Đăng bởi Để lại phản hồi

Sâu bệnh trên cây đàn hương và cách xử lý

Cây Đàn hương là loại cây dễ trồng, sinh trưởng phát triển phát triển tốt mà không cần tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, một số loại sâu bệnh trên cây đàn hương thường gặp phổ biến như sau. Cùng WAO tìm hiểu nhé!

1. Bệnh nhiễm nấm rễ

Phellinus noxius là một nhiễm nấm rễ có khả năng giết cây giống và cây đàn hương.

Biểu hiện: Các lá cây bị nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng chuyển từ màu xanh sang màu nâu trước khi lá rụng xuống trong vòng một vài tuần đó là các triệu chứng đầu tiên. Nếu bệnh chưa được ngăn ngừa, sẽ xuất hiện một đoạn da màu nâu hiện ra ở gần gốc cây, đó là nơi phát tán bệnh. Các bệnh lây truyền qua hệ thống rễ cây bị ảnh hưởng, và nhiễm trùng do đó có thể lan nhanh sang các cây khác trong rừng trồng.

Cách xử lý:

Pha bộ giải pháp WAO BOOM với 1000 lít nước sau đó tưới đẫm lên gốc cây. 7 ngày tưới 1 lần vừa giúp kiểm soát nấm hại vừa tái tạo bộ rễ mới phát triển khoẻ mạnh và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cây.

Bệnh nhiễm nấm rễ trên cây đàn hương

2. Bệnh chấm lá đen

Bệnh chấm đen lá là một bệnh nấm có ảnh hưởng đến lá của gỗ đàn hương. Đặc biệt là khi cây còn nhỏ. Mặc dù bệnh chấm đen lá thường sẽ không giết một cây. Nhưng nó là một dấu hiệu cho thấy điều kiện quá ẩm cho gỗ đàn hương. Bệnh chấm đen lá có thể xuất hiện liên tục, và sự hiện diện của nó sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi môi trường theo mùa. Nếu bệnh chấm đen lá xuất hiện dai dẳng trong năm báo hiệu rằng khí hậu ở đây không phải phù hợp để trồng đàn hương.

Cách xử lý:

Sử dụng Vaccin + Siêu đồng để kiểm soát nấm hại trên lá. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Bệnh chấm lá đen trên cây đàn hương

3. Sâu đục thân

Sâu đục thân là ấu trùng của bọ xén tóc. Chúng thường đẻ trứng vào các kẽ nứt trên vỏ cây, cách gốc 1,5m trở xuống. Khi sâu non nở ra, chúng đục qua phần vỏ cây, ăn mô vỏ và đục vào ăn phần gỗ và tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo. Những lỗ mới gần vị trí sâu non sẽ có mùn cưa (phân sâu) mới thải ra màu sáng. Khi sâu đục 1 vòng quanh thân, cắt đứt mạch dẫn nhựa khiến cây vàng lá và chết dần.

Bênh sâu đục thân thường làm cho cây đang xanh tốt, tự nhiên thấy một cành hoặc ngọn bị héo lá, vàng lá, kém phát triển. Cụt cành, cụt ngọn hoặc dễ bị gãy đổ khi mưa bão.

Cách xử lý:

Sử dụng WAO AKA bơm vào đường đục để tiêu diệt ấu trùng của bọ xén tóc. Đồng thời, phun 3 ngày 1 lần ướt đẫm thân cành. Nhằm tiêu diệt trứng do bọ xén tóc đẻ ở các hốc cây, các kẽ nứt trên vỏ cây.

Sâu đục thân gây hại trên cây đàn hương

4. Rệp, bọ cánh cứng

Những loài côn trùng phổ biến hơn trên cây con yếu và hiếm khi xảy ra trên cây trồng khỏe. Nhưng không được coi là một loại dịch hại nghiêm trọng của gỗ đàn hương.

Cách xử lý:

Sử dụng chế phẩm sinh học WAO M19 phun ướt đẫm thân cành lá. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày nhằm kiểm soát sâu bệnh hại gây ra.
Để kiểm soát tốt các loài sâu bệnh trên cây đàn hương, cần đảm bảo rằng cây đàn hương được trồng ở vùng đất phù hợp, kiểm soát cỏ dại tốt. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của cây, đảm bảo rằng sâu bệnh không tấn công gây hại cây gỗ đàn hương.

Để lại thông tin để được hỗ trợ xử lý sâu bệnh trên cây đàn hương:


    Xem thêm:

    Cách ủ phân chuồng hoai mục và bán hoai mục để bón cho cây trồng

    Nấm bệnh trong đất và nguyên nhân khiến cây bị thối rễ

    Tình trạng đất bị ngập nước trong mùa mưa nguy hiểm như thế nào?

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Sâu bệnh cây măng cụt và biện pháp xử lý

    Măng cụt là loại cây ăn trái có tuổi thọ cao, có thể sống đến cả trăm năm tuổi. Cây càng nhiều tuổi thì năng suất mang lại càng cao. Trong số các loại cây ăn trái thì nó là loại cây dễ trồng bởi ít khi bị sâu bệnh tấn công. Dưới đây là một số sâu bệnh cây măng cụt thường gặp. Bà con tham khảo nhé!

    1. Bệnh thán thư

    Nguyên nhân:

    Nấm Colletotrichum sp là tác nhân gây ra bệnh thán thư cho cây măng cụt.

    Triệu chứng:

    Trên lá xuất hiện các đốm cháy màu nâu, nhiều đốm bệnh liên kết với nhau làm khô một mảng lá. Không những thế, bệnh còn tấn công lên trái, làm trái xuất hiện những đốm màu nâu đen, làm trái thối khô và rụng.

    Cách xử lý:

    Cắt tỉa cho vườn được thông thoáng. Sau đó phun hỗn hợp Mocabi + Siêu Đồng nhằm kiểm soát nấm hại trên cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

    Bệnh thán thư hại trái măng cụt

    2. Bệnh nấm bồ hóng

    Nguyên nhân:

    Do nấm Capnodium sp gây ra. Bệnh gây hại mạnh khi khí hậu chuyển sang khô.

    Triệu chứng:

    Quan sát thấy các tơ nấm màu trắng hồng bao phủ quanh các cành và chồi non. Ở phần phiến lá phía trên vết bệnh khô dần và chết.

    Cách xử lý:
    Sử dụng Mocabi + Siêu đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

    3. Bệnh đốm rong

    Nguyên nhân:

    Bệnh do tảo Cephaleuros virescens Kunze gây ra

    Triệu chứng:

    Gây hại trên thân là chủ yếu, ít xuất hiện trên lá và trái. Nếu có xuất hiện trên lá thì cũng gây hại ở mặt trên của lá già.

    Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết trời mưa dầm, trồng dày, ít chăm sóc và vườn cây già.

    Lúc đầu, vết bệnh là những chấm nhỏ, có màu xanh. Dần dần lớn lên, có hình tròn hoặc bầu dục. Trên vết bệnh có lớp tơ mịn như nhung và có màu xanh rêu. Giữa vết bệnh có màu đỏ gạch hoặc nâu đen. Bệnh nặng lây lan dần lên các nhánh trên, đôi khi bị cả trái nếu vườn sử dụng nhiều phân bón lá phun cho cây. Nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau làm thành từng mảng lớn. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm nứt vỏ, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập, gây hại cây.

    Cách xử lý:

    Cắt tỉa cho vườn thông thoáng. Sau đó sử dụng bộ đôi Vaccin + Siêu đồng phun ướt đẫm cây nhằm rửa sạch mảng bám và tiêu diệt nấm hại trên cây. Tiến hành phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

    4. Bệnh chết nhánh

    Nguyên nhân:

    Nấm Zignoella gorcirea hoặc nấm Pestalotiopsis sp là tác nhân gây ra bệnh chết nhánh cho măng cụt.

    Triệu chứng:

    Trên thân, cành xuất hiện những vết loét hoặc vết u sần. Tại đó có hiện tượng chảy nhựa. Bệnh khiến cho cây bị khô cuống lá và cành.

    Còn nếu do nấm Pestalotiopsis sp gây ra thì khiến cho măng cụt bị cháy lá và làm chết nhánh nhỏ ở trên cây. Nấm này phát triển mạnh trong thời tiết có độ ẩm cao, mưa nhiều.

    Nếu bị nặng, cả 2 loại nấm này đều có thể khiến cho cây bị rụng lá, chết cành và thậm chí là chết cây.

    Cách xử lý:

    Tỉa bớt những cành bị hại nặng, những cành bị khô chết. Sau đó, phun kết hợp Vaccin + Siêu đồng lên cây nhằm sát khuẩn, diệt nấm. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

    5. Bệnh đốm lá

    Nguyên nhân:

    Bệnh đốm lá do nấm Pestalotia sp gây ra, nó phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao. Tấn công và lây lan qua các vết thương cơ giới, do côn trùng cắn phá hoặc qua khí khổng.

    Triệu chứng:

    Bệnh gây hại ở trên cả lá, thân và trái.

    Trên lá, vết bệnh không có hình dạng nhất định. Ban đầu, nó là những đốm màu vàng cam. Sau đó lớn dần lên và có màu nâu đỏ. Xung quanh vết bệnh có viền màu nâu sẫm, quan sát thấy trên đó có những ổ nấm màu đen. Bệnh làm lá bị khô và cháy, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.

    Trên cành, bệnh khiến cành bị nứt, chảy nhựa, phồng vỏ và khô cành. Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.

    Còn ở trên trái, vết bệnh chuyển màu hồng sáng. Quan sát kĩ thấy những bào tử nấm nhỏ bằng đầu kim, có màu đen ở trên bề mặt trái. Trái bị nhiễm bệnh sẽ bị cứng, hỏng.

    Cách xử lý:

    Thu gom những bộ phận bị nhiễm bệnh rồi đem đi tiêu huỷ. Sau đó cắt tỉa những cành kém hiệu quả để tạo độ thông thoáng cho vườn. Sau đó, phun Vaccin + Siêu đồng lên tất cả các bộ phận của cây. Bà con cần phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

    Bệnh đốm lá trên măng cụt

    6. Nhện đỏ

    Là loài gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hạn. Nó hút chích trên lá, làm xuất hiện những chấm nhỏ li ti. Càng bị nặng càng lan rộng ra, làm lá biến dạng, đổi màu sang màu ánh bạc hoặc vàng. Sau đó, lá bị khô và rụng. Nếu mật độ cao, cành non cũng bị làm cho khô và chết.

    Ở trên trái, nhện đỏ thường sống tập trung ở phần cuống trái và đáy trái. Chúng hút chích dịch làm vỏ trái bị biến đổi màu sắc. Những vết thương khô tạo nên những vết sần sùi gọi là da lu, da cám. Gây ảnh hưởng đến mẫu mã sản phẩm.

    Cách xử lý:

    Cắt tỉa và vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng. Tưới nước đầy đủ trong mùa nắng để làm tăng độ ẩm trong vườn. Đối với những cành bị hại nặng, có thể cắt bỏ. Sau đó tiến hành phun WAO M19 ướt đẫm cây nhằm kiểm soát nhện hại. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

    7. Sâu vẽ bùa

    Sâu non đục qua lớp biểu bì của lá để ăn phần nhu mô. Những đường đục tạo nên đường ngoằn ngoèo trên lá. Phía sau là đường phân thải ra của sâu, trông giống như sợi chỉ. Nó gây hại quanh năm nhưng gây hại mạnh vào lúc cây có nhiều lá non nhất. Nó tấn công lá và có thể gây hại khiến cả hoa và trái bị rụng khi bị nặng.

    Cách xử lý:

    Căt tỉa những chồi bị sâu bệnh rồi đem đi tiêu huỷ. Vệ sinh vườn sạch sẽ cũng như nuôi các loài thiên địch có lợi như các loài ong kí sinh, kiến vàng…

    Sử dụng WAO AKA phun cho cây, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày nhằm kiểm soát sâu hại trên măng cụt.

    Sâu vẽ bùa trên đọt non măng cụt

    8. Bọ trĩ

    Nó có kích thước nhỏ, rất khó quan sát bằng mắt thường. Chúng thường đẻ trứng ở búp lá. Khi nở ra, nó hút chích làm hoa bị khô rụng. Ở trên trái, bọ trĩ làm trái bị chảy nhựa và tạo nên những vết sẹo trên vỏ trái, làm giảm chất lượng và giá trị trái.

    Cách xử lý:

    Tỉa cành, tạo tán để vườn cây thông thoáng. Sau đó đi thu gom những vết bệnh đi tiêu huỷ rồi sử dụng BIO BUG phun cho cây. Phun mỗi lần cách nhau 3 ngày.

    9. Rệp dính

    Nó có cơ thể nhỏ, hơi dẹp, có hình bầu dục và được bao phủ bởi lớp vảy cứng.

