Đăng bởi Để lại phản hồi

Bí quyết xử lý bệnh thối rễ trên sầu riêng triệt để

Sầu riêng là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, được mọi người ưa chuộng nhưng dày công chăm sóc bởi chúng vừa khó trồng, vừa khó chăm sóc. Phải mất 4-5 năm sầu mới được thu hoạch. . Hiện nay, bệnh thối rễ trên sầu riêng xuất hiện rất phổ biến. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như gây thiệt hại về mặt kinh tế cho bà con.

Cùng WAO đi tìm nguyên nhân và giải pháp xử lý khi sầu riêng bị thối rễ nhé!

Dấu hiệu nhận biết bệnh thối rễ trên sầu riêng

Khi sầu riêng bị thối rễ, quá trình vận chuyển và trao đổi chất của cây bị ảnh hưởng.

  • Trên lá, phần gân lá nổi lên rõ rệt, có màu vàng nhạt, phiến lá có màu vàng cam. Lá vàng bắt đầu từ đọt non xuống lá già. Lúc đầu có thể vàng rải rác ở một vài cành. Nhưng nếu không xử lý kịp thời sẽ lan rộng ra cả cây. Lá bị vàng rất dễ rụng. Ở thời điểm cây mang trái nếu cây mang bệnh sẽ khiến chất lượng trái giảm và có khi là bị rụng hàng loạt.
  • Chiếu thẳng từ cành bị vàng lá xuống, sau đó bới nhẹ đất, quan sát thấy phần rễ bị thối đen, có mùi khó chịu. Rễ thối bắt đầu ở rễ cám, rồi lan dần vào rễ chính. Phần rễ thối có màu nâu đen, vuốt nhẹ phần rễ sẽ dễ dàng tách phần vỏ ra khỏi phần gỗ. Khi rễ mất khả năng hấp thu dinh dưỡng sẽ làm cành bị chết khô. Nếu không có phương án kiểm soát kịp thời sẽ khiến tất cả rễ bị thối và dẫn đến chết toàn bộ cây.
Sầu riêng bị thối rễ khiến lá bị vàng

Nguyên nhân bệnh thối rễ trên sầu riêng

Bệnh thối rễ trên sầu riêng rất khó để khắc phục triệt để nếu không tìm được nguyên nhân gốc rễ của nó. Tác nhân gây bệnh trực tiếp là do nấm Phytophthora và nấm Fusarium tấn công gây hại. Khiến bộ rễ không thực hiện được nhiệm vụ hút dinh dưỡng từ đất để nuôi cây. Làm suy cây nhanh chóng và có thể dẫn đến chết cây.

Nấm bệnh tấn công cây bởi những nguyên nhân sau:

  • Đa phần nhà vườn thường trồng cây bằng cách đào hố sâu rồi bỏ bầu xuống. Mặc dù, khi trồng thấy mặt đất ngang bằng với gốc. Nhưng sau một thời gian, khi đất nén xuống sẽ kéo cả gốc chìm sâu. Làm cho phần cổ rễ bị che lấp. Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng khiến rễ suy yếu. Rễ ăn sâu xuống dưới dễ bị úng nước và thối rễ.
  • Vườn ngập úng do hệ thống thoát nước không đảm bảo. Đất nhiều sét, nén chặt, kém thông thoáng khiến nước bị giữ lại nhiều ở trong đất. Khiến rễ cây thiếu oxy để hô hấp, dễ suy yếu, tổn thương và gây thối rễ.
  • Đất thoái hoá do canh tác độc canh lâu năm, lạm dụng nhiều phân thuốc hoá học, ít bón phân hữu cơ cũng là nguyên nhân khiến rễ cây bị tổn thương. Hoặc bón phân chưa được ủ hoai mục vào những ngày mưa cũng dễ làm cho rễ cây bị thối.
  • Các vết thương do tuyến trùng gây ra cũng là con đường để nấm tấn công gây bệnh thối rễ. Tuyến trùng gây hại làm tắc mạch dẫn của rễ, cản trở quá trình vận chuyển dinh dưỡng khiến cây bị vàng và héo úa.
Rễ thối có màu nâu đen, vuốt nhẹ lớp vỏ dễ dàng tách ra khỏi phần gỗ

Cách khắc phục bệnh thối rễ trên sầu riêng

Khi phát hiện cây bị bệnh:

  • Cần tiến hành cắt tỉa bớt cành vàng. Nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước và làm giảm áp lực cho rễ.
  • Sau đó tiến hành bổ sung phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Mục đích là tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại trong đất lâu hơn, nhân sinh khối mạnh hơn để tiêu diệt nấm bệnh gây hại, bảo vệ rễ non.
  • Tưới bộ giải pháp chăm sóc đất – bảo vệ rễ WAO BOOM. Nhằm cải thiện độ pH, kích hoạt nấm đối kháng để tiêu diệt nấm hại gây bệnh.

