Đăng bởi Để lại phản hồi

Cây bưởi và kỹ thuật chăm sóc cây bưởi theo hướng an toàn bền vững

Cây bưởi là một trong những loại cây có múi phổ biến được trồng khắp các tỉnh thành ở nước ta. Đây là loại cây khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao. Tuy nhiên bà con cần nắm vững các kỹ thuật chăm sóc cây để có thể tạo ra nông sản năng suất chất lượng cao. Bà con có thể tham khảo một số giống bưởi được trồng phổ biến hiện nay như bưởi Diễn, bưởi năm roi, bưởi da xanh, bưởi lông cổ cò, bưởi Phúc Trạch,…

1. Chọn đất trồng

  • Đất có tầng canh tác dày từ 0,6m – 1m trở lên, giàu mùn (hàm lượng mùn từ 2- 2,5% trở lên).
  • pH = 5,5-6,5.
  • Đất phải thoát nước tốt, thành phần cơ giới: cát pha, phù sa ven sông, thịt nhẹ.
  • Không bị nhiễm mặn.
  • Mực nước ngầm dưới 0,8m.

2. Chọn giống

Chọn cây giống trồng thích hợp:

  • Cây giống bưởi được nhân bằng phương pháp ghép từ vườn cây đầu dòng, sạch bệnh virus. Tuy nhiên có thể trồng bưởi từ nhánh chiết nhưng phải đảm bảo nhánh chiết không mang mầm bệnh nguy hiểm như: Tristerza, Greening.
  • Cây giống được trồng trong túi bầu Polyme màu đen, chiều cao đạt 60 cm từ mắt ghép trở lên.
  • Cây không bị sâu bệnh. Tiêu chuẩn áp dụng cho cây giống bưởi (Citrus maxima) ghép mắt như sau:

+ Cây gốc ghép: Cây gieo từ hạt, cây giâm cành sạch bệnh. Gốc ghép phải có thân thẳng và cổ rễ ngay, đường kính gốc ghép từ 1,0 – 1,2 cm. Nên dùng bưởi để ghép bưởi.

+ Thân cây (phía trên vị trí ghép 2cm): Thẳng, vững chắc, thân phải tròn, không mang các vết thương cơ giới nghiêm trọng sâu đến phần lõi gỗ. Chiều cao cây giống: từ 60–80 cm.

+ Vị trí ghép: cách mặt bầu ươm 20–30 cm. Mối ghép đã hàn gắn, liền sẹo tốt.

+ Lá: Xanh tốt, có kích thước, hình dạng đặc trưng của giống, số lá hiện diện đầy đủ. Bộ rễ phát triển tốt có nhiều rễ tơ. Cây giống đồng đều, khỏe mạnh ≥ 95%.

+ Sâu bệnh: Không có triệu chứng của các bệnh: loét, ghẻ, chảy mủ và các loại sâu hại: thán thư, nhện, bọ trĩ, sâu vẽ bùa,…

3. Cách trồng, mật độ trồng:

Cách trồng:

  • Cây giống đã chuẫn bị sẵn (cắt bớt rễ, tỉa lá già, ..)
  • Trên mô (hố) đào lỗ kích thước lớn hơn bầu cây giống một ít.
  • Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lổ, đặt cây thẳng xuống giữa lổ, mặt bầu cây nhô cao 2-3cm, ém nhẹ đất, kéo bao nilon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước.
  • Cắm cọc giữ cây để xử lý côn trùng có thể gây hại bộ rễ non của cây bưởi. Chúng ta nên dùng thuốc Regent liều lượng theo khuyến cáo và trộn đều với đất trong hố để khử trùng.
  • Khi đặt cây phải xoay mắt ghép theo hướng chiều gió để tránh gãy nhánh.
  • Khi đặt cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ để cây dễ phát triển cành mới. Sau khi cành nhánh mới phát triển thì nên cắt bỏ các nhánh ban đầu nằm song song hoặc nghiêng sát mặt đất của cây chiết. Cây chiết có các cành phát triển cân đối thì có thể trồng thẳng đứng như cây ghép.

Mật độ trồng:

Thông thường khoảng cách trồng là 5m x 5m. Mật độ: 400 cây/ha. Tùy theo vùng đất trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp. Mật độ trồng ở ĐBSCL khoảng 40cây/1000m2 tương ứng với khoảng cách trồng 4m x 5m. Nếu có trồng xen ổi thì khoảng cách trồng bưởi khoảng 4 x 6 m và mật độ bưởi khoảng 35 cây/1000 m2.