    Nó gây hại chủ yếu ở trên lá, hút chích nhựa của lá làm cho vết bệnh chuyển màu vàng. Nếu tần số cao sẽ khiến cho toàn bộ lá chuyển màu vàng, khô và rụng.

    Cách xử lý:

    Tiêu huỷ những phần bị bệnh nặng, sau đó phun

    Rệp dính trên cây măng cụt

    Để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn về sâu bệnh cây măng cụt:


      Xem thêm:

      Sâu bệnh trên cây chuối, cách phòng trị sâu bệnh trên cây chuối

      Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cây bị vàng lá

      ‘Cứu Đất’ – Cứu lấy sự sống trên hành tinh

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Thuốc đặc trị bệnh thối rễ hiệu quả triệt để

      Thối rễ là bệnh nguy hiểm, thường gặp trên cây trồng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Không những thế, nếu bà con không có cách xử lý triệt để, bệnh dễ phát triển và gây hại trở lại. Đừng lo lắng, dưới đây WAO sẽ chia sẻ cho bà con biện pháp xử lý cũng như thuốc đặc trị bệnh thối rễ hiệu quả, không tái lại lần sau.

      1. Nguyên nhân cây bị bệnh thối rễ

      Cây bị thối rễ thực chất là do nấm Phytophthora và Fusarium solani gây ra. Chúng gây hại trong đất và lây lan nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi. Gián tiếp qua những nguyên nhân sau:

      Sau những đợt mưa, đất khó thoát nước, làm cho đất thiếu oxy. Làm cho cây trồng phải hô hấp trong môi trường yếm khí, thải ra các chất độc như khí cacbonic, axit hữu cơ làm cho rễ cây bị thối.

      Đất canh tác lâu năm, có thành phần sét, bị chua ( pH <5.5), sử dụng nhiều phân hoá học và lạm dụng thuốc BVTV khiến cây dễ bị thối rễ.

      Bón nhiều phân chuồng chưa được ủ hoai mục trong mùa mưa, trồng sâu hay do tuyến trùng gây hại.

      Tất cả những nguyên nhân trên là lí do khiến cho rễ cây bị thối, hoại tử dần dần sẽ dẫn đến chết cây.

      Bệnh thối rễ khiến lá bị vàng do thiếu dinh dưỡng

      2. Dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh thối rễ

      Khi rễ cây bị thối, quá trình vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây bị gián đoạn. Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Làm cho cây bị vàng lá, thậm chí có thể dẫn đến chết cành, chết cây.

      Khi cây bị thối rễ, kiểm tra bộ lá thấy lá vàng cả phiến lá và gân lá. Vàng dần từ lá non sau đó vàng cả những lá già.

      Ở bộ rễ, phía cành nào bị vàng lá, gióng thẳng xuống rồi bới nhẹ lớp đất thấy rễ cây bị thối thành màu đen, có màu thối. Vuốt nhẹ thấy lớp vỏ bên ngoài bị bong ra khỏi phần lõi gỗ bên trong.

      Rễ bị thối, vuốt nhẹ làm bong lớp vỏ ra khỏi phần lõi gỗ

      3. Thuốc đặc trị bệnh thối rễ

      Với những chia sẻ trên, các nhà vườn xác định nguyên nhân cây nhà mình bị vàng lá do đâu rồi chủ động điều chỉnh. Cụ thể như:

      • Nếu cây bị vàng lá do vườn úng nước, bà con cần xẻ rãnh cho vườn ráo nước.
      • Nếu bị thối rễ do trồng sâu, chú ý cào lớp đất xung quanh gốc sao cho phần cổ rễ ngang bằng với mặt đất.
      • Nếu cây bị thối rễ do tuyến trùng gây hại, cần xử lý tuyến trùng bằng chế phẩm sinh học WAO NEEM.

      Sau đó, tiến hành cắt tỉa những cành vàng nhằm giảm áp lực cho bộ rễ. Bởi giai đoạn này, rễ cây không hút được nước và dinh dưỡng đủ để nuôi cây.

      Bổ sung phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Rải đều mỗi gốc khoảng 15-20kg tuỳ theo độ rộng của tán và tuổi cây. Rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó cuốc xới nhẹ 3-5 cm lớp đất mặt để trộn đều với lớp phân vừa bón.

      Việc này, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, nhân sinh khối diệt nấm và bảo vệ rễ non.

      Cuối cùng, tiến hành pha bộ giải pháp WAO BOOM với 1000 lít nước rồi tưới đều lên vùng đất đã được rải phân hữu cơ. Mỗi gốc tưới 10-15 lít nước tuỳ độ tuổi và độ rộng của tán. Tưới lại lần 2 sau 7 ngày.

      Trên đây là những chia sẻ của WAO về thuốc đặc trị bệnh thối rễ hiệu quả triệt để. Nếu có gì thắc mắc, để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn:



        Xem thêm:

        Vàng lá thối rễ – 3 bước phục hồi bệnh vàng lá thối rễ bền vững

        Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cây bị vàng lá

        Ủ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bón

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Phục hồi cây sau vàng lá nhanh chóng, hiệu quả

        Cây bị vàng lá báo hiệu sức khoẻ của nó đang gặp vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây bị vàng lá. Có thể đó là vàng lá do mất cân đối dinh dưỡng, do nấm bệnh , tuyến trùng gây hại…. Trong đó, vàng lá do nấm bệnh, tuyến trùng khiến cây bị thối rễ đặc biệt gây hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây.

        Dưới đây, WAO bật mí một số bước phục hồi cây sau vàng lá nhanh chóng, hiệu quả cho bà con tham khảo nhé!

        1. Cắt tỉa cành vàng

        Khi cây bị vàng lá thối rễ, nghĩa là bộ rễ của nó đang bị tổn thương. Không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng đủ để nuôi cây. Vì thế, cắt tỉa cành vàng giúp giảm được áp lực cho bộ rễ, giảm được lượng thoát hơn nước bởi lúc này cây thiếu nước để nuôi cây do bộ rễ không làm việc được.

        Cần cắt tỉa từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc non khi cây phục hồi sau vàng lá.

        2. Bổ sung phân hữu cơ

        Sau khi tiến hành cắt tỉa cành vàng, bà con sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma để bón cho cây.

        Liều lượng mỗi gốc là 15-20 kg ( tuỳ thuộc vào độ tuổi của cây cũng như độ rộng của tán). Rải vòng quanh tán và cách gốc khoảng 40-50cm. Sau đó dùng cuốc xới nhẹ 3-5cm lớp đất mặt để trộn đều với lớp phân vừa bón.

