Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng và trị bệnh đốm rong gây hại sầu riêng

Bệnh đốm rong gây hại sầu riêng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều nhà vườn không xác định được bệnh nên việc phòng trừ không mang lại hiệu quả làm các vườn cây sầu riêng ngày càng bị suy kiệt. Để quản lý tốt vườn cây, bà con cần nhận biết được đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trị thích hợp, bảo vệ năng suất cây trồng.

1. Nguyên nhân đốm rong gây hại sầu riêng

Bệnh đốm rong gây hại sầu riêng do một loại một loại tảo gây ra có tên là Cephaleuros virescenns gây ra.

2. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

Bệnh xuất hiện trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao.

Vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng, trồng mật độ dày khiến độ ẩm tăng cao, là môi trường thuận lợi cho bệnh đốm rong sinh sôi và phát triển.

Tuổi của cây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tấn công của nấm bệnh. Cây càng lớn tuổi, càng dễ bị nấm xâm nhập và gây hại.

Đặc biệt bệnh xuất hiện nhiều ở giai đoạn trước và sau thu hoạch bởi thời điểm này sức đề kháng của cây kém, cây suy yếu sau thời gian mang trái, dễ bị nấm bệnh tấn công.

3. Triệu chứng bệnh đốm rong gây hại sầu riêng

Bệnh đốm rong gây hại hầu hết các bộ phận của cây. Từ thân, cành, lá nhưng chủ yếu gây hại trên lá già.

Bệnh đốm rong gây hại ở lá sầu riêng
Bệnh đốm rong gây hại ở lá sầu riêng

Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn với kích thước 3-5mm màu đỏ nâu hoặc xanh xám. Quan sát hoặc sờ thấy trên vết bệnh có lớp lông nhung mềm, mìn mọc nhô lên trên bề mặt lá. Càng về sau vết bệnh chuyển màu sang màu xám nâu và khô lại.

Càng ngày, vết bệnh càng lan rộng ra, mọc chi chít và liên kết thành từng mảng lớn. Làm mô lá ở mặt dưới của vết bệnh bị hoại tử.

Bệnh đốm rong hại sầu riêng
Bệnh đốm rong hại sầu riêng

Bệnh đốm rong làm lá bị thô cứng, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, khiến cây còi cọc, sinh trưởng kém.

Biểu hiện bệnh đốm rong trên cây sầu riêng
Biểu hiện bệnh đốm rong trên cây sầu riêng

Trên thân, cành: Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở những thân và cành già của cây. Đầu tiên, vết bệnh là những chấm nhỏ có hình tròn hoặc hình bầu dục. Vết bệnh có lớp tơ màu xanh rêu, ở giữa tâm có là màu đỏ nâu.

Dần dần bệnh phát triển thành từng mảng, bị nặng có thể lan lên nhánh và cả trái.

Bệnh đốm rong gây hại khiến vỏ cây trên thân, cành bị nứt và khô. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sầu riêng.

4. Biện pháp phòng và trị bệnh đốm rong gây hại sầu riêng

Trị bệnh

Khi vườn xuất hiện bệnh đốm rong, bà con sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày. Bà con cho phun ướt đẫm thân cành lá để tẩy rửa mảng bám, rong rêu và diệt tảo gây hại, đồng thời tiêu diệt các loại nấm khuẩn và kích kháng cho cây.

Phòng bệnh:

Trồng với mật độ vừa phải, không trồng quá dày nhằm tạo độ thông thoáng cho vườn.

Bộ lá khỏe hạn chế bệnh đốm rong
Bộ lá khỏe hạn chế bệnh đốm rong

Cung cấp đủ nước, bón phân đầy đủ để cây phát triển khỏe mạnh, tăng đề kháng để chống lại các mầm bệnh hại tấn công.

Vào mùa mưa, bà con cần chủ động phòng bệnh bằng cách sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng định kỳ 15 ngày/ lần.

Sau mỗi vụ thu hoạch nên vệ sinh vườn cây, cắt bỏ và tiêu hủy những cành già, lá già nhiễm bệnh, phun Siêu đồng để rửa sạch rong rêu, mảng bám và sát khuẩn vết cắt.

Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Bạn cần biết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.