Rệp sáp trên cà phê còn được gọi là rệp bông, rệp phấn trắng. Loài rệp này rất nguy hiểm, chúng gây hại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cũng như năng suất cây trồng. Bị nặng có thể khiến cho cây cà phê bị chết. Vậy khi cà phê bị rệp sáp gây hại, chúng ta cần xử lý như thế nào cho đúng và hiệu quả?
Tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
Triệu chứng cà phê bị rệp sáp gây hại
Trên chồi non, chùm trái rệp sáp đẻ trứng ở các kẽ lá, ở bông hay chùm trái non vào mùa mưa. Sau khi rệp nở chúng sẽ tìm nơi sống cố định và bắt đầu hút chích nhựa cây. Khiến cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng trái và chết cành.
Những vị trí mà rệp sáp sinh sống thường tạo điều kiện cho nấm hồng, nấm bồ hóng phát triển và gây hại. Làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Không những thế, khi gặp điều kiện thuận lợi còn khiến bệnh dễ lây lan sang những vị trí khác.
Rệp sáp cũng có thể gây hại lên rễ. Chúng sống trong đất, bám xung quanh rễ và hút chích dinh dưỡng từ rễ. Đồng thời tạo ra một lớp sáp không thấm nước bám quanh rễ. Cản trở quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây. Khiến cho cây vì không có nước và dinh dưỡng mà trở nên vàng héo, suy kiệt rồi chết từ từ. Ngoài ra, các vết thương đó còn tạo điều kiện cho nấm khuẩn gây bệnh tấn công cây, gây thối rễ.
Điều kiện phát triển
Cà phê bị rệp sáp gây hại vào tất cả các mùa, nhưng hại chồi non và chùm trái mạnh nhất vào mùa khô và đầu mùa mưa. Đặc biệt là ở những cơn mưa đầu mùa khô. Còn khi độ ẩm không khí tăng cao là lúc chúng bớt tấn công và gây hại lên chồi non, bông và trái.
Đối với rễ thì rệp sáp lại tấn công mạnh vào mùa mưa, khi mà đất có độ ẩm cao.
Đặc biệt, bà con cần chú ý đến loài kiến. Vì chúng là đồng minh của rệp sáp, bảo vệ rệp sáp khi cần và khiến rệp sáp lây lan khắp vườn. Khi có động tĩnh, kiến tha rệp sáp đi trốn. Khi bình an trở lại thì lại tha rệp sáp về chỗ cũ. Hoặc mang đi chỗ khác cho rệp sáp sinh sống và phát triển.
Biện pháp phòng trừ
- Cắt tỉa những cây bị bệnh rồi đem đi tiêu huỷ tránh để rệp sáp lây lan.
- Sử dụng nấm xanh nấm trắng kết hợp với siêu đồng phun ướt đẫm. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.
- Kết hợp phân bón lá giúp lá cây dày, khoẻ để quang hợp tốt.
- Tưới định kì 3 tháng 1 lần bộ giải pháp WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm bệnh, kích thích tái tao rễ, bổ sung dưỡng chất cho cây.
- Sử dụng giống cây khoẻ, năng suất cao giúp cây có sức đề kháng tốt trước sâu bệnh.
- Thường xuyên cắt tỉa vườn, vệ sinh vườn cho sạch và thông thoáng.
- Bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cũng như cung cấp đủ nước, giữ ẩm cho cây.
- Kiểm tra định kỳ kẽ lá, chùm bông, trái non, rễ cây để kịp thời phát hiện và xử lý rệp sáp.
Bà con cần hết sức lưu ý về loài rệp sáp này. Bởi cà phê bị rệp sáp gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Cây bị nhẹ thì bị rụng bông, rụng trái, khô cành. Còn nặng thì khiến cho cây bị còi cọc, kém phát triển và thậm chí là gây chết cây.
Xem thêm:
Cách phòng và trị rệp sáp trên cây sầu riêng
Biện pháp quản lý bệnh phấn trắng trên chanh dây