Trồng vậy có ưu điểm là: trái bưởi ít bị nám nắng, tiết kiệm chi phí mua cây để chống cành, trái; năng suất thu hoạch những năm đầu cao. Tuy nhiên, do cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, cây có khuynh hướng vươn cao gây khó khăn trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh, thu hoạch và năng suất giảm ở các năm sau.

Lưu ý:  

Sai lầm mà bà con thường gặp khi trồng cây có múi là: Trồng sâu chôn chặt. Đây là lỗi ở khâu kỹ thuật trồng. Ngay phần tiếp giáp rễ và thân có hàng triệu van một chiều đi lên đó. Những gốc bị vùi phần cổ rễ thì cây không hấp thụ được nước và dinh dưỡng, làm cho cây bị yếu đi. Rễ dễ bị úng vì các tầng rễ mặt thiên hướng ăn sâu xuống, dễ bị vàng lá thối rễ.

Đặc biệt các vườn chăm hữu cơ trồng sâu quá thì nó thường xảy ra hiện tượng. Mỗi lần bón hữu cơ mình cứ vun vào, vun vào gốc. Khi mà hữu cơ chưa được phân hủy hoàn toàn mà gặp hiện tượng mưa lâu ngày. Hữu cơ sẽ được phân hủy trong môi trường ngập nước. Nó sẽ sinh ra khí H2S và các độc chất hữu cơ. Khi rễ hấp thụ những cái đó thì cây sẽ bị yếu.

4. Thời vụ

  • Vùng ĐBSCL trồng đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới nhưng phải phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh nhất là rầy chổng cánh tấn công các đợt đọt non. Chúng ta cũng có thể trồng cuối mùa mưa để hạn chế sâu bệnh hại nhưng cần phài tưới nước đầy đủ cho cây bưởi phát triển.
  • Thời vụ thích hợp trồng cây bưởi ở miền Bắc nước ta là vào mùa Xuân (từ tháng 2 – tháng 4), và mùa Thu (từ tháng 8 – tháng 10). Trong điều kiện chủ động nước tưới, trồng vào vụ Thu cây ổn định sinh trưởng, đến mùa Xuân năm sau cây sinh trưởng tốt hơn.

5. Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi

Tưới nước: Mùa khô cần thường xuyên tưới nước và phủ gốc giữ ẩm cho cây. Mùa mưa nếu mưa liên tục cần đánh rãnh thoát nước, tránh để cây bị ngập úng. Cây có múi có thể cần khoảng 64 lít – 135 lít nước trong một ngày tùy theo mùa và giai đoạn sinh trưởng (Theo nghiên cứu của đại học Arizona (Mỹ)).

Làm cỏ: Để hạn chế cỏ dại, khi cây chưa giao tán giữa hàng nên trồng xen các loại cây họ đậu đỗ. Vừa có tác dụng giữ ẩm, tăng đạm hữu cơ, vừa cải thiện thêm kinh tế. Ở gốc, nên phủ rơm rạ, cỏ khô hạn chế cỏ dại.

Cắt tỉa cành, tạo tán: Sau khi cây hồi hãm ngọn ở chiều cao 50 – 70cm, các chồi mọc ra giữ lại 3 – 5 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều quanh gốc. Tiếp tục hãm các chồi này để cây sinh cành thứ cấp. Ở giai đoạn cây lớn, nên cắt bỏ các cành già cỗi, tỉa các chồi vượt từ gốc, tạo dáng phân bổ đều về các hướng.

Chắn gió: Nên trồng cây keo đậu, keo tai tượng, cây muồng vàng làm cây chắn gió, trồng cách hàng cây trồng ít nhất 5m để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng. Trồng cây chắn gió vuông góc với hướng gió chính trong năm.

6. Kỹ thuật bón phân cho cây bưởi

Năm đầu tiên: Lượng phân trong hố còn dồi dào, chỉ cần tiến hành bón thúc bằng phân urê, pha loãng vào nước để tưới. Tỷ lệ 1%, tưới liên tục trong năm đầu. Mỗi lần cách nhau 20-30 ngày.

