Thời kì cây ra hoa, đậu quả là thời kì cây nhạy cảm nhất. Nếu chăm sóc không đúng cách sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng. Giai đoạn này chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng, vì vậy bà con nên chú ý bổ sung đủ chất cho cây trồng.
1. Xử lý tăng đậu quả.
Muốn cây thụ phấn, thụ tinh tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng trái non phải chăm sóc cây cho sung sức và phun thuốc hổ trợ ra hoa (cần nhất là Bo kết hợp với Canxi. giúp hoa thụ phấn tốt và cuống hoa, cuống trái mập & dai).
Sử dụng Phân bón lá A4 với thành phần là Bo và Canxi cao, cung cấp các thành phần dinh dưỡng dưới dạng NaNo giúp lá cây hấp thụ chất dinh dưỡng qua các vách tế bào nên cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá dễ dàng mà không cần quang hợp.
Rễ các loài cây có múi rất yếu, hay bị sốc nên khi cây đang ra hoa đậu trái thì không nên bón phân. Chỉ bón lại khi cây đang nuôi trái và nên chia bón làm nhiều lần. Trong quá trình phát triển của quả, cây sẽ có các đợt phát lộc. Khi phát lộc cây sẽ tự động rụng quả để dành dinh dưỡng phát triển lộc non. Vì vậy cần phải khoanh cành vào giai đoạn cây phát lộc để tránh rụng quả.
Chú ý: Thời kì hoa đang nở rộ hạn chế phun thuốc cho cây, tưới nước đủ ẩm thường xuyên cho cây.
Chống hiện tượng rụng trái quá nhiều. Có 2 đợt rụng trái sinh lý trên cây.
Đợt thứ nhất thường xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống. Đợt thứ 2 là khi trái có đường kính trái khoảng 3cm, đặc trưng là trái rụng không cuống.
– Hiện tượng rụng trái trên cây có múi gần như là tất yếu. Chính vì vậy kỹ thuật bón thúc rất quan trọng. Bón thúc dưới gốc khoảng 100- 200g phân N.P.K (20- 20- 15)/cây. Kết hợp phun xịt bổ sung dinh dưỡng trên lá để nuôi trái tốt nhất. Giai đoạn này nên dùng phân bón lá A4 vì thành phần của nó chứa đầy đủ các chất phù hợp để cung cấp cho cây thời kì này. Để chống rụng trái non và dưỡng trái làm vỏ trái sáng, bóng, đẹp.
Chú ý : Hiện tượng khi gặp mưa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do cây nhiều trái, thiếu dinh dưỡng lại bị “sốc nước”. Để tránh hiện tượng này cần tưới nước thường xuyên, bón phân gốc đầy đủ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trên lá.
2. Nuôi Trái.
Thời kỳ từ lúc trái còn nhỏ đến 4- 5 tháng: Thời kỳ này trái to chậm, có nhiều đợt rụng sinh lý nên cần chăm sóc như sau:
- Sử dụng phân gốc: bón ít khoảng 100g NPK 1-1-1 /cây. Tưới đều đặn 15 ngày /lần.
- Phun trên lá: Sử dụng phân bón lá sinh học A4 có chứa nhiều Canxi, phun sương đều tán cây. Phun 10 ngày /1 lần để nuôi trái, hạn chế hiện tượng rụng trái, khi trái đang lớn. Kết hợp CNX – RS để trừ nhện hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái.
Thời kỳ trái lớn: Thời kỳ này trái bắt đầu ”da lươn”. Tức vỏ trái sần lên, muốn trái to nhanh thì nên bón phân nhiều và phun bổ sung dinh dưỡng trên lá như sau:
- Phân bón gốc : khoảng 200g NPK 1-1-1/cây. Tưới đều đặn 15 ngày/lần.
- Phun trên lá: Dùng phân bón lá A4 phun sương đều tán cây 10 ngày /1 lần.
3. Đón và dưỡng đọt non.
Sau khi ra hoa khoảng 4- 6 tháng, cây có ra 1 đợt đọt non. Đọt non là thức ăn ưu thích của các loại sâu đặc biệt là sâu vẽ bùa, vì vậy trong vườn thường xuất hiện rất nhiều bướm. Bà con cần chú ý phun CNX-RS kịp thời để bảo vệ đọt non trước sự tấn công của sâu hại. Đồng thời để dưỡng mập chồi và xanh lá bà con có thể kết hợp phun với chế phẩm sinh học A4 để bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Phun 2 – 3 lần để phòng trừ sâu vẽ bùa, rầy và dưỡng đọt, nuôi trái trên cây.
Chú ý: click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp nhân viên tư vấn.
Tư vấn giúp tôi
Tin liên quan:
>>Xủ lý xoài rụng hoa, rụng trái non
>>Đặc trị thối trái, nứt trái trên cây có múi
>>Phòng trị thối trái trên cây nhãn