Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách đặc trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi do nhiều tác nhân gây ra, gồm các loài nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium và tuyến trùng. Trong đó, tác nhân chính là nấm Fusarium solani hoặc có thể do nấm Phytophthora, tuyến trùng tấn công rễ trước tạo nên vết thối. Từ các vết thối này sẽ tạo điều kiện cho nấm Fusarium tấn công gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá thối rễ
Biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ (lá vàng cả phiến lá và gân lá)

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi là bệnh lây lan rất nhanh. Chúng lây từ nhánh rễ này sang nhánh rễ khác trong cùng một cây và lây từ cây bệnh sang cây khỏe cũng rất nhanh. Nấm Fusarium solani và nấm Phytophthora luôn hiện diện trong đất. Chúng phát tán, sinh sản mạnh khi thời tiết nắng nóng mưa nhiều. Đặc biệt là ở những vùng đất vườn có nhiều sét nên dẻo quánh, dễ bị đọng nước trong mùa mưa tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Đất vườn cũ, ít chăm sóc, ít bón phân hữu cơ, đất bị chua, có độ pH thấp (pH<4.5), thiếu vi lượng và vườn lạm dụng phân hóa học ít dùng phân hữu cơ, vườn xử lý ra hoa nghịch vụ bằng biện pháp siết nước khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa cũng rất dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh, từ đó bệnh vàng lá thối rễ cũng rất dễ phát sinh. Khi bệnh phát sinh cần phải xử lý sớm ngay khi phát hiện. Tránh để bệnh kéo dài làm cây suy kiệt và lây lan sang những cây khỏe bên cạnh.

Cách xử lý bệnh vàng lá thối rễ như sau:

Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ một cách đơn giản và hiệu quả nhất, chúng ta cần nắm rõ 3 nguyên tắc:

Nguyên tắc thứ nhất: không bón phân khi cây đang bệnh

Cây đang bệnh, rễ đang bị thối sẽ không thể hấp thu phân bón. Bón phân giai đoạn này sẽ tốn thêm chi phí và tình trạng bệnh diễn ra càng nặng hơn. Bên cạnh đó lượng phân này sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp nấm bệnh phát triển mạnh hơn gây phản tác dụng, tiền mất tật mang.

Cây bưởi nhiễm bệnh vàng lá thối rễ
Cây bưởi nhiễm bệnh vàng lá thối rễ

Nguyên tắc số 2: không dùng thuốc hóa học để chữa bệnh.

Sở dĩ chúng ta không nên dùng các loại thuốc hóa học để diệt nấm trong đất là vì chúng rất độc hại đối với đất. Thuốc hóa học sẽ diệt luôn cả nấm có lợi, vi sinh vật bản địa và diệt luôn cả giun đất.

Giun đất là những anh thợ cày, nấm có lợi là anh chuyên phân giải hữu cơ tạo thành khoáng cho cây hấp thu. Hai anh này chết đi thì đất sẽ kém thông thoáng, nghèo nàn về dinh dưỡng, cây phát triển kém, rễ bị mắc kẹt. Tình trạng thối rễ ngày càng nhiều nên rất nguy hiểm.

Biểu hiện trên rễ của cây bị bệnh vàng lá thối rễ
Rễ cây bị thối do nấm Fusarium và nấm Phytophtthora tấn công

Nguyên tắc số 3: diệt nấm trước, kích rễ sau.

Nguyên nhân chính của bệnh là nấm Fusarium và Phytophthora. Hai loại nấm này gây thối lan từ rễ non sang rễ nhánh rất nhanh rồi lan dần vào rễ cái từ đó làm chết cây. Như vậy, diệt nấm là một việc hết sức quan trọng. Đây là việc quan trọng nhất chứ không phải là kích rễ.

Kích rễ cũng rất quan trọng nhưng nếu chưa diệt được hết nấm trong đất. Thì các nhánh rễ mới sinh ra sẽ ngay tập tức bị nhiễm bệnh bởi hai đối tượng gây hại này. Rễ mới bị gây hại khiến cho đọt non bị teo nhỏ lại, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, mô lá tiếp tục vàng, bệnh lại tiếp tục tái phát.

