Đăng bởi Để lại phản hồi

Cây bị thối rễ – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bộ rễ là bộ phận rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nó đóng vai trò hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng từ đất để nuôi cây. Vì thế, nếu cây bị thối rễ sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của cây. Thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng chết cây. Việc biết đúng nguyên nhân sẽ giúp bà con có biện pháp phòng trị bệnh dứt điểm và hiệu quả hơn.

1. Nguyên nhân cây bị thối rễ

Thối rễ là bệnh do nấm Phytophthora, Fusarium tấn công gây hại thông qua các vết thương hở. Dưới đây là một số nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh thối rễ cho cây:

Nếu vườn không có hệ thống thoát nước tốt, kết hợp với đất chứa nhiều sét, nén chặt, kém thông thoáng khiến nước không tiêu được.

Đất bị úng vì nước bị giữ lại quá nhiều trong đất khi tưới hoặc mưa. Lúc này, rễ cây thiếu oxy để hô hấp, bị suy yếu và dễ tổn thương.

Bón nhiều phân chuồng chưa được ủ hoai mục:

Khi trời mưa, vườn ngập nước khiến phân chuồng phân huỷ trong môi trường thiếu oxy. Làm sản sinh ra các độc chất hữu cơ và khí H2S khiến rễ tổn thương nghiêm trọng.

Do canh tác độc canh lâu năm, lạm dụng phân thuốc hoá học mà không nuôi dưỡng, cải tạo đất.

Khiến cho đất thoái hoá, chai cứng, bạc màu. Vào mùa khô, nền đất cứng co lại khiến rễ bị đứt. Mùa mưa, đất chai cứng khiến độ thoát nước trong đất kém, vườn ngập úng làm rễ bị tổn thương.

Phần cổ rễ bị che lấp

Do bà con trồng cây bằng cách đào hố. Lúc đầu trồng không bị sâu nhưng sau một thời gian đất bị nén xuống, kéo gốc chìm sâu dần. Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng, làm rễ bị suy yếu. Đồng thời, khi rễ ăn sâu xuống dưới dễ bị úng nước và cây bị thối rễ.

Tuyến trùng cũng là tác nhân gây ra bệnh thối rễ.

Chúng tấn công làm tắc nghẽn mạch dẫn của rễ. Làm cho rễ cây không hút được nước và dinh dưỡng nên cây vàng úa. Những vết thương do tuyến trùng tấn công tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm khuẩn gây bệnh cho cây trồng.

Những lí do trên đều là điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora, Fusarium tấn công, gây bệnh thối rễ cho cây.

Gân lá chuyển màu vàng nhạt

2. Dấu hiệu cây bị thối rễ

Khi bệnh mới xuất hiện, lá cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá có màu vàng cam và dễ rụng. Khi có tác động nhẹ hay có gió, lá già ở phía dưới bị rụng trước, sau đó đến lá phía trên.
Bệnh thối rễ sẽ khiến chất lượng trái kém và sớm bị rụng. Bệnh nặng sẽ làm cho cây bị chết nếu không được “điều trị” kịp thời.

Ở rễ, cành cây nào xuất hiện vàng lá, tiến hành bới nhẹ lớp đất sẽ thấy rễ bị hư thối. Rễ bị thối từ ngoài vào trong, thối từ rễ cám rồi lan dần vào rễ chính. Rễ thối có màu nâu, dùng tay tùa nhẹ sẽ thấy lớp vỏ dễ bị tuột ra khỏi phần gỗ. Khi rễ bị thối, đồng nghĩa với việc cây mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng. Khiến cành cây bị vàng úa và có thể chết khô. Không có giải pháp kịp thời sẽ khiến lây lan, thối đen ở tất cả rễ, cuối cùng là chết cây hoàn toàn.

Rễ cây bị thối từ rễ cám rồi đi vào rễ chính

3. Biện pháp xử lý

  • Khi phát hiện cây mang bệnh, cần tiến hành tỉa bớt cành vàng. Nhằm giảm áp lực cho rễ và giảm sự thoát hơi nước cho cây.
  • Đối với những cây bị vàng lá do bị úng nước, nên xẻ rãnh thoát nước kịp thời cho cây rồi xử lý.
  • Đối với những cây bị sụt rễ, nên hạ bớt đất trong gốc rồi xử lý.
  • Đối với những cây bị tuyến trùng gây hại, cần xử lý tuyến trùng bằng WAO NEEM trước

Sau đó, bà con tiến hành:

  • Sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma để bón cho cây (Với những cây bị ngộ độc hữu cơ, bà con không cần bón thêm phân chuồng đã được ủ hoai cho cây nữa).
  • Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để tưới cho cây. Giúp diệt trừ nấm hại trong đất và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cây phục hồi nhanh chóng sau bệnh.

Cách phòng bệnh thối rễ

  • Giữ cỏ trong vườn và trồng thêm một số loại cỏ như vetiver, lạc dại, muồng vàng…
  • Hạn chế bón phân vô cơ, thay vào đó sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma để bón cho cây. Giúp đất tơi xốp, thoáng khí,…
  • Tạo hệ thống mương rãnh thoát nước cho vườn, tránh để vườn ngập úng.
  • Kiểm tra độ pH định kì để có những biện pháp thích ứng kịp thời.
  • Tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kì 3 tháng 1 lần. Để kiểm soát nấm khuẩn trong đất, nuôi dưỡng bộ rễ, ổn định độ pH trong đất giúp cây phát triển khoẻ mạnh.

Cây bị thối rễ có thể phục hồi lại như thường nếu kịp thời xử lý. Vì thế, khi thấy dấu hiệu vàng từ lá, bà con nên tiến hành kiểm tra rễ để nhanh chóng phát hiện và có hướng giải quyết. Hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.

Xem thêm:

Chanh dây bị vàng lá thối rễ xử lý như thế nào cho triệt để?

Ủ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bón

Ủ phân chuồng nhanh hoai mục bằng nấm trichoderma

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.