Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng ngừa và xử lý sâu đục trái na

Sâu đục trái na là loài côn trùng gây hại mạnh trên cây na (mãng cầu). Sâu đục trái tấn công vào trái khi trái còn non, nên khi phát hiện ra chúng đã làm hư hỏng trái, gây thiệt hại lớn về sản lượng na.

Bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn nhà vườn cách phòng ngừa và xử lý sâu đục trái na hiệu quả. Mời nhà vườn cùng tìm hiểu.

1. Đặc điểm sâu đục trái na

Sâu đục trái na có tên khoa học là Anonaepestis bengalella. Nó là ấu trùng của một loài bướm đêm.

Sâu đục trái na có kích thước khoảng 20-22mm, đầu nhỏ màu nâu đen, thân màu xám đen. Chúng nở ra từ trứng mà thành trùng bướm đêm đẻ.

Thành trùng bướm đêm của sâu đục trái có màu nâu xám, cánh trước màu xanh ánh kim, sải rộng khoảng 26-28mm. Thành trùng cái hoạt động vào ban đêm, chúng đẻ trứng rải rác ở gần cuống trái và  trên các kẽ của trái na khi trái còn non.

Sau khi nở, sâu non đục vỏ trái chui vào bên trong để cắn phá, ăn phần thịt trái và thải phân ra ngoài. Chúng sẽ thải ra những hạt phân nhỏ ly ty màu nâu đen được kết dính với nhau thành từng cục, bám dính ở bên ngoài vỏ trái.

Bên trong một trái na sẽ có nhiều ấu trùng cắn phá. Khi đẫy sức, sâu hóa nhộng ngay bên trong trái. Ban đầu, nhộng có màu vàng nâu, khi gần hóa vũ sẽ chuyển dần sang màu đen.

2. Mức độ gây hại của sâu đục trái

Sâu đục trái tấn công và gây hại trái từ lúc trái na còn rất nhỏ (bằng ngón tay cái) cho đến khi trái lớn gần thu hoạch. Đặc biệt chúng gây thiệt hại nặng nhất nhất vào giai đoạn trái sắp thu hoạch.

Quả non bị sâu đục sẽ rụng sớm, quả trưởng thành bị thối và rụng, những quả chưa rụng cũng có chất lượng kém. Gây thiệt hại kinh tế lớn cho người trồng.

3. Biện pháp phòng ngừa và xử lý sâu đục trái na

Biện pháp xử lý:

  • Đối với những quả na đã bị sâu đục còn trên cây và cả rụng xuống đất, nhà vườn tiến hành cắt tỉa, thu gom và ngâm trong nước vôi 24h để diệt sâu non.
  • Tiếp đến, sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA phun đều lên thân cành lá quả để diệt trứng sâu chưa nở. Phun đẫm vào những vị trí mà thành trùng tập trung đẻ trứng. Nhà vườn phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Bao trái bằng túi vải hoặc túi lưới để hạn chế sâu đẻ trứng lên quả.
  • Phun phòng định kỳ bằng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA để diệt trứng sâu và sâu non vừa nở.
  • Thiết kế bẫy thành trùng treo quanh vườn.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái trong vườn như ong ký sinh, kiến vàng.
  • Chăm sóc cây phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, vỏ trái cứng cáp làm giới hạn sự xâm nhập của sâu hại.
  • Sau khi trái đậu cần tiến hành tỉa trái, loại bỏ những trái non méo mó, kém phát triển.
  • Thăm khám vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời dấu hiệu của sâu đục quả.

Sâu đục trái là đối tượng dịch hại nghiêm trọng trên cây na. Nhà vườn cần chủ động phòng ngừa từ sớm để hạn chế thiệt hại.

Tìm hiểu thêm:

Cách trị rệp sáp hại cây na hiệu quả an toàn nhất

Biện pháp phòng trừ ruồi vàng gây hại cây na

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.