Sâu đục trái là loại gây hại trên nhiều loại quả như ổi, nhãn, xoài, chôm chôm….Nó tấn công gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của trái. Khiến trái bị hỏng, bà con không thể xuất đi được, gây tổn hại đến kinh tế của nhà vườn.
Dưới đây, WAO xin chia sẻ cách xử lý sâu đục trái ổi bằng chế phẩm sinh học cho bà con tham khảo, cụ thể như sau:
1. Đặc điểm sâu đục trái ổi
Sâu đục trái ổi có tên khoa học là Conogethes punctiferalis.
Là ấu trùng của loài bướm đêm. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm và trốn trong tán lá vào ban ngày. Con bướm trưởng thành tương đối nhỏ, có kích thước dài khoảng 12mm, màu vàng và trên cánh có nhiều chấm đen.
Bướm thường bám trên chùm hoa để hút mật và đẻ trứng trên các lá đài của trái hoặc rải rác trên các trái non.
Sau khi trứng nở thành sâu non, sâu non đục ngay vào trái. Sâu non có đầu màu nâu đen, thân có màu hồng. Trên cơ thể có những sợi lông màu trắng.
2. Dấu hiệu gây hại của sâu đục trái ổi
Sâu đục trái gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của trái, từ khi trái còn non cho đến gần thu hoạch. Nhưng bị nặng nhất là thời điểm trái bằng ngón tay cái cho đến lúc trái bằng trái chanh.
Sâu gây hại lúc trái còn non là đục ăn hết phần ruột trái, kể cả hạt. Sau đó khiến trái bị khô đen. Trái trưởng thành, sâu tấn công làm méo mó, biến dạng và rụng ngay sau đó. Nếu không rụng thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng trái, không bán được. Ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nông dân.
Quan sát vị trí các vết đục của sâu ở trên trái thấy xuất hiện những hạt phân li ti, có màu nâu đen ùn ra ngoài. Sau đó chúng kết dính lại với nhau. Những vết thương hở này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn tấn công, gây thối trái.
Cách xử lý sâu đục trái ổi hiệu quả
Khi phát hiện ổi đã bị sâu đục trái tấn công:
Bà con sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA + FILY. Phun xịt ướt đẫm lên lá, trái 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Nó có tác dụng xua đuổi, tiêu diệt ấu trùng và làm ung trứng.
Để giảm thiểu thiệt hại, bà con cần chủ động phòng trừ bằng một số biện pháp như sau:
Tiến hành cắt tỉa cành lá, vệ sinh sạch sẽ đảm bảo vườn thông thoáng. Hạn chế sự trú ngụ của loài bướm đêm.
Bổ sung và cân đối dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, trái to, vỏ cứng cáp. Giảm thiểu sự tấn công của sâu.
Sau khi đậu trái, tiến hành loại bỏ những trái kém phát triển, méo mó. Khuyến khích chỉ nên để 1-2 trái/ chùm.
Phun chế phẩm WAO AKA và FILY định kỳ 10-15 ngày/ lần. Nhằm xua đuổi bướm trưởng thành, tiêu diệt ấu trùng và làm ung trứng.
Nuôi và phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái trong vườn như ong ký sinh họ Trichogrammatidae, kiến vàng..
Đặc biệt, bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện những vấn đề trên cây ổi để kịp thời xử lý.
Để lại thông tin để được hỗ trợ vấn đề trên cây ổi
Xem thêm:
4 nguyên nhân làm cây thối rễ và kém năng suất
Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên
5 loại phân hữu cơ sử dụng giúp thay thế 80 – 90% phân hóa học