và tuyến trùng gây hại rễ cũng nằm chủ yếu ở tầng đất này. Các thành phần này luôn trong tư thế sẵn sàng gây hại rễ nếu có cơ hội. Để quản lý tốt lớp đất này cần làm tốt 4 việc sau:

  • Khâu thoát nước trong mùa mưa.
  • Khâu cải tạo đất sau thu hoạch.
  • Chăm sóc, quản lý cỏ dại, trồng cây che phủ mặt đất.
  • Sử dụng phân bón hợp lý. Bón đủ phân chuồng, bón đủ không bón dư phân hóa học.
Quản lý tầng đất mặt
Quản lý tầng đất mặt

4 công việc này là quan trọng hàng đầu. Nếu làm sai quy cách hoặc làm không tốt sẽ là những nguyên nhân gián tiếp làm tổn thương rễ tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh, tuyến trùng gây hại rễ.

2. Vàng lá thối rễ trên cây cam và thủ thuật chăm sóc

Vào mùa mưa yếu tố dinh dưỡng cho cây có múi lại càng đặc biệt phải chú trọng. Mùa mưa nấm bệnh thủy sinh phát triển rất mạnh nên nếu để cây thiếu chất cây sẽ rất dễ bị xâm hại. Ngoài phân chuồng, NPK cũng cần phải chú ý nhiều đến phân trung và vi lượng. Bất kể thiếu chất nào cũng sẽ khiến cho đề kháng cây yếu dẫn đến cái loại vi sinh gây hại dễ xâm nhập.

Khuyến cáo:

  • Bón phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Bổ sung các chất đa lượng, trung và vi lượng ở dạng hữu cơ là tốt nhất.
  • Bón thêm kali kết hợp với tro trấu hoặc mùn cưa (nếu có). Đất sẽ thông thoáng hơn trong những ngày mưa và đồng thời tăng đề kháng cho rễ.
  • Bón vôi đầu mùa mưa để sát khuẩn, diệt trừ nấm bệnh trong đất. Vôi cũng sẽ gia tăng độ pH hạn chế sức phát triển của nấm bệnh trong thời gian này.

3. Thủ thuật quan sát biểu hiện cây trồng

Bệnh Vàng Lá Thối Rễ đặc thù của nó lá thối rễ trước vàng lá sau. Thường thì nắng lên biểu hiện của bệnh mới thể hiện rõ trên lá. Giai đoạn thối rễ chính lại vào mùa mưa, nếu phát hiện sớm chúng ta có thể phòng bệnh và điều trị dễ dàng ngay từ sớm.

Vậy phát hiện bệnh sớm bằng cách nào?

Trong những tháng mùa mưa cần phải thăm vườn thường xuyên. Nếu phát hiện lộc non có dấu hiệu bị vàng lác đác 1 vài lá, kiểm tra rễ thấy các đầu rễ non bắt đầu bị thối. Cần phải xử lý ngay, đây là biểu hiện ban đầu của bệnh vàng lá thối rễ.

Nặng hơn khi biểu hiện rõ trên lá thì sẽ thấy:

  • Đợt lộc tiếp theo ra lá tiếp tục vàng. Lá ở tầng dưới bắt đầu khô và co lại, gân lá đã chuyển vàng.
  • Lá vàng cả phiến lá và gân lá, rễ thối ở hướng nào thì lá vàng ở hướng đó.
  • Lá cây đã vàng thì bộ rễ đã thối trước đó vài tháng, cần phải đặc biệt chú trọng các cây này. Tham khảo quy trình đặc trị bệnh Vàng Lá Thối Rễ tại đây.
Biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ
Biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ

Kết luận:

– Bệnh vàng lá thối rễ chủ yếu do nấm thủy sinh xâm nhập gây thối rễ trong mùa mưa nên cần phòng sớm tránh lây lan. Trị bệnh cho cây này phải phòng luôn cho cả những cây lân cận vì nấm bệnh rất dễ lây lan.

– Cần cải tạo tầng đất mặt qua từng mùa vụ, từng năm để hạn chế nấm bệnh gây hại sống trong đất. Cách làm như sau:

  • Tăng cường bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục bằng nấm trichoderma. Bón trực tiếp trichoderma nếu đã đủ lượng phân chuồng cần thiết giúp đất tơi xốp hơn. Tăng cường vi sinh vật có lợi trong đất.
  • Bón phân cân đối và đúng thời điểm, tránh bón dư thừa phân hóa học làm đất chai cứng.
  • Cuốc xới và phơi đất mặt cho oxy đi vào đồng thời gia tăng pH.
  • Thoát nước tránh ngập, oi nước trong vườn là việc cần làm ngay.
  • Tưới nước đủ ẩm cho đất trong mùa nắng (60 – 70% là tốt nhất)
  • Bón thêm kali, vôi, vỏ tro trấu trước mùa mưa để tăng đề kháng cho rễ và tạo độ thoáng khí cho đất khi mùa mưa tới tránh tình trạng rễ thiếu oxy.

Đọc thêm: Các bước phục hồi vàng lá thối rễ