Khi bệnh tái phát hoặc bệnh mới xuất hiện và có nguy cơ lây lan sang các cây bệnh khác. Chúng ta cần xử lý theo trình tự 3 bước như sau:

QUY TRÌNH 3 BƯỚC ĐẶC TRỊ BỆNH

3 bước giúp hoàn nguyên cây bị bệnh vàng lá thối rễ sau đúng một liệu trình

Bước 1: Xử lý vật lý cây bị vàng lá

  • Cắt tỉa cành

Việc cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây.

Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.

  • Hạ cốt (nếu trồng sâu)

Trồng sâu là một trong những sai lầm mà rất nhiều nhà vườn trồng cây có múi mắc phải. Tình trạng cây trồng bị lấp phần gốc quá sâu (che lấp phần cổ rễ) khiến quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng trong cây bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cây trồng bị thối rễ.

Đối với tình trạng này, nhà vườn cần hạ mức đất mặt xuống thấp ngang bằng với phần cổ rễ, sao cho có thể nhìn thấy rõ phần cổ rễ.

Bước 2: Xử lý nấm bệnh

Fusarium solani và phytophthora là hai tác nhân chính gây bệnh vàng lá thối rễ. Để cây trồng có thể phục hồi, cần phải diệt sạch những chủng nấm gây bệnh này trước khi chúng phát tán, lây ra ra toàn cây, toàn vườn.

Bước 3: Kích rễ và phục hồi cây

Sau khi đã tiêu diệt được toàn bộ nấm bệnh gây hại trong đất, bà con tiến hành tái tạo lại rễ mới cho cây để thay thế rễ cũ đã bị thối. Giúp cây hút được nước, hút dinh dưỡng từ đó ra đọt non mới xanh hơn, mập hơn.

Khi cây trồng đã ổn định, cây đã có rễ non mới, cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phục hồi trở lại.Nên bổ sung các loại dinh dưỡng dễ tan, dễ tiêu như ở giai đoạn đầu để tránh làm xót rễ non.

Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ triệt để nhà vườn nên sử dụng bộ giải pháp “Chăm sóc đất, bảo vệ rễ – WAO BOOM”.

  • Tiến hành pha bộ giải pháp WAO BOOM với 1000 lít nước. Mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (Lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán).
  • Sau 7 ngày tưới lại lần 2.

Sau khi tưới WAO BOOM, pH đất sẽ được cải thiện, nấm đối kháng sẽ được kích hoạt để tấn công và tiêu diệt nấm bệnh gây bệnh vàng lá thối rễ.

Đồng thời các chủng nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn có lợi sẽ kích thích và tái tạo bộ rễ mới chắc khỏe, mập mạp.

Sau khoảng 25 – 30 ngày cây sẽ bắt đầu phục hồi.

Vườn bưởi phục hồi sau 1 tháng xử lý bằng WAO BOOM
Vườn bưởi phục hồi sau 1 tháng xử lý bằng WAO BOOM

KẾT QUẢ PHỤC HỒI TRÊN CÂY CÓ MÚI

kết quả sau khi xử lý bệnh vàng lá thối rễ
Hình ảnh được gửi về từ anh Võ Tá Quyền ở Đồng Nai
cây cam bị bệnh vàng lá sau khi được xử lý bằng nấm đối kháng
Hình ảnh được gửi về từ anh Lộc Văn Sỹ ở Hàm Yên – Tuyên Quang

NẾU BẠN CẦN TƯ VẤN CHI TIẾT HÃY ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY !



    (Chỉ áp dụng cho các nhà vườn mới phát hiện chưa có giải pháp và nhà vườn bị vàng lá thối rễ nặng, xử lý không dứt điểm được bệnh cần hỗ trợ tư vấn giải pháp)

    Cảm ơn bạn vì đã luôn ủng hộ bài viết từ trang web của chúng tôi. Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào trên cây trồng hoặc một ý kiến góp ý nào xin hãy để lại thông tin và nói cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ tư vấn và ghi nhận ý kiến của bạn từ đó phát triển được cộng đồng này ngày một lớn mạnh hơn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.