Để phòng bệnh thối rễ, bà con cần:

  • Đảm bảo hệ thống thoát nước trong vườn tốt, tránh ngập úng.
  • Hạn chế bón phân vô cơ, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ như phân chuồng ủ hoai mục, đạm cá, phân hữu cơ hàn quốc…
  • Hạ mức đất mặt xuống ngang bằng với phần cổ rễ nếu cây đang gặp tình trạng trồng sâu.
  • Kiểm tra độ pH định kỳ để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
  • Tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 3 tháng/lần. Nhằm kiểm soát nấm khuẩn, ổn định độ pH, củng cố hệ thống rễ giúp cây khoẻ mạnh.

Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp con đường “chữa bệnh” được rút ngắn lại. Hi vọng, với những chia sẻ trên có thể giúp bà con nhanh chóng tìm được giải pháp “điều trị” bệnh thối rễ trên sầu riêng.

Xem thêm:

Bệnh thối trái trên cây sầu riêng và biện pháp phòng trị

Cách sử dụng đạm cá cho sầu riêng mà bạn không nên bỏ qua

3 nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá và giải pháp khắc phục

Đăng bởi Để lại phản hồi

3 nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá và giải pháp khắc phục

Sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc thật không mấy dễ dàng bởi cây trồng thường đối mặt với nhiều vấn đề bệnh hại. Trong đó, sầu riêng bị cháy lá đang là vấn đề được rất nhiều bà con quan tâm.
Cháy lá xuất hiện do nhiều nguyên nhân, mời bà con cùng theo chân WAO tìm hiểu nhé:

Sầu riêng bị cháy lá do rầy xanh

Rầy xanh là loại côn trùng nguy hiểm, chúng gây hại quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất là vào thời điểm cây ra đọt non. Rầy xanh tấn công làm cháy lá non, rụng lá non hàng loạt khiến cành cây trơ trọi.
Ban đầu, vết bệnh là những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị xoăn lại, khô dần rồi rụng.

Cách xử lý:

Vì rầy xanh tấn công mạnh vào giai đoạn lá non, đọt non nên bà con cần phun phòng từ khi cây xuất hiện mũi giáo đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt thành lá thục.
Sử dụng chế phẩm sinh học AHBI kết hợp Siêu đồng để phun, phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

Rầy xanh tấn công khiến mép lá quăn lại và khô dần

2. Sầu riêng bị cháy lá do nấm tấn công

Nấm Rhizoctonia solani và nấm Colletotrichum spp là hai tác nhân trực tiếp gây bệnh cháy lá trên sầu riêng.

2.1 Nấm Rhizoctonia solani

Nấm này xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi trời nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường thấp, thoát nước kém.
Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non. Bắt đầu vết bệnh là những đốm nhỏ, sũng nước. Sau đó phát triển thành mảng. Sau đó những vết này khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối, làm lá biến dạng và quăn lại. Bệnh thường tập trung gây hại từng cụm sau đó lây lan rộng ra khắp vườn. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại với nhau do sự mọc lan của sợi nấm.
Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình quang hợp của cây, khiến cây sinh trưởng kém, không ra hoa đậu trái.

Cháy lá do nấm Rhizoctonia solani gây hại

2.2 Nấm Colletotrichum spp

Đây là loại nấm gây ra bệnh thán thư trên mọi loại cây. Lúc đầu vết bệnh phát sinh ở mép lá hay chóp lá, sau đó mới lan rộng vào phía trong. Đường ranh giới ngăn cách giữa phần thịt lá còn xanh và phần bị nhiễm bệnh là những đường viền hình tròn đồng tâm, có màu nâu đậm. Bệnh nặng làm khô lá, cháy lá và dẫn đến hiện tượng rụng hàng loạt, gây chết cây.