        Thời điểm này bón phân chuồng giúp tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại trong đất lâu hơn, phát triển mạnh hơn nhằm tiêu diệt những nấm bệnh gây hại nằm trong đất và bảo vệ rễ non.

        Sau khi bón phân xong, cần tưới nước với lượng vừa phải, đủ ẩm đất (khoảng 60%). Giúp cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ phân hơn.

        3. Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây sau vàng lá

        Pha bộ giải pháp WAO BOOM với 1000 lít nước. Sau đó tưới đều lên vùng đất đã được rải phân hữu cơ. Mỗi gốc trung bình 10-15 lít nước tuỳ vào độ tuổi và độ rộng của tán cây.

        Tưới WAO BOOM giúp cải thiện độ pH, kích hoạt nấm đối kháng để tấn công và tiêu diệt nấm bệnh gây vàng lá thối rễ. 7 ngày tưới 1 lần trong giai đoạn xử lý bệnh. Còn sau khi cây đã phục hồi, định kỳ 3 tháng 1 lần.

        Lưu ý: Trong quá trình phục hồi cây sau vàng lá, bà con tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất tưới vào gốc. Càng không sử dụng phân bón NPK bón cho cây trong vòng 3-6 tháng.

        Nếu cây vừa đi đọt thì khoảng sau 90 ngày cây sẽ ra lần đọt tiếp theo và không bị vàng trở lại. Nếu lá cây đang ở giai đoạn lá lụa thì sau 20-30 ngày cây bung đợt lộc mới tiếp theo.

        Sau khi cây đã phát triển ổn định trở lại, bổ sung thêm phân bón Sao đỏ. Bởi nó dễ tiêu, dễ tan, dễ hấp thụ nên giúp cây dễ dàng và nhanh chóng phục hồi hơn. Mỗi gốc chỉ nên bón với liều lượng 30-50gram.

        Tuy nhiên, để cây không bị vàng lá thối rễ, bà con cần chú ý đến hệ thống thoát nước trong vườn, tránh để vườn ngập úng. Tránh tình trạng trồng sâu chôn chặt, cây bị che lấp phần cổ rễ. Đặc biệt, không nên bón nhiều phân chuồng chưa được ủ hoai mục khi trời mưa. Tránh lạm dụng phân hoá học, thuốc diệt cỏ.

        Để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn:



          Xem thêm:

          ‘Cứu Đất’ – Cứu lấy sự sống trên hành tinh

          Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

          3 bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch không thể bỏ qua

          Đăng bởi Để lại phản hồi

          Top 8 loại sâu bệnh hại dâu tây thường gặp và cách xử lý

          Dâu tây là loại trái cây có vẻ ngoài đỏ mọng đẹp mắt, ngoài ra còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Nó phù hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, Mộc Châu hay Sapa….Tuy nhiên, để trồng được một vườn dâu tây chín đỏ mọng và chất lượng thì quả là chuyện không hề đơn giản. Bởi nó khá khó trồng và dễ bị sâu bệnh hại.

          Dưới đây, WAO chia sẻ những loại sâu bệnh hại dâu tây thường gặp nhé!

          1. Bệnh đốm đen

          Nguyên nhân:

          Nấm Collectotrichum acutatum là tác nhân gây bệnh.

          Biểu hiện:

          Xuất hiện những đốm tròn có màu nâu ở trên trái khi trái chín. Dần dần chuyển qua màu đen hoàn toàn. Trước khi chín, nếu trái bị nhiễm bệnh sẽ bị đen cả trái rồi héo. Hoặc sau khi thu hoạch, bệnh vẫn có thể lây lan khiến trái bị hư hỏng nặng hơn.

          Lưu ý, bón quá nhiều đạm cũng dễ dàng khiến cây bị nhiễm bệnh đốm đen.

          Cách xử lý:

          Bón cân đối dinh dưỡng, kiểm soát lượng đạm khi bón cho cây.

          Vệ sinh ruộng thường xuyên, tiến hành cắt tỉa và tiêu huỷ những phần bị bệnh nhằm hạn chế lây lan.

          Sử dụng Mocabi+ Siêu Đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá, quả nhằm kiểm soát nấm bệnh gây hại cho dâu tây. Phun 2 lần, cách nhau 3 ngày.

          2. Bệnh đốm đỏ

          Nguyên nhân:

          Đây là loại sâu bệnh hại dâu tây thường gặp do nấm Mycosphaerella fragariae gây ra. Có thể lây lan trong quá trình tưới nước hay khi xảy ra mưa to. Điều kiện thời tiết ấm và ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

          Biểu hiện:

          Trên lá xuất hiện những đốm tròn màu đỏ tía trên bề mặt lá. Giữa đốm có màu trắng xám, quầng màu tím. Kích thước rộng từ 3-6mm. Ngoài ra, còn có những đốm đỏ ở mặt dưới lá nhưng có màu nhạt hơn.

          Cách xử lý:

          Cắt tỉa, thu gom những phần bị bệnh đem đi tiêu huỷ.

          Sau đó phun chế phẩm sinh học Mocabi+ Siêu đồng nhằm tiêu diệt nấm bệnh tấn công cây. Nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

          3. Bệnh mốc xám

          Nguyên nhân:

          Nấm Botrytis cinerea là tác nhân gây ra bệnh mốc xám. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, ẩm ướt. Lây lan nhanh qua gió và nước.

          Biểu hiện:

          Đầu tiên trên quả xuất hiện những đốm nâu sáng, sau đó lan rộng ra cả trái và bao phủ một lớp mốc xám lên trên. Bệnh gây hại trên cả hoa và trái non rồi làm cho trái bị khô. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện và gây hại mạnh ở giai đoạn quả chín. Lưu ý, sau khi thu hoạch nếu được bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao thì mầm bệnh dễ lây lan và làm hư quả.

          Cách xử lý:

          Vệ sinh vườn sạch sẽ, đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, lên luống cao.

          Che phủ bằng rơm rạ,… để ngăn không cho trái tiếp xúc với đất trồng hoặc sự ẩm ướt.

          Cắt bỏ và tiêu huỷ những phần bệnh rồi sử dụng Vaccin kết hợp Siêu đồng để phun cho cây, vừa giúp sát khuẩn vừa kiểm soát được nấm bệnh gây hại cho dâu tây.

          4. Bệnh phấn trắng

          Nguyên nhân:

          Bệnh do nấm Sphaerotheca macularis gây ra.

