Trước làn sóng an toàn thực phẩm, nói không với thực phẩm bẩn. Nhu cầu sử dụng các thực phẩm sạch, an toàn và rõ nguồn gốc xuất sứ của người tiêu dùng càng được đẩy cao.
Trên thị trường hiện nay, có người gọi rau sạch là rau hữu cơ, có người thì lại gọi là rau an toàn, rau tự nhiên. Vậy đâu là sự khác biệt giữa những loại rau này? Và làm thế nào để hiểu rõ khái niệm “sạch” giữa rau hữu cơ, rau an toàn, rau tự nhiên này?
Thứ nhất rau an toàn và rau hữu cơ CHUẨN thì đều được gọi chung là rau sạch. Cả 2 loại rau này đều an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, chúng ta có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên trong đặc tính sản xuất cũng như sinh trưởng thì vẫn có những điểm khác nhau cơ bản, hãy cùng tìm hiểu nhé:
1. Rau an toàn:
Là loại rau khi xuất ra thị trường đảm bảo:
Những chỉ số sau nằm trong giới hạn cho phép của khoa học :
– Dư lượng thuốc hóa học, thuốc BVTV
– Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng,
– Dư lượng đạm nitrat,
– Dư lượng kim loại nặng
Những loại rau này ở Việt Nam thường có chứng nhận VietGap.
Sản xuất rau an toàn dựa theo các nguyên tắc sau:
– Không trồng trên đất bị ô nhiễm,
– Không bón phân tươi, nước thải người
– Không tưới nguồn nước ô nhiễm, nước bẩn
– Không dùng thuốc BVTV liều cao, thuốc không được phép sữ dụng
– Không dùng quá nhiều phân đạm bón cho rau.
– Không dùng phân đạm trước khi thu hoạch 15-20 ngày
– Đảm bảo thời gian cách ly với từng loại thuốc BVTV.
Như vậy, sản xuất rau đảm bảo quy trình trên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày mà không cần quá lo nghĩ.
Ưu Điểm:
– An toàn cho người dùng
– Đa dạng sản phẩm
– Nguồn cung cấp ổn định
– Mẫu mã đẹp, ưa nhìn
Nhược điểm:
– Khó quản lý chất lượng sản phẩm
– Dễ lách luật
Chính vì vậy, mua rau an toàn nên đến các cửa hàng rau sạch có uy tín.
2. Rau hữu cơ:
Là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên theo quy tắc 6 không:
– Không trồng trên đất nhiễm hóa chất nông nghiệp
– Không sử dụng bón phân hoá học
– Không sử dụng thuốc BVTV
– Không thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng
– Không sử dụng thuốc diệt cỏ
– Không sử dụng giống biến đổi gen
Chính vì rau hữu cơ không được sử dụng các chất trên nên mọi người thường có cái nhìn không đúng về rau hữu cơ như:
– Nhìn phải cằn cỗi, không to mượt,
– Phải có vết sâu bệnh, thậm chí có sâu đang bò lổm ngổm thì càng tốt.
– Cần phải hiểu rõ rau cằn cỗi, không to, mượt là do đất thiếu chất dinh dưỡng, ăn cũng không được ngon và không cung cấp đủ dinh dưỡng; rau có vết sâu bọ ăn, có sâu là do rau bị bệnh
Nhược điểm của trồng rau hữu cơ:
Do rau hữu cơ khó trồng (phụ thuộc giống, thổ nhưỡng khí hậu…) nên:
– Không một đơn vị sản xuất nào trồng được đầy đủ các loại rau, củ hữu cơ
– Trồng theo mùa, không đa dạng về chủng loại
– Sản lượng chưa đồng đều, và số lượng chưa nhiều
– Giá thành cao hơn (từ sản xuất tới giá bán)
Hi vọng với cách phân biệt rau an toàn với rau hữu cơ phía trên sẽ giúp người tiêu dùng có cái nhìn tổng quát nhất về các loại rau quả.