Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng và trị rệp sáp trên cây sầu riêng

Rệp sáp trên cây sầu riêng gây hại quanh năm nhưng bình thường nó ẩn dưới rễ nên nhà vườn khó phát hiện. Thời điểm biểu hiện rõ nhất là khi sầu riêng trong giai đoạn xổ nhụy, trái non với những đốm trắng, chúng tấn công làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái cũng như sức khỏe của cây trồng. Ở bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn một số biện pháp để phòng và trị rệp sáp trên cây sầu riêng.

1. Đặc điểm của rệp sáp

Đặc điểm hình thái:

Trên cơ thể rệp sáp phủ đầy lớp sáp trắng và ở xung quanh mép rìa có nhiều sợi tua trắng.

Cách gây hại:

Sự gây hại của rệp sáp sẽ đi theo bộ 3: Rệp – Kiến đen – Nấm bồ hóng:

  • Rệp là loài di chuyển chậm chạp.
  • Kiến đen sẽ đảm nhiệm vai trò như chú xe ôm vận chuyển, mang rệp đi khắp nơi và rệp tiết ra chất ngọt mà kiến đen thích để trả công. Kiến đen tha đến đâu rệp gây hại đến đó, tha lên lá sẽ gây hại ở lá, tha lên cành sẽ gây hại ở cành, tha lên trái sẽ gây hại ở trái.
  • Đồng thời, chất thải của rệp tiết ra chứa rất nhiều đường ngọt sẽ thu hút đối tượng là nấm bồ hóng đến phát triển.

2. Tác hại của rệp sáp trên cây sầu riêng

  • Rệp sáp tấn công hầu hết các bộ phận của cây (rễ, lá, cành, bông, trái) nhưng gây hại rõ nhất và nặng nhất khi cây có bông và trái non.
  • Trên hoa, chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, làm hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.
Rệp sáp gây hại bông sầu riêng
Rệp sáp gây hại bông sầu riêng
  • Trên trái làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển.
Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng
Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng
  • Khi trái lớn rệp sáp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, đốm, mất thẩm mĩ.
Rệp sáp gây hại trái sầu riêng
Rệp sáp gây hại trái sầu riêng
  • Ngoài ra, rệp sáp còn phá hại dưới rễ, chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập vào gây bệnh thối rễ, xì mủ.
Rệp sáp gây hại rễ sầu riêng
Rệp sáp gây hại rễ sầu riêng

3. Biện pháp phòng trị rệp sáp cây sầu riêng

Biện pháp trị bệnh

  • Khi phát hiện có vườn xuất hiện rệp gây hại bà con dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rệp. Sau đó sử dụng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino acid phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày. Để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất, bà con nên phun xịt trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám.
  • Rệp sáp gây hại rễ sầu riêng, bà con cần làm ẩm đất sau đó tưới chế phẩm trị rệp sáp vào gốc kết hợp tưới cùng chế phẩm đặc trị nấm khuẩn và phục hồi hệ rễ sầu riêng bằng bộ giải pháp WAO BOOM.

Biện pháp phòng bệnh

  • Bà con sử dụng nấm xanh nấm trắng kết hợp amino k phun phòng định kỳ cho cây. Nhất là ở các giai đoạn cây ra bông, sau khi xổ nhụy và đậu trái non.
  • Chăm sóc cây khỏe mạnh, để chống chịu với sự tấn công của côn trùng.
  • Duy trì độ ẩm cho cây bằng cách phủ một lớp rơm xung quanh gốc vì rệp sáp xuất hiện nhiều trong điều kiện khô nóng, thiếu độ ẩm.
  • Thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng. Đối với những trái có quá nhiều rệp đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của chúng. Chăm sóc chu đáo để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.
  • Duy trì một số loài thiên địch có sẵn trong thiên nhiên không chế được rệp sáp như bọ rùa và ong ký sinh để chúng ăn thịt những con rệp này.
  • Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Có thể bạn cần biết:

Nếu vườn sầu riêng của bạn đang bị rệp sáp gây hại hoặc đang gặp bất kỳ vấn đề nào, gọi ngay vào Hotline 0978.497.345 hoặc điền thông tin để được WAO hỗ trợ kịp thời.



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.