Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách tăng lượng mùn cho Đất

Mùn trong đất được hình thành do quá trình tích lũy và phân giải xác bã thực vật không hoàn toàn trong điều kiện yếm khí và các tồn dư sinh vật được các vi sinh vật đất phân giải. Thành phần của mùn gồm các hợp chất chính: axit humic, axit fulvic, axit ulmic và các muối của chúng, thường gọi là humin, fulvin hay ulvin.

Lượng mùn trong đất là yếu tố quyết định đến lượng dinh dưỡng dự trữ trong đất. Nó quyết định đến mức độ hoạt động của vi sinh vật cũng như độ xốp của đất,…

1. Vai trò của mùn trong đất

Mùn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành nên kết cấu đất. Lượng hợp chất mùn chính là những keo đất, những keo đất này có khả năng tạo thành màng bao bọc các hạt đất, gắn các hạt đất vô cơ lại với nhau giúp đất giữ nước và chất dinh dưỡng tốt hơn.

Mùn chính là các chất hữu cơ do vi sinh vật phân hủy mà thành, chúng sẽ mất đi khi bị khoáng hóa. Mùn cũng chính là thức ăn của vi sinh vật có ích. Bởi vậy, nếu chúng ta ngừng cung cấp chất hữu cơ thì lượng mùn lập tức giảm. Vi sinh vật có ích thiếu thức ăn nên hoạt động kém, kết cấu đất sẽ bị xuống cấp, thoái hóa,…

2. Điều gì sẽ xảy ra khi đất thiếu mùn

Khi đất thiếu mùn, lượng phân bón vô cơ được bón vào đất sẽ nhanh chóng bị mất đi do không có keo đất để giữ lại. Chúng sẽ bị bay hơi, thất thoát, gây lãng phí phân bón, cây trồng chỉ hấp thụ được một phần rất nhỏ. Thiếu mùn chính là lý do hàng năm nông dân vẫn phải gia tăng phân bón nhưng năng suất thì vẫn không đạt.

Thiếu mùn sẽ khiến vi sinh vật có ích bị hạn chế nguồn thức ăn nên phát triển cực kém. Thậm chí có thể là không hoạt động nếu đất quá ít mùn (đất thoái hóa). Khi vi sinh vật có ích tạm ngừng hoạt động chính là lúc vi sinh vật gây hại “lên ngôi”. Chúng ký sinh vào rễ cây để sinh sôi, phát triển, gây ra rất nhiều bệnh vùng rễ cây trồng.

Điều dễ nhận thấy nhất đó là mặt đất rất rắn, vón cục. Một số chất dinh dưỡng sẽ bị cố định vào trong đó nên sẽ rất vất vả cho rễ cây trồng. Rễ cây khó có thể xuyên qua được lớp đất cứng để có thể hút đủ dinh dưỡng và nước để nuôi cây. Rễ ra rất ít nên cành lộc mới cũng không không phát triển. Trong điều kiện thời tiết khô nóng thường xảy ra tình trạng đất “bê tông hóa” gây nghẹt rễ, cây trồng khô héo do không hút được nước và dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, đất thiếu mùn khiến khả năng giữ nước kém, vào mùa nắng cây luôn trong tình trạng thiếu nước, nhà vườn phải tốn rất nhiều chi phí và công sức để bổ sung nước cho cây.

3. Cách tăng lượng mùn cho đất

  • Giữ thảm thực vật che phủ bằng các loại cỏ, cây che phủ để tăng lượng mùn cho đất khi chúng chết đi, đồng thời hạn chế được rửa trôi mùn ở lớp đất mặt.
  • Bổ sung hữu cơ cho đất bằng phân chuồng, phân ủ và các loại vật liệu hữu cơ như thân chuối, thân ngô đậu, bèo, rơm rạ,…
  • Bổ sung thêm các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ để đẩy nhanh quá trình phân hủy, tạo mùn cho đất nhanh.
  • Tưới bổ sung thêm humic K-humate (là một thành phần của mùn) để tăng keo đất, ổn định pH.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.