          Biểu hiện:

          Ban đầu, vết bệnh là một lớp bột trắng ở phía dưới bề mặt lá. Trên mặt lá, thân, hoa và trái cũng có thể bị nhiễm bệnh. Lá bị bệnh có dấu hiệu bị cuốn tròn lên trên và để lộ mặt dưới lá là một lớp bột màu trắng. Những nơi xuất hiện bệnh thường sẽ héo khô và chết.

          Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua gió. Lây lan rất nhanh và gây hại nhiều ở thời kỳ cây đã ra hoa, kết trái. Loại nấm này thường gặp nhiều ở nhà kính và dàn che nilon hơn là canh tác ngoài trời.

          Cách xử lý:

          Tiêu huỷ những bộ phận bị nhiễm bệnh tránh lây lan ra cả vườn.

          Sau đó, sử dụng Vaccin + Siêu đồng phun ướt đẫm cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày nhằm kiểm soát nấm gây bệnh phấn trắng

          5. Bệnh thối rễ

          Nguyên nhân:

          Bệnh do nấm Pythium spp và nấm Fusarium gây ra. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện đất thoát nước kém, nhiệt độ thấp, mất cân bằng dinh dưỡng và bị ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ.

          Biểu hiện:

          Cây còi cọc, thiếu sức sống, phát triển kém.

          Trên lá, lúc đầu có màu đỏ như bị luộc ở phía rìa lá vào. Sau đó, lá bị khô, rũ xuống làm cây héo hết lá.

          Trên rễ bị thâm đen, ở giữa lớp trong cùng của thân bị thối lan rộng dần. Cắt ngang phần gỗ của thân bị bệnh lúc đầu chuyển sang màu nâu vàng, sau khi cây héo và chết thì vết thâm lan rộng hết phần lõi và chuyển sang màu nâu đậm.

          Những cây bị bệnh thối rễ thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển và gây hại cho cuống, lá và quả.

          Cách xử lý:

          Bà con nên kiểm tra và chú ý hệ thống thoát nước của vườn. Tránh gây ngập úng.

          Tiễn hành nhổ bỏ và tiêu huỷ những cây bị bệnh nặng. Sau đó, tưới bộ giải pháp WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm bệnh trong đất, tái tạo bộ rễ mới khoẻ mạnh và bổ sung dinh dưỡng cho cây nhanh phục hồi.

          6. Nhện đỏ gây hại

          Biểu hiện:

          Nhện đỏ là loại sâu bệnh hại dâu tây thường gặp phổ biến. Chúng chích hút nhựa lá làm lá non chuyển sang màu vàng loang lổ từng đám, bị khô do cạn kiệt dinh dưỡng. Tấn công lên hoa làm nhị hoa bị chết và không thể làm quả được. Đối với trái, nhện đỏ hút chích dinh dưỡng làm trái bị sạm vàng và nứt khi trái lớn.

          Chúng sống tập trung ở mặt dưới của lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ. Có vòng đời ngắn nên mật độ đông. Nó phát sinh và gây hại mạnh trong mùa khô nóng.

          Cách xử lý:

          Sử dụng chế phẩm sinh học WAO M19 phun ướt đẫm cây, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

          Chú ý, nhện đỏ có khả năng lờn thuốc nhanh nên bà con không nên kiểm soát chúng bằng sản phẩm hoá học.

          7. Bọ trĩ, rầy, rệp

          Biểu hiện:

          Chúng có kích thước nhỏ, phá hoại búp lá, lá non, thân non, chích hút nhựa làm cho cây nhanh chóng bị suy kiệt, dinh dưỡng kém. Khi bị chúng tấn công, hoa bị giảm, năng suất giảm và phẩm chất kém.

          Cách xử lý:

          Phun WAO M19 phun ướt đẫm cây để tiêu diệt sâu bệnh hại. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

          8. Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá

          Biểu hiện:

          Sâu ăn tạp ký sinh trong phần gốc, phá hoại chủ yếu vào ban đêm. Nó ăn lá và ăn phần thân non của cây.

          Sâu cuốn lá làm gãy cuống lá gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.

          Cách xử lý:

          Sử dụng WAO AKA phun ướt đẫm cây nhằm tiêu diệt sâu hại. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

          Để cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt, bà con nên chú ý chăm sóc cho sức khoẻ của nó bằng phân hữu cơ NPK Hàn Quốc. Ngoài ra, trước khi xuống giống cần tưới bộ giải pháp WAO BOOM để kiểm soát nấm bệnh hại trong đất, kích thích cho bộ rễ của dâu tây khoẻ.

          Nếu bạn đang cần tư vấn những vấn đề liên quan đến dâu tây, để lại thông tin để WAO hỗ trợ !



            Đăng bởi Để lại phản hồi

            4 điều bà con cần lưu ý khi chăm sóc cây vào mùa mưa

            Khi mùa mưa đến, cây cối được “đắm mình” trong mưa, không lo xảy ra tình trạng thiếu nước. Nhưng đối mặt với nó là sâu bệnh hại tấn công và lây lan mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng suất mùa vụ. Vì vậy, chăm sóc cây vào mùa mưa là điều hết sức quan trọng và cấp thiết, bà con cần tham khảo ngay:

            1. Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt

            Vào mùa mưa, những trận mưa xuất hiện liên tục và kéo dài khiến cho vườn dễ bị ngập úng. Do vậy, bà con cần đào nhiều rãnh phụ, sâu khoảng 20-30cm tạo điều kiện cho nước mưa được thoát nhanh hơn.

            Ngoài ra, cần gia cố bờ, vét mương rãnh, chuẩn bị sẵn sàng máy bơm để thoát nước cho vườn khi cần thiết. Hạn chế việc đi lại nhiều trong vườn khi mùa mưa, tránh làm cây bị lay động gốc, làm đất nén chặt lại.

            Trong mùa mưa, cỏ đóng vai trò quan trọng giúp tầng đất nhanh khô ráo, tránh xói mòn, đóng váng. Vì vậy, vào mùa mưa, bà con chỉ nên làm cỏ xung quang gốc cho thông tháng để hạn chế bệnh hại. Còn xung quang chỉ nên tiến hành cắt cỏ thấp xuống nếu cỏ phát triển quá cao.

            2. Hạn chế sự tấn công của các loại bệnh hại

            Vào mùa mưa, sâu bọ giảm đáng kể nhưng mưa nhiều, độ ẩm cao lại là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh gây hại và phát triển. Nhất là bệnh thán thư, vàng lá thối rễ, nấm trái…

            Bà con cần tỉa những cành già cỗi, cành vượt nhằm tạo sự thông thoáng cho cây. Tiến hành thu gom và tiêu huỷ những bộ phận bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn tránh lây lan cho những cây khác. Sau đó, sử dụng phun kết hợp chế phẩm sinh học Vaccin + Siêu đồng. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Phun ướt đẫm cho cây vừa để sát khuẩn, vừa tiêu diệt nấm bệnh tấn công.

