Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách quản lý dinh dưỡng NPK cho cây ăn trái

cách quản lý dinh dưỡng

Vì sao phải có cách quản lý dinh dưỡng cho cây ăn trái. Vì mỗi loại chất dinh dưỡng trong đất đều có chức năng riêng biệt và cần thiết cho sự phát triển của cây. Khi thiếu hay thừa một trong số các chất này cây sẽ biểu hiện qua màu lá. Cần quan sát thường xuyên biểu hiện này để có thể chăm sóc cây tốt hơn nhé mọi người.

 Quản lý dinh dưỡng NPK

Cách quản lý chất đạm (N):

Cây trồng hấp thu đạm ở dạng NO3- và NH4+, đạm có nhiệm vụ giúp tăng trưởng lá, giúp lá có màu xanh bởi N là cấu trúc của diệp lục tố.

Đạm rất dễ bị rửa trôi, nhất là đạm dưới dạng NO3-. Đạm có thể di động từ lá già đến lá non. Thiếu đạm cây tăng trưởng kém, lá có màu xanh nhạt hay vàng, cây đâm tược kém. Cây thừa đạm lá sẽ có màu xanh đậm, dày, bóng, đậu trái kém. Bón đạm phải bón cân đối tỉ lệ giữa đạm NH4+/NO3- theo tỉ lệ 1/1, bón nhiều NH4+ có thể làm lá cong vẹo.

Xem thêm: Cách cố đinh đạm trong không khí gia tăng độ màu mỡ cho cây trồng

Cách quản lý chất lân (P):

Cây hấp thụ lân chủ yếu ở dạng H2PO4-, HPO42-. Lân thúc đẩy sự hình thành và phát triển của rễ, giúp cây ra hoa nhiều và có chất lượng trái tốt, tăng cường khả năng kháng bệnh cho cây.

Lân trong đất không bị rửa trôi. Trong cây lân di động từ lá già đến lá non. Thiếu lân cây sinh trưởng kém, lá có màu xanh đậm, lá già có màu tím hoặc đỏ, nhất là dọc theo gân ở mặt dưới lá. Lá có thể biến dạng, cành mảnh khảnh, rễ phát triển kém.

Cây thừa lân cây sẽ bộc lộ hiện tượng thiếu sắt, kẽm. Ở đất chua, lân dễ bị cố dịnh bởi sắt, mangan và nhôm. Bón nhiều lân sẽ làm giảm khả năng hấp thu đạm và các chất vi lượng của cây. Vì vậy so với N và K thì nên bón P ít hơn.

Xem thêm: Cách phân giải lân khó tan trong đất

Cách quản lý chất kali (K):

Cây hấp thụ kali ở dạng K+. Kali giúp cây chống hạn, kháng bệnh, làm cho cây cứng chắc.

Kali rất dễ bị rửa trôi. Trong cây kali di động từ lá già đến lá non. Thiếu kali cây sinh trưởng kém, lá mọc xúm xít do đốt ngắn, lá già có những đốm hoại tử và bìa lá trở nên mất màu, cháy khô, cây đâm tược kém, tược non có khuynh hướng teo lại, rễ phát triển kém, thân yếu ớt.

Cây thừa kali sẽ thiếu đạmvà làm giảm sự hấp thụ Ca và Mg. Bón N cao/K thấp thích hợp cho sự phát triển của thân và lá. Bón N thấp/K cao thúc đẩy sự sinh sản hoa, trái. Bón nhiều Ca làm giảm sự hấp thu K.

Xem thêm: Phân kali nào tốt nhất cho cây ăn trái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.