Đăng bởi Để lại phản hồi

Nhện đỏ trước mùa khô, cách lấy lại 3 phần năng suất trên cây có múi

Bước vào mùa khô tháng 4 – 8 là mùa của nhện đỏ trên cây có múi. Nhện đỏ gây hại khá mạnh, mạnh nhất ở những vườn phun nhiều hóa chất, ít thiên địch. Một số loài như bọ rùa, bọ cánh cộc,… là những loài rất tích cực ăn ăn trứng và thịt nhện đỏ trước mùa khô

Hình 1: Bọ rùa (bên trái), bọ cánh cộc (bên phải)

Để “canh” nhện đỏ, cần thăm vườn thường xuyên. Nếu phát hiện mạng nhện bám trên cây, phải tiến hành kiểm tra nhện đỏ núp ở mặt dưới lá khi chúng còn ít. Dùng giấy trắng sau đó rung cành cho nhện đỏ rơi xuống, hoặc sử dụng kính lúp. Lưu ý đến loại nhện đỏ có chấm trên lưng (nhện đỏ hai chấm), nếu xuất hiện loại này hiệu quả nhất vẫn là nấm xanh, nấm trắng. Thuốc hóa học rất khó diệt loại này.

Hình 2: nhện đỏ và trứng nhện gây hại trên cây có múi
Hình 3: nhện đỏ hai chấm

Nhện đỏ thường gây hại mạnh từ khi cây bắt đầu ra tược non cho đến lúc trái bắt đầu lớn, nhưng vào giữa tháng ba, đầu tháng tư đã bắt đầu có những biểu hiện của nhện đỏ gây hại. Nhện đỏ sinh sản cực nhanh trong thời tiết hanh khô (nhiệt độ cao, độ ẩm thấp). Giai đoạn này nếu mật độ nhện cao, trên cây sẽ gồm có cả nhện trưởng thành và rất nhiều trứng nhện. Trứng nhện rất khó tiêu diệt, chúng liên tục nở thành nhện con gây hại trên cành, lá, quả non và cả quả lớn.

Nhện đỏ rất nguy hiểm, chúng nhờn thuốc và kháng thuốc rất nhanh. Đối với thuốc hóa học, chỉ có loại cực độc mới có thể tiêu diệt hết cả trứng và nhện (loại thuốc cấm).

Vậy tại sao lại có hiện tượng nhện đỏ trước mùa khô nhờn thuốc, kháng thuốc như vây?

Không phải tự nhiên mà nhện đỏ có được khả năng tự kháng thuốc mà là do trứng nhện. Sau khi phun thuốc tiêu diệt nhện trưởng thành, toàn bộ trứng nhện phát triển trong môi trường thuốc nên khi nhện con nở ra chúng sẽ tự động thích nghi với thuốc (nhện kháng thuốc).

Khi bắt gặp nhện kháng thuốc, buộc nhà vườn phải thường xuyên thay đổi hoạt chất của thuốc, phun gối liên tục để làm giảm mật độ nhện. Trong trường hợp thuốc không có hiệu quả thì khi thời tiết thay đổi nhện cũng tự động hết, nhưng hậu quả khá nghiêm trọng. Ở những vườn nhện gây hại mạnh phần cuống và rốn quả sẽ khiến cho vỏ quả sần sùi, da lu, da cám,…

Giải pháp:

Đối với những vườn thường xuyên bị nhện gây hại, sử dụng CNX-RS (nấm xanh, nấm trắng ký sinh côn trùng) kết hợp với Amino acid phun 3 lần: lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ.

Khi cây cho trái cũng nên xịt thuốc 3 lần: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.

Với việc sử dụng hai loại nấm ký sinh côn trùng này, mật độ nhện sẽ giảm dần đến hết sau 2 – 3 lượt phun, trứng nhện khi nở ra ngay lập tức bị nấm xanh, nấm trắng ký sinh tiêu diệt nên không có khả năng gây hại. Tác dụng phòng đạt 15 – 20 ngày.

Không phun vào các thời điểm lá cây còn ướt, độ bám dính không cao.

Lưu ý: nên phòng nhện đỏ trước mùa khô, thời điểm thích hợp nhất là ngay sau khi hoa rụng cánh. Phun định kỳ 15 ngày/lần, tránh phun vào thời điểm sau mưa hoặc sau khi tưới nước.

Click vào tên sản phẩm để tìm hiểu thêm về cơ chế diệt trừ nhện của nấm xanh, nấm trắng.

Để lại thông tin để được tư vấn nhiều hơn về cách phòng trị nhện đỏ



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.