            Đối với những loại nấm bệnh tấn công rễ như nấm gây bệnh thối rễ, vàng lá. Bà con tiến hành tưới bộ giải pháp WAO BOOM “Chăm sóc đất – Bảo vệ rễ”. Có tác dụng kiểm soát nấm hại trong đất, kích thích, tái tạo bộ rễ phát triển. Ngoài ra, còn bổ sung những dinh dưỡng thiết yếu giúp cây phục hồi nhanh. Nếu cây đang bị bệnh thì 7 ngày tiến hành tưới 1 lần. Còn nếu chỉ phòng thì nên định kỳ 3 tháng tưới 1 lần cho cây.

            3. Chú ý trong việc bón phân chăm sóc cây vào mùa mưa

            Việc bổ sung hữu cơ giúp cải tạo đất cho đất tơi xốp. Qua đó giúp rễ dễ dàng phát triển và hấp thu dinh dưỡng một cách tốt hơn. Tuy nhiên, bà con cần sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma hoặc phân NPK hữu cơ Hàn Quốc. Nhằm tăng cường hoạt động của vi sinh vật có lợi. Giúp cân bằng hệ vi sinh vật đất, hạn chế nấm bệnh.

            Chú ý: Bà con hạn chế bón phân chưa được ủ hoai vào mùa mưa. Vì nó sẽ xảy ra quá trình phân huỷ hữu cơ của vi sinh vật, tiêu hao không khí trong đất và dễ làm cho rễ cây thiếu không khí. Gây nên tình trạng cây bị thối rễ, vàng lá.

            Để giúp cây nhanh phục hồi sau thời gian mưa kéo dài, bà con có thể phun các loại phân qua lá. Đặc biệt là các dạng phân bón lá chứa nhiều lân, các dạng phân K-humate…

            4. Những biện pháp chăm sóc cây vào mùa mưa

            Đối với những vườn cây ăn trái cho trái nghịch vụ, đang trong giai đoạn xử lý khô hạn để kích hoa: Cần sử dụng màng nilon không thấm nước làm mái che cho các mặt luống. Đồng thời chuẩn bị tốt khâu thoát nước trong vườn. Nhằm hạn chế những ảnh hưởng của mưa đến hiệu quả xử lý ra hoa.

            Đối với những vườn đang xử lý ra hoa hoặc đang ra hoa

            Nếu bị ảnh hưởng của mưa lớn, cây không thể ra hoa được hoặc ra thì cũng bị rụng. Cần cắt bỏ các phát hoa, tiếp tục chăm sóc, dưỡng cây để chuẩn bị cho đợt xử lý ra hoa kế tiếp.

            Đối với những vườn đang ra hoa

            Nếu bị ảnh hưởng từ mưa nhẹ đến trung bình cần phun phân bón lá Amino Acid nhằm giảm rụng trái và tăng tỉ lệ đậu trái.

            Đối với những vườn cây đang đậu trái non hoặc trái đang trong giai đoạn phát triển:

            Cần bổ sung các yếu tố trung vi lượng như phân bón cao cấp sao đỏ kết hợp K- Humic, Amino Acid để tránh hiện tượng nứt trái.

            Chúc bà con thành công !

            Để lại thông tin để được hỗ trợ về vấn đề cây trồng



              Xem thêm:

              Thuốc trị nấm trái Sầu Riêng an toàn, hiệu quả

              Những loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng

              Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

              Đăng bởi Để lại phản hồi

              Nấm trái sầu riêng xử lý thế nào cho hiệu quả?

              Nấm trái sầu riêng có tên là Phytophthora palmivora. Chúng gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của trái, kể cả trái sau khi đã thu hoạch. Nấm thường phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Gây thối nhũn, hư hỏng trái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của nhà vườn. Vậy làm thế nào để xử lý hiệu quả nấm trái sầu riêng, cùng WAO tìm hiểu nhé!

              1. Dấu hiệu gây hại của nấm trái sầu riêng

              Nấm trái sầu riêng gây ra bệnh nguy hiểm cho cây. Loại nấm này không chỉ tấn công lên trái mà còn tấn công cả thân, cành và lá. Nó cũng là nguồn cơn của bệnh cháy lá và nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí bị nặng có thể dẫn đến chết cây.

              Ở trên trái, ban đầu nấm tấn công là những đốm nhỏ màu nâu đen. Dần dần lan rộng ra và đổi sang màu xám đen. Chúng ăn sâu vào phần thịt trái, khiến trái bị thối nhũn và xuất hiện mùi hôi chua, khó chịu. Nấm Phytophthora làm cho trái không phát triển được như bình thường, trái nhỏ và chín sớm hơn. Bị nặng khiến trái bị thối cả và lây lan qua những trái còn lại.

              Đối với những vườn có hệ thống thoát nước kém, dễ ngập úng, vườn rậm rạp, ẩm thấp. Đó là điều kiện thuận lợi cho nấm phát sinh, lây lan và gây hại mạnh.

              2. Cách xử lý nấm trái sầu riêng hiệu quả

              Khi cây đã nhiễm bệnh, bà con cần tiến hành cắt tỉa, thu gom những trái bị nhiễm bệnh rồi đem ra khỏi vườn tiêu huỷ để tránh lây lan sang những trái còn lại.

              Sau đó sử dụng kết hợp VaccinSiêu đồng phun nhằm sát khuẩn và diệt nấm hại cho cây. Phun ướt đẫm thân, cành, lá, trái 3 ngày 1 lần. Nên phun 2 lần để kiểm soát triệt để.

              Đồng thời, sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới gốc cho cây để tiêu diệt nấm hại nằm trong đất. Đồng thời có tác dụng phát triển bộ rễ cho cây khoẻ mạnh và cải tạo đất tơi xốp.

              Tuy nhiên, để giảm thiểu thiệt hại do nấm trái sầu riêng gây ra bà con nên chủ động phun phòng bằng bộ đôi Vaccin + Siêu đồng để kiểm soát nấm khuẩn gây hại.

              Ngoài ra, cần chú ý hệ thống thoát nước trong vườn, tránh để vườn ngập úng. Sử dụng phân bón hữu cơ ( như phân hữu cơ NPK Hàn Quốc, phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma) để bón cho cây và giữ cỏ nhằm cải tạo đất tơi xốp, thoáng khí.

              Đặc biệt, cần tưới định kì bộ giải pháp WAO BOOM giúp kiểm soát nấm hại trong đất hiệu quả, phát triển bộ rễ và cải tạo đất tốt.

              Chú ý: Thăm khám vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện những vấn đề trên sầu riêng để có biện pháp xử lý phù hợp.


                Xem thêm:

                Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch đúng cách

                3 nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá và giải pháp khắc phục

                Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

                Đăng bởi Để lại phản hồi

                Cách phòng trị bệnh thối trái sầu riêng có thể bà con chưa biết?

                Thối trái sầu riêng là bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Thường xuất hiện và gây hại mạnh vào mùa mưa, không khí có độ ẩm cao, sương mù nhiều. Khiến trái bị thối nhũn, hư hỏng và gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho nhà vườn.

                Để bà con bớt phần lo lắng, dưới đây WAO xin chia sẻ một số cách phòng trị bệnh thối trái sầu riêng cho mọi người cùng tham khảo:

                Dấu hiệu bệnh thối trái sầu riêng

                Nấm gây bệnh thối trái sầu riêng không chỉ tấn công ở trái mà có thể tấn công ở nhiều bộ phận của cây. Ví dụ như trái cây, lá cây, thân cây.

                Trên trái: Bệnh gây hại trong mọi giai đoạn phát triển của trái, kể cả trái sau khi đã thu hoạch. Ban đầu, vết bệnh là những đốm nhỏ có màu nâu đen. Sau đó dần dần phát triển rộng ra và có màu xám đen. Nấm tấn công và ăn sâu vào phần thịt trái, làm cho trái bị thối nhũn, xuất hiện mùi hôi chua gây khó chịu. Nấm Phytophthora palmivora gây bệnh làm cho trái nhỏ, chín sớm. Bị nặng làm thối cả trái và lây lan qua những trái khác ở trong vườn.

                Ở trên lá, nấm tấn công gây hiện tượng cháy lá, rụng lá. Còn trên thân, nấm làm thân chuyển sang màu nâu sẫm, nứt nẻ và chảy nhựa màu vàng trong.

                Đối với những vườn có hệ thống thoát nước kém, rậm rạp, ẩm thấp do không vệ sinh, cắt tỉa sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh và lây lan nhanh trên diện rộng.

                Cách xử lý bệnh thối trái sầu riêng

                Cách xử lý:

                Khi phát hiện nấm hại sầu riêng trong vườn, cần tiến hành cắt tỉa những trái bị bệnh rồi đưa ra khỏi vườn tiêu huỷ, tránh lây lan.

                Sử dụng Vaccin + Siêu đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá, trái để tiêu diệt nấm khuẩn. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

                Đồng thời kết hợp tưới bộ sản phẩm WAO BOOM tưới xung quanh gốc. Nhằm tiêu diệt nấm hại đang trú ngụ trong đất.

                Biện pháp phòng ngừa bệnh thối trái sầu riêng

                Đảm bảo hệ thống thoát nước đầy đủ, tránh để vườn ngập úng.

                Cải tạo nền đất tơi xốp, thoáng khí, không bị nén chặt vừa giúp cây phát triển tốt vừa giúp đất thoát nước tốt khi mưa nhiều.

                Bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng bằng phân hữu cơ ( NPK Hàn Quốc) hay phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.

                Sau khi cây đậu quả, phun phòng nấm khuẩn bằng bộ đôi Vaccin + Siêu Đồng định kỳ 10 – 15 ngày/lần.

                Tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 3 tháng/ lần để tiêu diệt nấm hại trong đất. Đồng thời giúp phát triển bộ rễ khoẻ mạnh, cải tạo đất tơi xốp.

                Tiến hành cắt tỉa trái méo vẹo, kém phát triển. Chỉ nên để 2 trái 1 chùm. Bởi khả năng bị nấm trái ở chùm cao hơn ở những trái mọc đơn lẻ.

                Đặc biệt, bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện những vấn đề mà sầu riêng đang gặp phải, để có những biện pháp xử lý kịp thời.

                Nếu bạn đang cần tư vấn xử lý các vấn đề sâu bệnh trên cây sầu riêng, để lại thông tin để WAO hỗ trợ


                  Xem thêm:

                  Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

                  Những loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng

                  3 bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch không thể bỏ qua

                  Đăng bởi Để lại phản hồi

                  Thuốc trị nấm trái Sầu Riêng an toàn, hiệu quả

                  Nấm trái là loại bệnh không còn quá lạ lẫm đối với sầu riêng. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng trái kéo theo hiệu quả kinh tế giảm. Khi trái bị nhiễm bệnh không còn khả năng chữa khỏi, vì thế, bà con cần chủ động phòng trừ để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho nhà vườn.

                  Dưới đây, WAO xin giới thiệu sản phẩm thuốc phòng trị nấm trái Sầu Riêng bằng sinh học hiệu quả, an toàn cho người làm vườn cũng như người tiêu dùng nông sản.

                  Nguyên nhân nấm trái sầu riêng

                  Bệnh do nấm Phytophthora palmivora tấn công gây hại.

                  Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều hay những vườn có hệ thống thoát nước kém, vườn rậm, ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển mạnh.Đối với những trái sầu riêng bị sâu đục trái tấn công tạo vết thương hở, đây là điều kiện cho nấm xâm nhập và gây nên hiện tượng thối trái trên sầu riêng.

                  Nấm tồn tại chủ yếu ở trong đất, trong nước và ở những bộ phận bị bệnh trên cây.

                  Biểu hiện của nấm trái sầu riêng

                  Nấm Phytophthora palmivora gây hại trên nhiều bộ phận, không riêng gì ở trái sầu riêng.

                  Trên trái, nấm khiến trái bị thối hàng loạt. Chúng gây hại trong mọi giai đoạn của trái, kể cả trái sau khi đã thu hoạch. Ban đầu, vết bệnh là những đốm nhỏ màu nâu đen. Sau đó dần dần lan rộng ra,có màu xám đen và ăn sâu vào phần thịt trái. Làm cho trái bị thối thũn, có mùi hôi chua rất khó chịu. Bệnh khiến cho trái nhỏ, bị chín sớm. Nếu nặng khiến trái bị thối toàn bộ và lây lan sang những trái khác.

                  Trên lá, nấm tấn công gây nên hiện tượng cháy lá, vàng héo rồi rụng dần.

