Rệp sáp hại cây na là vấn đề mà các nhà vườn trồng na gặp phải. Chúng là đối tượng dịch hại nghiêm trọng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và triệt để sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả na, gây thiệt hại kinh tế lớn cho nhà vườn.
Trong bài viết này, WAO chia sẻ cho nhà vườn cách xử lý rệp sáp hại cây na hiệu quả và an toàn nhất. Mời nhà vườn cùng tìm hiểu.
1. Đặc điểm của rệp sáp hại na
Rệp sáp là côn trùng thuộc Họ Pseudococcidae, Bộ Hemiptera. Rệp sáp hại na có chiều dài khoảng 3-5mm, cơ thể được bao phủ bởi một lớp sáp trắng. Con cái không có cánh, con đực có cánh.
Con cái thường bám chặt vào cành lá, quả để hút nhựa và đẻ trứng. Rệp non mới nở bám dính một chỗ để chích hút nhựa cây cho đến khi trưởng thành.
Rệp sáp xuất hiện trên cây trồng quanh năm, nhưng gây hại mạnh nhất vào mùa nắng, thời tiết nóng ẩm.
2. Biểu hiện và cách thức gây hại của rệp sáp trên cây na
Trên cây na thường xuất hiện rệp sáp rất nhiều, chúng tập trung nhiều nhất trên quả và đọt non.
Rệp sáp gây hại bằng cách bám trên cành lá, đọt non, hoa trái và cả rễ để chích hút nhựa ở những bộ phận này.
Chúng chích hút làm cho lá bị quăn, vàng úa và khô rụng, hoa bị thui rụng. Trên quả chúng bám với mật độ dày làm cho quả non bị rụng, khô tóp lại. Quả lớn bị sượng, nhạt, có mùi hôi, phẩm chất kém.
Bên cạnh đó, mật ngọt do chúng tiết ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, bám đen quả làm giảm mẫu mã của quả, giảm giá trị thương phẩm khiến na không bán được. Lá bị nấm bồ hóng bám kín, giảm quang hợp, cây kém phát triển.
Khi rệp sáp tấn công vào vùng rễ, chúng làm rễ bị phù, đứt mạch dẫn, còi cọc, không hút được nước và dinh dưỡng, khiến cho cây suy kiệt và chết.
Với những vườn trồng độc canh, mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch,… tạo điều kiện thuận lợi cho rệp sáp phát triển.
3. Cách trị rệp sáp hại cây na hiệu quả an toàn
Khi phát hiện na bị rệp sáp tấn công nhà vườn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chủ động cắt tỉa, thu gom những cành, quả đã bị rệp sáp tấn công nặng mang ra khỏi vườn.
- Sử dụng chế phẩm CNX-RS kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành, lá, quả, xịt đậm vào những vị trí chúng bám nhiều. Phun liên tiếp 3 lần cách nhau 3-5 ngày.
- Nếu rệp sáp tấn công dưới rễ, sử dụng chế phẩm CNX-RS pha với nước và tưới đậm vào vùng gốc, để xử lý rệp sáp dưới rễ. Không sử dụng Siêu đồng tưới vào đất.
CNX-RS là chế phẩm sinh học với thành phần là nấm xanh nấm trắng, sẽ ký sinh vào chi đốt, xâm nhập qua biểu bì để tiêu diệt rệp sáp. Kết hợp cùng Siêu đồng giúp bào mòn lớp vỏ sáp giúp nấm xâm nhập dễ dàng hơn.
Đây là dòng chế phẩm sinh học an toàn cho cây trái, môi trường và con người. Không gây nóng cho hoa và trái non.
*Cách phòng ngừa rệp sáp cho vườn
– Tạo thông thoáng cho vườn, tưới nước đủ ẩm, tránh để quá khô tạo điều kiện cho rệp sinh sôi phát triển.
– Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của rệp sáp trong vườn như bọ rùa, ong ký sinh,…
– Phun phòng rệp định kỳ 15-20 ngày/lần bằng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS.
Tìm hiểu thêm:
Biện pháp phòng trừ ruồi vàng gây hại cây na