Năm thứ 2-3: Giai đoạn kiến thiết. Mỗi gốc bón 30 – 40kg phân chuồng + 300 lân nung chảy, bón 30% lượng phân cá (đạm cáđậu tương) và kali (chuối ủ), trichoderma.

Đợt 1: Cuối mùa mưa bón 100% lượng phân hữu cơ.

Đợt 2: Tháng 1-3 dương lịch bón 30% lượng phân cá (đạm cá, đậu tương) và kali (chuối ủ), trichoderma.

Đợt 3: Tháng 5-6 dương lịch bón tiếp tục bón 30% lượng phân cá (đạm cá, đậu tương) và kali (chuối ủ), trichoderma.

Đợt 4: Tháng 7-8 dương lịch bón 30% còn lại.

Tưới nấm rễ cộng sinhaxit humictrichoderma 1 năm từ 2 đến 3 lần.

Năm thứ 3 trở đi: Giai đoạn kinh doanh, cây cần nhiều dinh dưỡng hơn. Tăng lượng phân lên 50kg phân chuồng + 500g lân bón, 50% lượng phân cá (đạm cá, đậu tương) và kali (chuối ủ), tricodema.

Ngoài ra cũng cần phun bón 50% lượng phân cá (đạm cá,đậu tương) và kali (chuối ủ).

Tưới nấm rễ cộng sinhaxit humictrichodema 1 năm từ 2 đến 3 lần.

7. Phòng trừ xử lý sâu bệnh cho cây bưởi

Bà con cần tiến hành phòng trừ và xử lý các loại sâu bệnh như sau:

Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun chế phẩm sinh học bacillus định kỳ 1 tháng 3 lần. Nếu nặng tăng liều lượng.

Sâu nhớt: xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun bacillus thuringensis.

Nhện đỏ: xuất hiện vào mùa Đông và Xuân nên Phun chế phẩm Nấm xanh nấm trắng.

Nhện trắng: phòng bằng cách vệ sinh vườn mùa Đông, phun Nấm xanh nấm trắng

Sâu đục cành: xuất hiện từ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng bacillus thuringensis phun tưới dùng bơm vào lỗ sâu đục.

Sâu đục thân (tháng 5 – 6): bắt sâu trưởng thành. Dùng móc thép giết sâu non hoặc tiêm bacillus thuringensis vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh – vôi.

Sâu đục gốc (tháng 5 – 6): bắt sâu trưởng thành vào buổi trưa; tiêm bacillus thuringensis  tưới đẫm vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi với gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh vôi; nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.

Ruồi vàng (tháng 5 -11): Giăng lưới phủ, bao quả.

Sâu hại hoa: phun chế phẩm bacillus thuringensis  trước khi bung hoa.

Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Nấm xanh nấm trắng.

Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Nấm xanh nấm trắng.

Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.

Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cánh, phun Nano đồng + Vắc Xin.

Bệnh sẹo: Phun Nano đồng và Vắc Xin vào đầu mùa hè.

Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Nấm xanh nấm trắng hoặc chế phẩm Bacillus thuringensis.

8. Bảo quản và thu hoạch cây bưởi

Trái của cây có múi cũng cần phải bao sớm. Khi trái to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2-2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30 – 60cm, thủng hai đầu để bao quả có trọng lượng khi chín 0,7 – 4kg.

Dùng túi nylon bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy. Vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.

Khi trái được bao bằng túi nilon màu trắng trong, chất diệp lục ở vỏ trái vẫn hấp thu được ánh sáng và quang hợp bình thường như những quả để tự nhiên. Do vậy màu sắc của quả không thay đổi từ khi nhỏ tới chín, đảm bảo màu sắc hấp dẫn tự nhiên.

Đa số các loại côn trùng trưởng thành là bướm (ngài) đều bay theo phương ngang thẳng. Khi đậu vào trái được bao bởi giấy nilon để tiến hành đẻ trứng gặp bề mặt giấy nilon trơn, nhẵn nên bướm và trứng không bám được, do vậy hầu hết các loại sâu như: Bọ xít, xén tóc, bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy…được loại trừ khả năng gây hại.

Trái trong túi nilon phát triển bình thường ít bị sâu, bệnh phá hại có màu sắc đẹp, hấp dẫn, năng suất, chất lượng quả được cải thiện rõ rệt.

Thu hoạch: Nên thu hoạch khi trái vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuống trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt.

CHÚC BÀ CON MỘT VỤ MÙA BỘI THU !!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.