Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách cải thiện độ phì nhiêu đất

Đất đai canh tác bây giờ đã biến đổi theo hướng xấu đi, không được tốt như những năm đầu nữa, trong khi nhu cầu của cây đã đòi hỏi cao hơn. Nếu không nắm được cách để duy trì sự bền vững cho vườn lâu dài thì sẽ dẫn đến việc chúng ta thường thấy nhiều vườn cây phát triển lên cực thịnh nhưng sau đó suy yếu xuống rất nhanh. Cũng như việc thầy thuốc khám bệnh, tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra cách xử lý. Đối với đất, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa đất sẽ giúp chúng ta đưa ra được cách làm phù hợp hơn. Từ đó tránh được tình trạng “ thầy bói xem voi” .

Đặc điểm của đất thoái hóa

Quan sát các phẩu diện đất rừng sau khi khai hoang cho thấy tầng A0 VÀ A1 ( phần thảm mục ) rất mỏng, thậm chí mất hẳn. Lớp thảm mục hoặc bị xói mòi hoặc bị gom làm củi đun không còn tác dụng bảo vệ tầng mặt. Lớp đất mặt kể cả đất đỏ Bazan và đất đỏ đá vôi đều nghèo mùn và sét. Hàm lượng các đoàn lạp nhỏ hơn 0.25mm tăng lên và đoàn lạp có giá trị nông học giảm mạnh ở các đất thoái hóa so với đất rừng. Sự phá vỡ cấu trúc tác động trước hết đến chế độ nước do các lỗ hổng mai quản bị cắt đứt, việc dẫn nước trong nội tại tầng đất trở nên gián đoạn , đất thường hay bị bí khí ướng và kết váng khi khô. Khả năng hấp thụ nước, giữ nước và chất dinh đưỡng ở đất mất cấu trúc trở nên kém do tính thấm giảm, quá trình rửa trôi sẽ bị đẩy nhanh.

Thực tế : rất nhiều trường hợp cây trồng sinh trưởng tốt trong những năm đầu ( giai đoạn kiến thiết thường là 1 đến 3 năm ) bước vào giai đoạn khai thác thì cây bị suy yếu .

Có thể giải thích :

Đất là mô/hố trồng được gom từ lớp đất mặt, lớp đất này tơi xốp, chứa nhiều chất hữu cơ, luýc trồng hố còn được bổ sung thêm nguồn hữu cơ từ bên ngoài , nên thời gian đầu bộ rễ khỏe phảt triển trong mô/hố  àcây sinh trưởng bình thường.

Tuy nhiên, khi rễ lan ra khỏi mô gặp phải lớp đất cứng hoặc chua khiến rễ kém phát triển hoặc bị hư hại. Khi hệ thống rễ yếu, cây không thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất dẫn đến cây sinh trưởng kém và thể hiện triệu chứng vàng đâu do thiếu dinh dưỡng.

Ngoài ra chúng ta phải nhìn nhận sự thật đất đai hiện nây đang bị xuống cấp ( thoái hóa ) không màu mỡ như trước nữa.

Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, khi đất  bi suy thoái khoáng sét trong đất bị phá hủy, đất mất dần cấu trúc, trở nên rời rạc, mềm nhảo khi gặp nước và kết dính đóng vàng khi khô, đất trở nên dẽ chặt, kém thông thoáng. Tình trạng suy thoái kéo dài, đất trở nên già cỗi, bạc màu và chua hơn. Đất suy thaois, hệ thống rễ bị thiệt hại nên không lấy được dinh dưỡng ( dù bón phân đầy đủ, lá bị vàng, cây phát triển kém. Nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, cây bị suy kiệt nặng hoặc bội nhiễm thối rễ dẫn đến chết cây.

Thoái hóa đất chỉ là kết quả, là biểu hiện mà chúng ta quan sát được. Bản thân đất không tự thoái hóa được. Thoái hóa đất là do nhiều nguyên nhân gây ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra thoái háo đất giúp chúng ta nhìn nhận được những thiếu sót của mình. Từ đó làm cơ sở để cải thiện độ phì nhiêu cho đất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.