Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng trị bệnh thối nhũn trên cây mít

Bệnh thối nhũn trên cây mít do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh ban đầu là đốm màu nâu đen, sau đó bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen.

1. Triệu chứng bệnh thối nhũn trên cây mít

bệnh thối nhũn trên cây mít

Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.

Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh. Ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm nhỏ màu xám, sau đó cứ lan rộng dần ra xung quanh thành như vết dầu loang theo nhiều hướng, lan rộng hơn theo chiều dọc trái. Vết thâm tạo thành viền mờ từ xám đến nâu nhạt ở tâm lan ra hết toàn bộ diện tích bề mặt vỏ trái chỉ sau khoảng một, hai tuần.

Vào giai đoạn cuối, trên vỏ trái bệnh chuyển sang màu đen rồi màu xám, quệt ngón tay có thể lấy ra thứ “bột” bào tử nấm. Soi trên kính lúp hay kính hiển vi thấy từ bề mặt vỏ trái mọc ra rất nhiều túi bào tử. Trong trường hợp nấm Rhizopus nigricans đã hoàn tất sản sinh bào tử thì nước là con đường phát tán chúng vào đất.

2. Điều kiện phát sinh nấm bệnh gây thối nhũn trên cây mít

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước. Sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa. Đặc biệt, nấm Rhizopus nigricans có thể phát triển trong môi trường axit với độ pH thấp 2.2, những vết thương trên quả do trầy xước hay do ruồi đục quả tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm gây hại nặng.

3. Biện pháp xử lý và phòng bệnh

3.1. Biện pháp xử lý

Bà con sử dụng nấm xanh nấm trắng CNX-CN. CNX CN với thành phần chính là

Chaetomium là nấm đối kháng có khả năng tổng hợp 1 số chất kháng sinh như: chaetiglobusin, chaetoviridins, ritiorinols. Các chất kháng sinh này giúp cây tăng đề kháng và ức chế các loại nấm bệnh nguy hiểm như phytophthora và fusarium, pythium,…

Nấm Chaetomium ký sinh trực tiếp lên nấm bệnh sau đó tiết enzymes phá vỡ vỏ tế bào tiêu diệt chúng trong 24h. Ngoài khả năng tiêu diệt nấm bệnh Chaetomium còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt nhờ khả năng sản sinh ra một lượng chất ergosterol làm cho đất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo cấu trúc của đất,…

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG:

Pha 200 lít nước tưới đẫm gốc, kết hợp với Đặc hiệu tưới gốc 3in1 để kích rễ giúp cây phục hồi trong thời gian ngắn nhất.

Pha 50ml với 16-20 lít nước để phun phòng bệnh trên lá do nấm như nấm hồng, rỉ sắt, thán thư,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.