Khi cây ăn trái bị nhiễm mặn, rễ cây không thể hút được nước, không hấp thu được dinh dưỡng, các quá trình sinh lý trong cây bị rối loạn, sinh trưởng của cây bị ức chế. Trường hợp cây bị nhiễm nặng, vượt quá khả năng chịu đựng, cây sẽ bị ngộ độc, lá bị cháy, rụng và cây héo, chết dần. Ngoài ra, khi cây bị nhiễm mặn, khả năng chống chịu bệnh kém nên thường dễ bị “bội nhiễm” với các tác nhân của nấm bệnh. Sinhhocvietnam.vn sẽ hướng dẫn bà con khắc phục
Khi nguồn nước tưới của vườn bạn bị xâm mặn và có độ mặn lớn hơn 1.5% trờ lên. Ngay lập tức ngưng ngay việc tưới nước cho cây lại. Sử dụng các biện pháp để rửa vườn :
1. Dùng nước ngọt tưới nhiều vào cây trồng bị nhiễm mặn
2. Sử dụng chế phẩm sinh học phao cứu sinh cho cây trồng bị nhiễm mặn
Hướng dẫn sử dụng Phao Cứu Sinh
Đối với cây ăn trái : 30-40ml/20 lít nước tưới kỹ dưới gốc theo tán lá.
Đối với lúa : 200ml sản phẩm dùng cho 1000m2 ( 1 công )
Đối với cây rau màu :30-40 ml/20 lít nước tưới kỹ vào gốc và cách 7 đến 10 ngày sử dụng 1 lần
Đối với đất bị mặn nhẹ :500ml sử dụng cho 2 công ruộng.
Đối với đất bị mặn nặng ( đất muối ) : 1 lít sản phẩm sử dụng cho 2 công ruộng và sử dụng hai liên tiếp ( 3 đến 5 ngày )
– Với công dụng cải thiện quá trình trao đổi nước, hút khoáng thông mạch giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
– Duy trì độ P(lân) liên tục trong đất, giúp quá trình Phosphoryl tạo năng lượng cho cây trồng bị nhiễm mặn chống lại tác động từ mặn.
Để chống lại tình trạng nhiễm mặn thì kiên quyết nhất là có biện pháp phòng chống, tránh để nguồn nước mặn nhiễm vào khu vực trồng trọt bằng cách cũng cố lại hệ thống bao ngăn mặn cục bộ, đồng thời xây cống đậy nắp lại khi nước mặn tăng cao vào những tháng nước nhiễm mặn. Bên cạnh đó, cần tiến hành nạo vét các kênh mương nội đồng để dự trữ nước ngọt trong mương hoặc dự trữ trong túi nilon dày đặt dưới gốc cây để tưới thời điểm mặn xâm nhập.
Đối với việc tưới nước cho cây cũng cần hết sức thận trọng, hạn chế tưới nước nhiễm mặn cho cây ăn trái khi nồng độ mặn trên 2‰, với các cây trồng mẫn cảm với nước nhiễm mặn thì không tưới khi nồng độ mặn trên 1‰. Để thực hiện được việc này thì trước hết, cần kiểm tra độ mặn của nước thật chính xác bằng dụng cụ chuyên dụng trước khi mang tưới cho cây.
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn trên các sông, rạch để có hướng xử lý kịp thời.