Cháy lá do nấm Colletotrichum spp tấn công


Cách xử lý:

  • Cắt tỉa những hoa lá cành đã bị nhiễm bệnh và đem đi tiêu huỷ tránh lây lan.
  • Sử dụng kết hợp Mocabi và Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá để tiêu diệt nấm khuẩn và tăng kích kháng giúp cây chống chọi tốt với bệnh hại. Phun lại lần 2 sau 3 ngày phun.
  • Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để tưới quanh gốc để xử lý nấm khuẩn tồn tại trong đất. Tưới 7 ngày 1 lần, mỗi gốc 5-10 lít tuỳ thuộc vào từng độ tuổi và độ rộng của tán.

Cách phòng bệnh:

  • Cắt cành, tạo tán tránh để vườn rậm rạp, giúp ánh nắng chiếu vào.
  • Tăng cường bổ sung phân hữu cơ đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.
  • Tưới phòng nấm khuẩn WAO BOOM định kỳ 3 tháng 1 lần.
  • Phun Mocabi và Siêu đồng định kì 15-20 ngày/ lần để phòng nấm khuẩn trên cành lá.
  • Bổ sung và cân đối dinh dưỡng cũng như là nước tưới cho cây.
  • Thường xuyên thăm khám vườn để kịp thời phát hiện bệnh sớm.

3. Sầu riêng bị cháy lá do ngộ độc phân bón

Tình trạng này dễ bắt gặp ở những vườn sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, cụ thể như phân NPK. Việc này khiến các đầu rễ cám bị cháy, dẫn đến chóp lá và rìa lá trên cây cũng cháy theo.
Đầu rễ tổn thương tạo cơ hội cho nấm khuẩn tấn công rễ mạnh, khiến rễ hoại tử.
Khi vườn nhà gặp tình trạng trên cần tưới Humic K-humate để giải độc đất, làm dịu rễ, kích cây ra rễ mới.

Sầu riêng bị cháy lá do bón quá nhiều phân bón vô cơ

Cách phòng trừ:

  • Bón phân vừa đủ cho sầu riêng
  • Sầu dưới 1 tuổi không bón phân vô cơ, chỉ bón phân hữu cơ.
  • Không bón sát gốc, bón cách gốc 40-50cm, tuỳ độ rộng của tán cây.
  • Tưới Humic K-humate nhằm giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Kết hợp Amino Acid có trong A4 và dinh dưỡng trung vi lượng cao cấp trong Sao Đỏ. Giúp lá xanh dày, bóng mượt và cây phát triển cứng cáp, phát triển tốt.
  • Thường xuyên kiểm tra độ PH của đất, đảm bảo dinh dưỡng trong đất được hoà tan cho cây trồng dễ hấp thụ.

Trên đây là những chia sẻ của WAO về nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục của bệnh sầu riêng bị cháy lá. Hi vọng qua bài viết này bà con có thể phân biệt được sầu riêng nhà mình bị cháy lá do đâu để có cách khắc phục triệt để.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách chăm sóc sầu riêng mới trồng

Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới mang lại giá trị kinh tế cao. Gần đây, diện tích trồng mới sầu riêng ngày càng được mở rộng để thay thế các loại cây ăn trái, cây công nghiệp. Giai đoạn mới trồng, sầu riêng thường gặp các vấn đề như cây còi cọc chậm lớn; dễ bị các loại nấm bệnh, côn trùng gây hại. Vậy chăm sóc sầu riêng mới trồng như thế nào để cây phát triển khỏe mạnh; sức đề kháng cao chống chịu với nấm bệnh tốt là vấn đề được các nhà vườn trồng mới chưa có kinh nghiệm rất quan tâm.

Để giải quyết những vấn đề trên, nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Che phủ, giữ ẩm cho sầu riêng sau khi trồng

Sầu riêng là loại cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao, không ưa khí hậu khô hanh. Nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển nằm trong khoảng từ 22 – 30oC. Nên sầu riêng được trồng nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Sau khi xuống giống, nhà vườn nên tiến hành che phủ, giữ ẩm cho đất trồng bằng các loại vật liệu như rơm rạ, cành cây khô, thân ngô, thân chuối …để hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất mặt và không bị rửa trôi khi tưới nước.

