Cách phòng và trị Bệnh xoắn khuẩn ở động vật. Cùng tham khảo bài viết bổ ích này để có kiến thức phòng và điều trị bệnh xoắn khuẩn ở vật nuôi cho hợp lý bà con nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc, góp ý gì mong các bạn và bà con để lại cây hỏi. Chúng tôi sẽ hồi âm cho các bạn sớm nhất có thể.
1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:
Bệnh do các chủng leptospira gây bệnh cho nhiều loài gia súc và người. Đặc điểm của bệnh là sốt vàng da, đái ra huyết sắc tố hay máu, viêm gan, thận, rối loạn tiêu hóa và có thể bị sảy thai.
Xoắn khuẩn vào cơ thể động vật chủ yếu qua đường tiêu hoá. Động vật ăn uống phải các chất bài tiết, nhất là nước tiểu có xoắn khuẩn sẽ nhiễm bệnh. Vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua da và niêm mạc nguyên lành động vật bơi trong nước bẩn có xoắn khuẩn cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
2. TRIỆU CHỨNG BỆNH XOẮN KHUẨN:
Thời gian nung bệnh từ 10-20 ngày. Gia súc phát bệnh ở 3 thể:
– Thể quá cấp:
Bệnh phát ra đột ngột, con vật sốt cao, giảm hoặc ngừng nhu động dạ cỏ và ruột, mệt mỏi, mắt lờ đờ thích nằm, kém ăn hoặc bỏ ăn, táo bón. Niêm mạc và da vàng sẫm, nước tiểu cũng vàng. Thể này thường gặp ở gia súc có chửa, vật bệnh chết trong thời gian 3-7 ngày.
– Thể cấp tính :
Thường gặp ở gia súc non, sốt cao 40 – 41o C, mệt nhọc, ít ăn hoặc bỏ ăn, nhu động dạ cỏ giảm. Một số trường hợp sau giai đoạn táo bón, con vật tiêu chảy. Da, niêm mạc vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu vì có huyết sắc tố, đôi khi lẫn cả máu. Mí mắt, môi, má có hiện tượng phù thủng và hoại tử da. Con vật gầy nhanh, lông dựng và thiếu máu nặng. Bệnh kéo dài 5 – 10 ngày, tỉ lệ chết 50 – 70%.
– Thể mãn tính :
Xảy ra trên trâu, bò, dê mọi lứa tuổi. Vật bệnh chỉ thể hiện gầy yếu, lông rụng, thiếu máu, đôi khi có phù thủng ở mặt, ở yếm ngực, nước tiểu vàng, tiêu chảy dai dẳng. Gia súc chữa có thể bị sảy thai.
3. PHÒNG BỆNH:
– Cần xét nghiệm huyết thanh học xác định chủng leptospira gây bệnh tại địa phương để chọn loại vaccine tiêm phòng phù hợp. Hiện nay thường dùng là vaccin chết gồm 6 chủng gây bệnh phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phòng bằng vaccin nên kết hợp với chẩn đoán để phát hiện gia súc bệnh kịp thời cách ly tránh lây lan.
– Vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng Vimekon 1/200 định kỳ 15 ngày/lần.
– Chú ý diệt chuột trong khu trại chăn nuôi vì chuột mang mầm bệnh và làm lây lan bệnh giữa các khu trại.
– Kiểm tra huyết thanh học định kỳ để xử lý các trường hợp bệnh mãn tính.
4. ĐIỀU TRỊ ĐỘNG VẬT ĐÃ NHIỂM BỆNH:
Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau
– PenStrep 1g/ 20 kg thể trọng lượng
– Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng.
– Vime-sone 1ml/10kg thể trọng
Kết hợp thuốc kháng viêm Ketovet hoặc Dexamethasone và các thuốc trợ sức như Vitamin C, B.complex fortified để tăng hiệu quả trong điều trị.
Nguồn: Thuocthuy