Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng trừ bọ xít muỗi hại cây na mãng cầu hiệu quả nhất

Bọ xít muỗi là một trong những loài gây hại đa thực trên nhiều loại cây trồng, trong đó có cây na. Chúng tấn công lên cành lá quả gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng na.

Bài viết này WAO sẽ chia sẻ cho nhà vườn cách phòng trừ bọ xít muỗi cho cây na hiệu quả nhất.

1. Đặc điểm bọ xít muỗi hại na

Bọ xít muỗi gây hại trên na có tên khoa học là Helopeltis spp. Thuộc bộ cánh nửa Hemiptera, họ Miridae. Có hai loài bọ xít muỗi phổ biến là loài Helopeltis theivora có màu xanh lá cây và loài Helopeltis antonii có màu nâu đỏ.

Bọ xít muỗi trưởng thành có thân hình thon dài khoảng 6,5 – 8,5mm, với bộ râu dài quá thân mình. Trên ổ bụng có một cột sống đặc trưng, phía giữa ngực có gai nhọn, chân dài và mỏng như chân muỗi.

Bọ trưởng thành có thể sống từ 15-30 ngày, mỗi con cái có thể đẻ từ 30-50 trứng. Trứng được đẻ rải rác hoặc thành cụm trên thân cây, cuống lá non hoặc trên cuống quả.

Trứng bọ xít muỗi có màu trắng trong suốt, hình oval, dài khoảng 1mm. Sau khoảng một tuần, trứng nở ra ấu trùng.

2. Cách thức gây hại và mức độ nguy hiểm của bọ xít muỗi

Cách thức gây hại:

Bọ xít muỗi thường tấn công vào chồi non, lá non, quả non. Chúng dùng vòi chích xuyên qua các mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc, gây ra các vết hoại tử nơi mà chúng chích, các vết này ban đầu có màu chì sau đó chuyển sang màu nâu đậm, tạo thành sẹo trên cành lá, quả, làm cháy lá khô cành, rụng hoa, quả biến dạng, khô rụng.

bọ xít muỗi hại na

Thời điểm bọ xít muỗi chích hút thường vào sáng sớm và chiều mát, những ngày trời âm u chúng có thể hoạt động cả ngày. Chúng bắt đầu gây hại mạnh từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, nhất là các giai đoạn cây ra lộc non và hoa quả non.

Hậu quả khi bị bọ xít muỗi tấn công:

  • Những bộ phận bị bọ xít muỗi tấn công đều bị hoại tử.
  • Lá, chồi non bị cong queo, cháy đen, làm giảm hiệu suất quang hợp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây. Những chồi lá bị nặng sẽ khô rụng, cây xơ xác, không phát triển.
  • Những vết chích trên quả sẽ thành sẹo, lõm xuống làm giảm giá trị thương phẩm của quả. Những quả non bị chích sẽ rụng.
  • Bên cạnh đó, những vết chích này sẽ mở đường cho các loại nấm khuẩn gây bệnh xâm nhập gây bệnh nguy hiểm cho cây.
cách phòng ngừa bọ xít muỗi cây na

3. Cách phòng trừ bọ xít muỗi hại cây na

Khi cây na đã bị bọ xít muỗi tấn công, nhà vườn cần thực hiện biện pháp sau:

  • Tỉa bỏ những cành lá quả đã bị chúng gây hại nặng, để cây ra cành lá lộc non mới.
  • Sử dụng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS phun ướt đẫm thân cành lá quả. Phun tập trung vào những vị trí mà chúng thường ẩn nấp (dưới tán lá).
  • Phun liên tiếp 2-3 lần cách nhau 5 ngày.

Biện pháp phòng bọ xít muỗi cho vườn:

  • Tạo thông thoáng cho vườn, tránh để vườn ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của bọ xít muỗi trong vườn như kiến vàng, bọ ngựa, nhện, ong ký sinh.
  • Phun phòng bọ xít muỗi định kỳ 15-20 ngày một lần bằng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS. Vào các đợt cây ra lộc non, ra hoa quả non thì phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

CNX-RS là chế phẩm sinh học với thành phần chính là nấm xanh, nấm trắng. Có khả năng ký sinh lên thân, chi đốt của bọ xít muỗi để gây bệnh, khiến chúng ngừng ăn, ngừng tấn công và chết sau 2-3 ngày. Đây là sản phẩm sinh học, an toàn cho con người, môi trường và các loại cây trồng.

Bọ xít muỗi là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây na, do đó nhà vườn cần chủ động phòng ngừa từ sớm để hạn chế những thiệt hại do chúng gây ra.

Để lại thông tin để được WAO hỗ trợ tư vấn phòng trừ sâu bệnh miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.