Lưu ý: vật liệu che phủ cách gốc 15-20cm để hạn chế thối gốc

2. Trồng xen canh cây che nắng, chắn gió

Sầu riêng là cây ưa sáng nên không trồng mật độ quá dày để cây đón được lượng ánh sáng đủ để sinh trưởng và phát triển.

Khoảng cách phù hợp:

– Trồng chuyên canh: 6mx6m hoặc 7mx7m.

– Trồng xen canh: 8mx8m, 9mx9m hoặc 10mx12m.

Tuy nhiên ở giai đoạn cây con còn bé, nhà vườn nên tiến hành trồng xen canh thêm các loại cây trồng khác để che nắng, chắn gió cho sầu riêng con hạn chế rung lay gốc. Có thể trồng cỏ vetiver, muồng vàng, chuối để vừa tạo nguồn sinh khối cắt tỉa che phủ tại chỗ; vừa che nắng chắn gió, cải tạo đất trồng. Vì đa số đất trồng sầu riêng được chuyển đổi từ các vườn trồng cây ăn trái lâu năm, cây công nghiệp nên đã bạc màu, thoái hóa, nghèo dinh dưỡng.

3. Tưới nước, bón phân

Sầu riêng sau khi trồng nên tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho đất; đặc biệt trong vòng 45 ngày đầu mới trồng. Tiến hành tủ gốc để giữ ẩm cho cây, nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây không phát triển được, héo và chết cây. Không bón hay tưới phân bón tổng hợp (NPK) dễ gây xót rễ trong khi cây ra rễ non. Khi cây trồng đã được 45 ngày; tiến hành bón thêm phân hữu cơ ( ví dụ như phân Hữu cơ NPK Hàn Quốc, phun amino acid để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây.

4. Kích thích sầu riêng con ra rễ mới

Sầu riêng con khi vừa được chuyển từ bầu đất xuống vườn trồng cần thời gian để thích ứng với môi trường mới. Khả năng hấp thụ và tìm kiếm dinh dưỡng của rễ vẫn còn hạn chế. Vì vậy để sầu riêng con nhanh bén rễ nhà vườn nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để kích thích cây ra rễ non; như humic, các chủng nấm men kích rễ như Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes spp… Việc kích rễ được tiến hành kịp thời sẽ giúp cho sầu riêng con nhanh chóng thích nghi; hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu nuôi cây, đi đọt.

5. Phòng trừ côn trùng, nấm bệnh

  • Phòng trừ rầy xanh

Trong giai đoạn cây đi đọt, loại côn trùng gây hại phổ biến trên sầu riêng đó là rầy xanh. Chúng chích hút khiến teo đọt, rụng lá hàng loạt. Vì vậy nhà vườn cần phun phòng rầy xanh ngay khi cây bắt đầu ra múi giáo.

  • Phòng trừ nấm bệnh.

Trên lá: Phun nấm đối kháng Chaetomium để phòng trừ bệnh do nấm gây hại trên lá như đốm lá (đốm mắt cua), cháy lá chết ngọn, thán thư…

Dưới rễ: phòng trừ nấm bệnh trong đất gây lại cho rễ non như nấm Phytophthora, Fusarium, tuyến trùng. Nhà vườn nên sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để xử lý đất trồng sầu riêng trước khi xuống giống.

Đọc tiếp:

Đăng bởi Để lại phản hồi

3 bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch không thể bỏ qua

Vì sao cần chăm sóc sầu riêng ngay sau khi thu hoạch?

Mùa mưa, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại phát triển. Trong khi đó sầu riêng vừa mới thu hoạch xong; sau một thời gian dài dốc toàn sức lực để làm bông nuôi trái, cây đã suy yếu, kiệt sức nên rất dễ bị nấm bệnh tấn công gây hại.

Chăm sóc sau thu hoạch là giai đoạn quyết định đến sức khỏe, tuổi thọ của cây trồng; và năng suất chất lượng của mùa vụ tiếp theo.

Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch
Vườn sầu riêng đang chuẩn bị cho thu hoạch

Vậy cần chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch như thế nào để cây nhanh chóng phục hồi; và kịp chuẩn bị sức làm bông cho vụ tiếp theo?

3 bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

– Rửa vườn, xử lý nấm bệnh trên thân cành, lá

Giai đoạn sau thu hoạch, sức đề kháng của cây sầu riêng rất kém, cộng với những tổn thương trong quá trình thu hoạch trái mở đường cho nấm khuẩn tấn công cây.