                  Trên thân, nấm tạo nên những vết bệnh sậm màu, hơi ướt. Sau đó, dần dần chuyển màu nâu đỏ. Vỏ bị nứt ra và ứa các giọt nhựa màu vàng.

                  Thuốc trị nấm trái sầu riêng hiệu quả

                  Khi trái đã bị nấm tấn công, bà con cần:

                  Tiến hành cắt tỉa và thu gom ra khỏi vườn để tránh lây lan cho những quả còn lại.

                  Sau đó, sử dụng kết hợp Vaccin + Siêu Đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá, trái vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa có tác dụng diệt nấm gây hại. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

                  Kết hợp tưới WAO BOOM xung quanh gốc để diệt nấm Phytophora palmivora và những loại nấm hại nguy hiểm khác nằm trong đất.

                  Để phòng tránh bệnh nấm trái sầu riêng xảy ra, bà con cần:

                  Để vườn trong trạng thái thoát nước tốt, tránh tồn đọng.

                  Bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng bằng phân hữu cơ ( Ví dụ: NPK hữu cơ Hàn Quốc), phân chuồng đã được xử lý hoai mục bằng nấm Trichoderma để giúp cải tạo nền đất tơi xốp, thoáng khí, không nén chặt…

                  Sau khi cây đã đậu quả cần phun phòng nấm khuẩn định kỳ 10-15 ngày bằng chế phẩm sinh học Vaccin+ Siêu Đồng.

                  Nấm khuẩn gây bệnh thối trái xuất phát từ đất, vì thế cần sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để tưới định kỳ 3 tháng 1 lần để tiêu diệt nấm hại, giúp rễ phát triển khoẻ mạnh và cải tạo cho nền đất tơi xốp.

                  Đặc biệt, bà con cần thường xuyên thăm khám vườn để kịp thời phát hiện các vấn đề trên sầu riêng để có phương án xử lý kịp thời.

                  Nếu bạn đang cần tư vấn xử lý các vấn đề sâu bệnh trên cây sầu riêng, để lại thông tin để WAO hỗ trợ


                    Xem thêm:

                    3 bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch không thể bỏ qua

                    Sầu riêng bị vàng lá do những nguyên nhân nào?

                    Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

                    Đăng bởi Để lại phản hồi

                    Sâu bệnh trên sâm bố chính và cách xử lý

                    Sâm bố chính được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, mang lại giá trị kinh tế cao. Chính vì lẽ đó mà ngày nay bà con đang không ngừng mở rộng diện tích gieo trồng. Nó dễ trồng, dễ chăm sóc và đặc biệt sâu bệnh trên sâm bố chính cũng ít hơn so những cây trồng khác. Cụ thể như sau:

                    1. Bệnh lở cổ rễ

                    Nguyên nhân bệnh do nấm Rhizoctonia spp gây ra.

                    Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện ở giai đoạn cây con, đặc biệt giai đoạn cây đang trong vườn ươm. Ban đầu trên cây xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu ở phần gốc sát đất. Sau đó phát triển xung quanh gốc thân và lan rộng đến vùng rễ. Khiến cho rễ nhiễm bệnh bị thối, cây con hẽo rũ và chết. Thời điểm bệnh xuất hiện và gây hại nặng chủ yếu vào mùa mưa.

                    Biện pháp phòng trừ:

                    • Khi chọn giống, tiến hành chọn giống sạch bệnh, khoẻ để ươm cây. Chọn những cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh để trồng. Khi trồng, tránh để xảy ra trường hợp xây xát và đứt củ rễ, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại cho cây.
                    • Trước khi trồng, cần tiến hành xử lý đất thật kỹ nhằm tiêu diệt nấm hại còn tồn tại trong đất. Có thể sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để xử lý đất.
                    • Tiêu huỷ những cây bị bệnh tránh lây lan. Thường xuyên vệ sinh vườn cho thông thoáng, tránh để xảy ra tình trạng trũng nước trong vườn.
                    • Tăng cường bón phân hữu cơ được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma để hạn chế nấm Rhizoctonia spp ở rơm rạ có trong phân tươi, hoặc bằng cách sử dụng phân hữu cơ NPK Hàn Quốc để bón. Đồng thời, bổ sung phân bón lá như Amino A4 giúp cây tăng đề kháng, tăng khả năng chống chịu với bệnh hại.
                    • Thăm khám vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và có giải pháp xử lý phù hợp, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho bà con.
                    • Khi phát hiện bệnh, nhổ bỏ rồi đem đi tiêu huỷ. Sau đó phun kết hợp Vaccin + Siêu đồng để phòng bệnh cho những cây còn lại. Giúp sát khuẩn, tiêu diệt nấm hại tấn công cây.
                    Bệnh lở cổ rễ trên sâm bố chính

                    2. Rệp sáp tấn công

                    Rệp sáp gây hại rất nhiều trên các bộ phận của sâm bố chính như lá non, chồi non, chùm hoa, cuống quả, quả non, gốc cây. Toàn thân nó phủ đầy một lớp sáp màu trắng trông như những sợi bông và không thấm nước. Chúng bám lên những bộ phận của cây rồi hút chích nhựa cây khiến cây bị vàng lá rồi rụng lá, hỏng hoa và rụng quả. Chúng bám dày đặc ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, làm cho cây phát triển kém. Rệp sáp gây hại nặng làm cho cây còi cọc, kém phát triển rồi chết khô cả cây.

                    Biện pháp phòng trừ:

                    • Cắt tỉa hết những cành bị rệp sáp tấn công gây hại. Dọn vệ sinh sạch sẽ để phá nơi trú ngụ của kiến, hạn chế môi trường sinh sống, lan truyền của rệp sáp.
                    • Sử dụng WAO M19 để kiểm soát, tiêu diệt rệp sáp. Phun liên tục 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

                    3. Sâu ăn lá (Sâu tơ, sâu xanh)

                    Sâu xuất hiện ăn lá non, đọt non của sâm bố chính. Những loại sâu này có khả năng kháng thuốc cao. Vì thế, khuyến khích bà con không nên sử dụng thuốc hoá học. Điều đó sẽ khiến bà con phải thay đổi liều lượng thuốc liên tục gây tốn kém. Sử dụng dòng sinh học WAO AKA 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, giúp kiểm soát và tiêu diệt sâu phá hoại. Bà con không lo xảy ra tình trạng sâu kháng thuốc.

                    Trên đây là những chia sẻ của WAO về những loại sâu bệnh trên sâm bố chính. Bà con có thể tham khảo để chủ động phòng ngừa cho vườn dược liệu của mình. Chúc bà con thành công !