Đăng bởi Để lại phản hồi

Các loại sâu bệnh hại măng tây thường gặp

Măng tây là loài rau cao cấp nhiều dinh dưỡng và có giá bán rất cao trên thị trường hiện nay. Trồng măng tây đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư chăm sóc cẩn thận mới đem lại kết quả mong muốn. Trong đó vấn đề phòng trừ sâu bệnh là hết sức quan trọng. Chính vì thế, bài viết hôm nay WAO sẽ cùng bà con nông dân tìm hiểu các loại sâu bệnh hại măng tây.

1. Nguyên nhân xuất hiện sâu bệnh hại măng tây

Trồng măng tây với khoảng cách quá dày, không tỉa bớt lá già, để lá xum xuê, khi mưa nhiều ngày dễ bị kết dính, ngập úng, héo úa dễ bị nấm bệnh xâm hại.

Mưa kéo dài với lượng nước lớn làm độ ẩm trong đất tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Người trồng không kịp thời xới xáo đất, khai thông rãnh thoát, làm cho cây măng tây bị ngập úng, bị ngộp, mất khả năng trao đổ ion, úng nước kéo dài khiến bộ rễ bị thối, nấm bệnh.

Đất trồng thiếu dinh dưỡng hữu cơ, thiếu vôi, làm độ pH đất và nước biến đổi tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh, vi khuẩn, vi sinh phát triển, xâm hại bộ rễ, khiến cây bị chùn ngọn, vàng lá, héo úa, khô thân cành.

Chăm sóc vườn không đúng yêu cầu kỹ thuật, cắt tỉa làm rơi vãi cành nhánh bị nấm bệnh gây lây lan diện rộng. Thu hoạch cạn kiệt măng tây lại không chăm sóc bón lót thêm phân bón, dưỡng chất làm cây măng bị suy yếu, mất sức đề kháng khiến nấm bệnh dễ xâm hại.

2. Các loại sâu hại thường gặp trên cây măng tây

Măng tây bị sâu đất gây hại
Măng tây bị sâu đất gây hại

Sâu đất, sâu khoang, sâu xanh, côn trùng cắn hại cây măng

Măng tây bị sâu xanh gây hại
Măng tây bị sâu xanh gây hại

Bọ trĩ, rầy mềm

Sâu đất, dế trũi, giun đất, rệp sáp hại rễ

3. Các loại nấm bệnh hại măng tây

Bệnh gỉ sắt, khô thân khô cành

Măng tây bị rỉ sắt
Măng tây bị rỉ sắt

Biểu hiện: Thân và cành cây măng bị đốm, khô héo.

Bệnh thối nhũn mầm măng do vi khuẩn

Măng tây bị thối nhũn ngọn
Măng tây bị thối nhũn ngọn

Biểu hiện:  Mầm măng bị thối nhũn.

Bệnh thán thư

Măng tây bị thán thư
Măng tây bị thán thư

Biểu hiện: thân măng có những đốm vàng hoặc nâu.

Bệnh nứt thân măng tây

Biểu hiện: Nhiều vết rạn nứt dài trên thân cây măng.

4. Cách phòng ngừa các loại bệnh hại măng tây

Chọn giống chất lượng

Lựa chọn cây giống măng tây chất lượng, không có bệnh, có nguồn gốc xuất xứ được kiểm tra rõ ràng.

Cải tạo đất trồng măng tây

Cải tạo đất trồng măng tây tơi xốp, giàu hữu cơ, bằng phẳng, cày bừa kỹ, xử lý nấm bệnh, côn trùng và tuyến trùng bằng bộ giải pháp chăm sóc đất bảo vệ rễ WAO BOOM, và các chế phẩm có gốc đồng, Chitosan,…để phòng trừ nấm, bệnh hại cây.

San đất bằng phẳng, bổ sung phân xanh, mùn mục, tro trấu, phân trùn quế hay các loại phân chuồng ủ hoai có xử lý chế phẩm Trichoderma chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng gây hại.

Phun thuốc phòng trừ

Phun thuốc phòng trừ bệnh hại trên măng tây: Với mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau nên trước khi dùng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Khi phun thuốc phải phun đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách. Phun trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày.

Nếu cây măng bị bệnh trên diện rộng cần tạm dừng thu hoạch, thực hiện cắt bỏ toàn bộ, tiến hành xử lý phun thuốc trị bệnh, bón phân tái tạo lại cây mới.

Bà con nên thường xuyên theo dõi và xử lý kịp thời sâu hại, nấm bệnh tạo môi trường gieo trồng thuận lợi để măng tây phát triển tốt, cho năng suất cao.

>>> Nhấp vào tên sản phẩm để tìm hiểu thông tin chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.