Nhà vườn cần tiến hành phun chế phẩm sinh học CNX- Siêu đồng để sát khuẩn, rửa vườn, tẩy sạch rong rêu mảng bám trên thân cành lá giúp xử lý nấm bệnh; tăng khả năng quang hợp cho cây.

Lưu ý: Rửa vườn có thể thực hiện trước hoặc song song với với việc cắt tỉa cành. Việc rửa vườn, xử lý nấm bệnh trên thân cành, lá nên tiến hành càng sớm càng tốt.

– Xử lý nấm bệnh trong đất, phục hồi cây sau thu hoạch.

Đất là nơi tập trung các loài nấm khuẩn gây bệnh nguy hiểm trên sầu riêng như Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia Solani… Sau quá trình dài mang trái, bộ rễ của sầu riêng bị tổn thương nghiêm trọng; sức cây suy kiệt, đề kháng kém. Đây là thời điểm các loại nấm khuẩn dễ dàng tấn công gây hại. Việc xử lý nấm bệnh trong đất, phục hồi cây giai đoạn này là hết sức cần thiết; vừa giúp bảo vệ cây trước các loại nấm khuẩn gây hại vùng rễ, vừa giúp cây phục hồi sức khỏe nhanh chóng để chuẩn bị cho vụ làm bông tiếp theo. Nhà vườn nên sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM trong giai đoạn này.

WAO BOOM giúp:

  • Kiểm soát các loại nấm khuẩn nguy hiểm gây bệnh vùng rễ như: Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia Solani; phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ, thối thân, thối gốc, nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng.
  • Kích thích sầu riêng ra hệ thống rễ mới, giúp hấp thu dinh dưỡng nhanh và dễ dàng hơn.
  • Bổ sung dinh dưỡng Đa – Trung – Vi lượng thiết yếu + amino Acid ở dạng dễ dàng hấp thụ giúp sầu riêng nhanh chóng phục hồi.
  • Cải tạo nền đất, cân bằng và ổn định pH đất; bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi giúp phân giải hữu cơ; tăng độ mùn tạo độ tơi xốp cho đất.
Chăm sóc cho nền đất tơi xốp, giàu hữu cơ, nhiều mùn
Chăm sóc cho nền đất tơi xốp, giàu hữu cơ, nhiều mùn

Lưu ý: Ngoài ra nhà vườn có thể bổ sung thêm phân bón trung vi lượng cao cấp Sao Đỏ để đẩy nhanh quá trình phục hồi cho cây sầu riêng.

Phòng trừ côn trùng chuẩn bị cho cơi đọt tiếp theo.

Sầu riêng là loại cây ăn trái “khó tính”; để ra bông, đậu trái cần một quá trình chuẩn bị lâu dài và bắt đầu ngay sau mỗi vụ thu hoạch. Trong đó giai đoạn cơi đọt đóng một vai trò rất quan trọng. Nhà vườn nên tiến hành phun phòng trừ các loại côn trùng như rầy, rệp, nhện, bọ trĩ trước thời điểm cây ra chồi non, đọt non. Sử dụng chế phẩm sinh học CNX RS để có được bộ lá xanh dày, bóng khỏe, không sâu bệnh.

Lá sầu riêng xanh dày, bóng khỏe
Chăm sóc cơi đọt khỏe mạnh

Đọc tiếp:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Sầu riêng gãy đổ do giông lốc, nỗi đau lớn nhất của người trồng

Sầu riêng gãy đổ trước mùa thu hoạch là nỗi đau lớn nhất của người trồng sầu riêng. Cây sầu riêng mất 4-6 năm mới bắt đầu cho quả; trừ đi chi phí phân, thuốc, nhân công thì có thể phải mất tới 10 năm mới bắt đầu có lãi.

Mùa sầu riêng ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ thường rơi vào mùa mưa. Tình trạng các vườn sầu riêng gãy đổ do giông lốc đã không còn xa lạ đối với người dân nơi đây.

Vậy đâu là nguyên nhân và biện pháp nào giúp người dân hạn chế tình trạng gãy đổ; cũng như giảm thiệt hại cho nhà vườn trồng sầu riêng trước mùa thu hoạch.

1. Nguyên nhân tình trạng sầu riêng gãy đổ

Hình dáng cây sầu riêng bất lợi trước mưa gió, giông lốc; vì tay sầu dài, lại đeo lượng trái lớn do gần đến thời kỳ thu hoạch. Thân cành sầu riêng giòn dễ gãy, và thường bị sâu đục thân, sâu đục cành tấn công. Khi gặp giông lốc, gió giật gây ra tình trạng rụng quả, gẫy tay cành, nguy hiểm hơn là bật gốc, gãy ngang thân. Thiệt hại thường nặng nề hơn ở những vườn sầu riêng được chăm sóc chưa đúng cách.

  • Cây sầu riêng trong giai đoạn kinh doanh bị ép ra hoa đậu trái và nuôi trái quá sức, dinh dưỡng nuôi cây mất cân đối khiến cây bị “loãng xương”, thân gốc thiếu độ bền nên chỉ gần gặp giông lốc là gãy đổ.
  • Những cây sầu riêng bị sâu đục thân, đục cành tấn công không được kiểm soát có tỷ lệ gãy đổ cao hơn; bởi phần ruột gỗ phía trong đã bị đục rỗng, thân cành không còn chắc chắn.
  • Đặc biệt, những cây bị nhiễm nấm bệnh, nhất là nấm thối rễ thối gốc khiến phần gốc yếu, sức cây kém, không còn khả năng bám trụ thường dễ bị bật gốc

2. Biện pháp hạn chế gãy đổ

– Trồng các loại cây chắn gió tạo thành hàng rào bao quanh vườn. Một số loại cây giúp chắn gió tốt như chuối, mít, muồng đen, phi lao, bạch đàn, đỗ mai, giáng hương,…

– Cắt cành, tạo tán, khống chế chiều cao cây hợp lý. Đối với cây sầu riêng, chỉ nên để một thân chính, hạn chế các thân phụ (cành vượt) bởi các cành vượt dễ bị gãy ở vị trí giao với thân chính, nếu những cành này bị gãy sẽ tạo thương tổn cho cây và rất khó phục hồi. Với những vườn trồng ở khu vực đồi cao cần khống chế chiều cao của cây, vì khu vực này đón gió lớn, dễ gãy đổ.

– Vào mùa mưa bão, cần chủ động giằng néo, chống đỡ thân cành quả chắc chắn.

– Căn cứ vào sức cây để nuôi giữ lượng trái hợp lý, tránh để quá nhiều trái làm cây suy yếu, mất cân bằng, dễ đổ ngã, gãy cành, rụng trái.

Nuôi giữ số lượng trái hợp lý để đảm bảo sức cây

– Cần chăm sóc cây khỏe mạnh, tăng sức chống chịu, bám trụ trước thời tiết bất lợi. Phun phòng trừ nấm bệnh trong đất để cây có bộ rễ khỏe, chắc chắn, bám trụ tốt.

– Cải tạo nền đất tơi xốp, để giúp cây hấp thu dinh dưỡng, trao đổi chất tốt, phát triển thân cành cứng cáp, rễ cây được ăn sâu, lan rộng, bám đất tốt hơn.

– Cần phòng trừ côn trùng định kỳ đặc biệt là sâu đục thân, sâu đục cành.

– Nuôi giữ cỏ, thảm thực bì trong vườn để bảo vệ đất mặt và rễ, hạn chế được xói mòn rửa trôi khiến cây dễ bật gốc.

3. Biện pháp xử lý sau gãy đổ

– Với những cây bị ngã đổ còn có khả năng phục hồi:

  • Tiến hành cắt tỉa bớt cành lá, quả (nếu có); giằng néo cố định lại cây.
  • Sau đó, tưới WAO BOOM để phòng ngừa nấm khuẩn tấn công qua các vết thương hở ở gốc rễ do quá trình rung lắc gây nên, kích thích cây ra rễ mới, bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thụ giúp cây nhanh chóng phục hồi. Những cây này không nên tiếp tục mang trái; vì trái mang sẽ không chất lượng và làm cây chậm phục hồi.
  • Phun phòng nấm khuẩn cho các vết cắt , vết thương hở trên thân cành, lá.

– Với những cây gãy cành:

Nhà vườn cắt bỏ những cành gãy; sát khuẩn vết cắt và phun phòng nấm khuẩn cả trên thân cành lá bằng Vaccin + Siêu đồng

Đọc tiếp>> Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch